Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Lễ cúng Ông công ông táo – Đếm ngược đến 23 tháng 12 âm lịch

Hôm nay, Thứ Bảy 18/1/2025 dương lịch, tức Ngày 19 tháng Mười Hai âm lịch
Đến Lễ cúng Ông Công, Ông Táo 2026 còn:
387
NGÀY
6 giờ 50 phút 53 giây
Ngày diễn ra: Thứ Ba, 10/2/2026 (dương lịch), 23/12/2025 âm lịch

Vậy là còn khoảng 388 ngày nữa là đến Lễ cúng Ông Công, Ông Táo 2025 rồi (Số ngày được làm tròn). Để biết chính xác còn bao nhiêu ngày nữa đến Lễ cúng Ông Công, Ông Táo 2025 theo từng giờ, phút, giây bạn nên xem bản đếm ngược phía trên!

LỄ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, ngày nay được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” - vị thần đất, vị thần nhà và vị thần bếp núc. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

  • Thời gian: Ngày 23 tháng 12 âm lịch
  • Tên chính thức: Lễ ông Công ông Táo (Tết ông Công ông Táo, ngày Táo Quân)
Ý nghĩa: Lễ cúng ông Công ông Táo là nghi thức tâm linh được duy trì bao đời nay của người Việt. Dân gian cho rằng, Táo Quân không chỉ là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ mà còn là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.
 
Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả, cùng nhau trò chuyện về những gì đã qua cũng như hướng tới những kế hoạch khác trong năm mới sắp tới.

Ngay Ong Cong Ong Tao
 
Để biết còn bao nhiêu ngày nữa đến lễ cúng ông Công ông Táo của bất kỳ năm nào khác, tra cứu ngay phần dưới đây! 

Lịch Vạn Niên

Hoàng đạo Hắc đạo Bấm vào ngày để xem chi tiết

Tháng 1/2025 dương lịch có tổng cộng 31 ngày tương ứng 4 tuần dư 3 ngày.

Bạn cần đổi ngày dương sang âm?

Xem lịch âm theo năm

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Lễ cúng Ông Công, Ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo là gì?

mtentop

Trả lời:

Lễ cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Theo người xưa truyền lại, Táo Quân là vua bếp gồm có Táo bà và hai Táo ông, họ cũng chính là vị thần quyết định phúc đức của gia đình.

 
Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.
 
Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời (hoặc gọi ngắn gọn là đưa ông Táo về trời) luôn được tiến hành trọng thể.
 

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào?

mtentop

Trả lời:

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch (tức 23/12 âm lịch). Tuy nhiên, cuộc sống có nhiều thay đổi, vì vậy ngày giờ cúng Táo quân cũng linh hoạt hơn. Thời gian cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

Ngày ông Công ông Táo tiếng Anh là gì?

mtentop

Trả lời:

Ngày ông Công ông Táo tiếng Anh là "Kitchen Guardians" hoặc "Kitchen Gods". 

Cúng ông Công ông Táo ở đâu?

mtentop

Trả lời:

Nên cúng ông Công ông Táo ở bếp hay trên ban thờ? Có nơi cho rằng Táo quân là vị thần cai quản bếp núc, còn ông Công là thần linh cai quản đất đai trong nhà nên khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, cần phải bày 2 lễ, trong đó ông Công được cúng trên bàn thờ chính của gia đình, còn ông Táo thì làm lễ ở dưới bếp. Nhưng cũng có nơi cho rằng, việc cúng ông Công ông Táo chia làm 2 nơi, riêng ông Táo lại cúng lễ ở dưới bếp như vậy là không hợp lý.

Có quan điểm cho rằng, việc làm lễ cúng Táo quân ở đâu thực sự không quá quan trọng. Lễ cúng này có thể thực hiện tùy theo lệ thường của từng gia đình hay phong tục của từng địa phương. Việc cúng bái thần linh quan trọng ở lòng thành, chỉ cần gia chủ thành tâm thờ cúng là thần linh sẽ phù hộ độ trì.

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

mtentop

Trả lời:

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

  • Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
  • Tiền vàng, mũ áo.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo: Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn Táo Quân chầu trời, thông thường gồm:
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc hoặc có thể thay thế bằng gà luộc
  • 1 bát canh mọc
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống) 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

còn bao nhiêu ngày nữa đến... các ngày lễ tết khác trong năm

X