Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giao thừa – Đếm ngược đến lễ cúng Giao thừa

Hôm nay, Thứ Bảy 18/1/2025 dương lịch, tức Ngày 19 tháng Mười Hai âm lịch
Sắp đến Giao Thừa 2025 rồi! Chỉ còn:
10
NGÀY
6 giờ 39 phút 26 giây
Ngày diễn ra: Thứ Tư, 29/1/2025 (dương lịch), 1/1/2025 âm lịch

Vậy là còn khoảng 11 ngày nữa là đến Giao Thừa 2025 rồi (Số ngày được làm tròn). Để biết chính xác còn bao nhiêu ngày nữa đến Giao Thừa 2025 theo từng giờ, phút, giây bạn nên xem bản đếm ngược phía trên!

LỄ CÚNG GIAO THỪA

Giao thừa bắt đầu từ thời khắc 0 giờ: 0 phút: 0 giây, là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc.

  • Thời gian: Lúc 0 giờ: 0 phút: 0 giây chuyển giao giữa ngày cuối cùng năm cũ (thường là ngày 29 hoặc 30 âm lịch) sang ngày đầu tiên năm mới (ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán)
  • Tên chính thức: Lễ Giao thừa (Giao thừa, đêm Giao thừa, đêm Trừ tịch)

Ý nghĩa: Giao thừa là thời khắc mà các gia đình cùng làm lễ thắp hương cúng gia tiên, quây quần bên nhau để tiễn năm cũ đón năm mới, tổng kết những gì làm được trong năm cũ và cùng nhau lên kế hoạch cho năm mới. Đồng thời, mọi người cầu sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng cho tất cả thành viên trong gia đình.

Ngoài ra, Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Người ta quan niệm rằng đây cũng là thời gian để rũ bỏ những xui xẻo, ám vận cả năm, giúp tâm hồn được thanh tịnh loại bỏ muộn phiền, hy vọng vào một năm mới có nhiều đổi thay tốt hơn so với năm cũ. 

Le cung Giao thua
 
Để biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Giao thừa của bất kỳ năm nào khác, tra cứu ngay phần dưới đây! 

Lịch Vạn Niên

Hoàng đạo Hắc đạo Bấm vào ngày để xem chi tiết

Tháng 1/2025 dương lịch có tổng cộng 31 ngày tương ứng 4 tuần dư 3 ngày.

Bạn cần đổi ngày dương sang âm?

Xem lịch âm theo năm

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Giao thừa

Cúng Giao thừa là gì?

mtentop

Trả lời:

Cúng Giao thừa là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về của mỗi gia đình Việt.

Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là Trừ Tịch - tức lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo. Lễ Trừ Tịch được cử hành vào giờ Tý - từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Nên còn có tên gọi là Lễ cúng Giao thừa mà chúng ta vẫn thường nghe.

Lễ cúng giao thừa thực hiện vào lúc giao tiếp giữa năm cũ và năm mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Giao thừa tiếng Anh là gì?

mtentop

Trả lời:

Trong tiếng Anh, Giao thừa là "New Year's Eve".

Giao thừa cúng gì?

mtentop

Trả lời:

Lễ cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời cần chuẩn bị đồ lễ khác nhau:

- Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời: Tùy từng phong tục tập quán vùng miền mà có những lễ vật dâng cúng giao thừa ngoài trời khác nhau. Thông thường gồm:

  • 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng. Một số nơi có thể thay thế bằng 1 chiếc thủ lợn.
  • 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
  • 1 mâm ngũ
  • Bánh kẹo
  • Rượu
  • Trà
  • Nhang, đèn
  • Quả cau, lá trầu
  • 1 đĩa muối 1 đĩa gạo
- Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà: Tùy theo từng phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cúng giao thừa trong nhà có sự khác biệt.
  • Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc: Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là: Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà. Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.
  • Mâm cúng giao thừa ở miền Trung: Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như: Đĩa giò lụa Huế Đĩa thịt đông Đĩa gà bóp rau răm Bát măng khô ninh Đĩa dưa muối Đĩa chả Huế Đĩa thịt heo luộc Đĩa ram Dưa giá Bát miến Đĩa cá chiên...
  • Mâm cúng giao thừa ở miền Nam: Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội như: Canh măng tươi Canh khổ qua nhồi thịt Chả giò Củ kiệu Thịt kho hột vịt Gỏi tôm thịt Dưa giá Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm... Các loại đồ cúng chung khác: 1 đĩa trầu cau 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả 1 đĩa muối 1 đĩa gạo 3 hoặc 5 ly trà 1 bình hoa cúng Vàng mã Bánh mứt các loại tùy vào gia đình Nhang đèn... 

Có mấy lễ cúng Giao thừa?

mtentop

Trả lời:

Xưa nay người Việt quan niệm có 2 lễ cúng Giao thừa: Lễ cúng Giao thừa trong nhà và lễ cúng Giao thừa ngoài trời.

  • Lễ cúng Giao thừa trong nhà: Nghi lễ này thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời. Nó là đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn và là một hình thức lưu giữ sợi dây gắn bó giữa các thành viên, là sự tưởng nhớ của con cháu đối với thế hệ đi trước.
  • Lễ cúng Giao thừa ngoài trời: Nghi lễ này mới nhằm mục đích chính là tiễn đưa vị thần năm cũ và chào đón vị thần năm mới tới chăm lo việc cho nhân dân. Trong khoảng thời gian này, các vị hành khiển đi trên đường đều rất vội vàng, nên chỉ đi lướt qua mỗi hộ gia đình, vì thế mà mâm cỗ cúng thường để ở ngoài sân (hoặc ngay gần lối vào nhà). 

còn bao nhiêu ngày nữa đến... các ngày lễ tết khác trong năm

X