(Lichngaytot.com) Chú Đại Bi được mệnh danh là thần chú cứu khổ cứu nạn, chữa cả thân và tâm bệnh cùng vô vàn lợi ích khác cho con người. Càng nghe nhiều, đọc nhiều chúng ta càng đón nhận nhiều điều tốt đẹp.
Thực chất chú Đại Bi là một bài kinh, câu thần chú của Phật giáo Đại thừa căn bản. Bài kinh này minh chứng cho công đức của Đức Phật Quán Thế Âm (hay Quan Thế Âm Bồ Tát). Đây là thần chú quảng đại viên mãn, cứu khổ cứu nạn, cứu nhân độ thế, tiễu trừ tai ách.
Kinh chú Đại Bi chú gồm 84 câu, 415 chữ được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và khi tụng được trì niệm ở nhiều biến khác nhau.
“Biến” trong Đại Bi chú là gì?
Khi nhắc tới nhạc chú Đại Bi mọi người thường hay nhắc tới các biến như 5 biến, 7 biến, 9 biến hay 21 biến. "Biến" trong khái niệm này là 1 lần niệm hết bài chú. Theo đó, kinh Đại Bi chú có 84 câu, mỗi lần niệm hết 84 câu này thì được gọi là 1 biến. Nếu trì niệm bài chú lặp lại 5 lần gọi là 5 biến, lặp lại 7 lần là 7 biến... tức cứ lặp đi lặp lại bao nhiêu lần thì được coi là bấy nhiêu biến.
sà pó là fá yè. shù dá nā dá xià. ná mó xī jí lì duǒ, yī méng ā lì yē. pó lú jí dì, shì fó là léng tuó pó. ná mó·nā là jǐn chí. xī lì mó hē pó duō shā miē.
Thần chú này được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội của các Phật, Bồ Tát, các Thần và Vương.
Điển tích:
Kinh điển thuật lại câu chuyện nguồn gốc Chú Đại Bi giữa Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) và chư Phật: Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:
“Bạch đức Thế Tôn, con có Đại Bi chú Tâm Đà Ra Ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh tật, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.” Rồi sau đó đọc thần chú.
Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng sinh đều được quả chứng.
4. Lợi ích khi tụng kinh Đại Bi
Đại Bi chú có vô vàn lợi ích khác nhau, điều đó lý giải tại sao nó lại trở nên phổ biến, được nhiều người trì niệm hàng ngày như vậy. Cụ thể lợi ích chú Đại Bi như sau:
4.1 - Giải thoát khỏi 3 ác nghiệp
Chúng sinh nghe Đại Bi chú có thể thoát khỏi 3 ác nghiệp gồm: Khẩu nghiệp, Thân nghiệp và Ý nghiệp.
Thân nghiệp gồm: Không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm.
Khẩu nghiệp gồm: Không nói dối, không nói ác khẩu, không nói lưỡi hai chiều, không nói thêu dệt.
Ý nghiệp gồm: Tham, sân, si.
2.2 - Được đáp ứng những điều mong mỏi
Tụng kinh Đại Bi sẽ được thỏa nguyện những ước muốn trong cuộc đời, miễn là thành tâm trì tụng hàng ngày.
4.3 - Gột rửa tội lỗi trong ngàn vạn kiếp sinh tử
Trì niệm kinh Đại Bi có thể tiêu trừ tội lỗi trong hàng ngàn vạn kiếp sinh tử luân hồi. Tấm chân tâm được tất cả chư Phật, chư Bồ Tát và chư thiên chứng giám.
4.4 - Tái sinh vào cõi Phật
Khi chết đi, người tụng Đại Bi chú có thể được tái sinh vào cõi Phật y như mong muốn khát khao lúc còn sống.
4.5 - Tránh 15 hình thức chết và được hưởng 15 điều tốt đẹp
Phát tâm trì tụng kinh Đại Bi sẽ giúp tránh được 15 hình thức chết và được hưởng 15 điều tốt đẹp dưới đây.
Không phải chịu 15 hình thức chết:
Không bị chết vì tự sát (tự tử).
Không chết vì điên rồ.
Không bị chết đói hoặc thiếu thốn.
Không bị chết dưới kẻ thù kẻ địch.
Không bị chết vì bị áp bức, bỏ tù, bị đánh đập.
Không bị chết vì những bệnh hiểm nghèo.
Không bị giết trong trận chiến quân sự.
Không bị giết bởi hổ, sói, hoặc những con thú dữ.
Không chết vì nọc độc rắn độc hoặc bọ cạp.
Không bị đầu độc cho đến chết.
Không bị chết đuối hoặc bị thiêu chết.
Không bị giết bởi ma quỷ hay ác quỷ.
Không bị giết bởi những vụ lở đất hoặc những cây cối ngã.
Không chết vì phép thuật.
Không chết vì những cơn ác mộng do những người xấu gây ra.
Được hưởng 15 điều tốt đẹp:
Luôn giàu có và hạnh phúc.
Có trái tim tinh khiết và đầy đủ.
Sở hữu cơ thể khỏe mạnh.
Nhận được sự tôn trọng và giúp đỡ của người khác.
Sự giàu có của họ sẽ không bị cướp bóc.
Luôn được sinh ra vào thời điểm tốt.
Sẽ thấy Đức Phật và nghe Pháp ở nơi họ sinh ra
Luôn gặp những người bạn tốt.
Gia đình sẽ tử tế và hài hòa.
Nơi sinh sẽ luôn luôn có một vị vua tốt.
Thức tỉnh với ý nghĩa sâu sắc của Phật Pháp thích hợp mà họ nghe thấy.
Có được mọi thứ họ tìm kiếm.
Được những con rồng, thần linh và tinh thần tốt bảo vệ.
Luôn được sinh ra ở một đất nước tốt.
Không vi phạm những điều cấm đoán.
4.6 - Tiêu trừ mọi bệnh tật
Niệm Đại Bi chú thì tất thảy nhân bệnh trong Tam giới đều có thể được chữa khỏi. Tất cả chúng sinh đau khổ về tâm hay thân bệnh đều được giải cứu.
4.7 - Đạt được trí tuệ, định lực, sự tranh luận, không khuất phục trước ma quỷ
Trì tụng kinh Đại Bi có thể đạt được định lực vô hạn (trạng thái thiền định) và đạt được trí tuệ uyên thâm. Việc tu luyện sẽ không bị ma quỷ can thiệp.
4.8 - Luôn được thần phật bảo vệ
Đối với những người niệm Pháp và có lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, khi trì niệm Đại Bi chú sẽ được các vị thần phật luôn theo sát và canh giữ, bảo vệ.
4.9 - Nhanh chóng đắc quả
Người tụng và người nghe Đại Bi chú, người chưa đắc quả có thể mau chóng đắc quả. Những ai tu hành và sống theo pháp luật sẽ được che chở. Những người tu hành hoặc chư thiên trong vạn kiếp, những người chưa phát Bồ đề tâm có thể nhanh chóng phát tâm.
4.10 - Trở thành nguồn ban phước
Bản thân những người trì tụng Đại Bi chú đã là kho tàng công đức vô hạn, và họ sẽ trở thành nguồn phước báu đáng kinh ngạc của người khác, là đối tượng của sự kính trọng, ban phước gia ân.
4.11 - Trở thành kho tàng công đức vô tận
Đại Bi thần chú luôn chứa đựng vô lượng ý nghĩa và công đức cho ngàn vạn kiếp nhân sinh.
4.12 - Nhân duyên tốt lành
Đọc thần chú nguyện cầu Quan Thế Âm Bồ Tát mang tới những nhân duyên vô cùng tốt lành, gồm:
Chúng sinh yên vui; Trừ mọi tai bệnh; Sống lâu khỏe mạnh; Giảm trừ tai nạn; Diệt trừ nghiệp ác; Xa rời chướng ngại; Tăng cường công đức; Củng cố thiện căn; Lánh xa uế tạp; Thỏa mãn mong mỏi.
4.13 - Diệt trừ ác nghiệp
Trì tụng thần chú để diệt trừ ác nghiệp, mang tới công đức vô biên, nên thực hiện trong các trường hợp: trước khi qua đời; mở mang đất thờ Phật; gặp điều ác đức; hóa độ chúng sinh; tích cực tu hành; sám hối; gặp nguy nan bĩ cực.
Cũng có những trường hợp, dù cầu trăm ngàn lần thần chú này cũng không ích lợi gì, ví như tâm không thành ý nên sở cầu không được như sở nguyện như cầu vì hạnh phúc của mình, bất hạnh của người khác, cầu làm tổn thương người khác để có lợi cho mình.
4.14 - Cuộc đời bình an
Tụng Đại Bi chú, cầu tới cửa Quan Âm Bồ Tát tấm lòng mênh mông rộng mở, đại lượng thì sẽ thành người thiện, hướng về cái thiện, giữ mình khiêm cung, biết phân biệt phải trái.
Thiện nam tín nữ tụng chú phát quang bồ đề tâm, phổ độ chúng sinh, giải trừ ác nghiệp. Chay tịnh tâm hồn, thanh lọc suy nghĩ, một lòng hướng Phật thì đời sẽ bình an.
+ Chuẩn bị về tư tưởng, tinh thần trước khi trì tụng:
Trước tiên, khi trì niệm thần chú này, bạn nên thanh tịnh nơi thân, tắm gội sạch sẽ, trang phục nghiêm trang, gọn gàng.
Chọn 1 nơi yên tĩnh, thoáng đãng, sạch sẽ, quan trọng nhất là nơi đấy tạo cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu trong lòng.
Nếu có thể thì nên ăn chay, không nên sát sinh, nhớ phải giữ gìn giới hạnh.
+ Chuẩn bị về bàn thờ:
Tốt nhất, nếu có điều kiện bạn nên có một phòng riêng yên tĩnh để lập bàn thờ Bồ tát, trên đó có hình tượng Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt quay về hướng Tây. Nếu không ngồi trong phòng thờ, đối trước ban thờ thì bạn có thể ngồi đối trước ảnh Phật hoặc tượng Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm.
Trên bàn thờ tuy không bắt buộc nhưng nên có hoa tươi, trái cây, lư hương để cắm nhang, nước cúng. Nên để đèn sáng mỗi khi hành lễ. Có thể sử dụng chuỗi hạt gỗ để trợ lực khi trì tụng.
+ Chuẩn bị về tư thế ngồi, lạy:
Chỗ ngồi cũng phải sạch sẽ, có thể là một miếng đệm hoặc đơn giản là khăn bông xếp lại. Bạn có thể ngồi theo cách thức kiết già nhưng nếu gặp khó khăn thì có thể ngồi theo cách thức bán già.
Cách để tay: lòng bàn tay để ngửa hướng lên trên, bàn tay phải để lên trên bàn tay trái, hai đầu ngón cái đụng vào nhau. Mắt nên mở hé, nếu nhắm hẳn thì dễ rơi vào trạng thái hôn trầm, nếu mở lớn thì khó định tâm.
Có nhiều kiểu lạy khác nhau nhưng mục đích đều để tỏ lòng thành kính, lạy đứng lên ngồi xuống, rồi gập đầu có nhiều điểm rất bất tiện, không thích hợp cho không khí thiền đường.
Bạn có thể thực hành một cách lạy tương đối đơn giản trong khi hành lễ, là cứ ngồi theo tư thế hành thiền, kiết già hay bán già, khi lạy chỉ cúi gập đầu xuống sàn phía trước, kéo dài tư thế này một khoảng thời gian ngắn đủ để niệm một câu “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, xong ngồi dậy.
- Bước 2: Đảnh lễ Tam bảo, Quán Thế Âm Bồ Tát rồi chúng sinh
Con xin cung kính đảnh lễ Chư Phật mười phương (1 lạy).
Con xin cung kính đảnh lễ Pháp mười phương (1 lạy).
Con xin cung kính đảnh lễ các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cùng Tăng sư và các vị theo học đạo Phật (1 lạy).
Tôi xin cung kính đảnh lễ tất thảy các vị chúng sanh khác (1 lạy) mong các vị cùng tôi tu tập đoạn trừ hết phiền não, khổ đau mà sớm an lạc tự tại.
Sau đó phát nguyện rằng:
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau biết tất cả pháp.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được mắt trí huệ.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau độ các chúng sanh.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được phương tiện khéo.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau lên thuyền bát nhã.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm được qua biển khổ.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau được đạo giới định.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con mau về nhà vô vi.
Nam mô đại bi Quán Thế Âm, nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao, non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi, nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục, địa ngục liền mau tự tiêu diệt.
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ, Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu La, Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sanh, súc sanh tự được trí huệ lớn.
Kế đến lại xưng niệm danh hiệu niệm Phật A Di Đà.
Nam Mô A Di Đà Phật (21 lần).
- Bước 3: Đọc Đại Bi thần chú
Có thể mở nhạc kinh Đại Bi để đọc theo hoặc tự bản thân trì niệm.
Lưu ý: Khi tụng Chú, hãy nghĩ về một điều gì đó trong lòng. Có thể nghĩ về ông bà, cha mẹ, người thân già yếu, tâm thành kính tụng trì chú cầu sức khỏe, nguyện cho họ được khỏe mạnh, bình an.
Có thể nghĩ về những điều mình đang hướng đến, mong muốn đạt được, trong tâm quyết chí sẽ làm mà thành.
Có thể nghĩ về bệnh tật mà mình đang mang, cầu xin Đức Phật rủ lòng thương cho sức khỏe mau lành.
Có thể nghĩ đến những nỗi khổ đau mà bản thân mình hay người thân đang gánh chịu, xin Đức Phật chỉ đường vẽ lối cho thoát khỏi bể khổ trần gian.
Có thể khởi lòng thương xót chúng sinh đang bị đọa đầy nơi địa ngục, dùng ánh sáng từ bi của Phật Pháp hồi hướng cho họ sớm được luân hồi.
Cũng có thể khởi lòng thương xót những con vật sắp bị đưa đi giết thịt, hình dung mình đang ở bên cạnh, trì tụng cho chúng nghe.
Có thể nghĩ về người thân hay những người đang làm việc bất thiện, tụng Chú để giúp họ hồi hướng mà thoát khỏi chốn ác duyên, hoặc tỉnh ngộ mà có cơ duyên học đạo.
Duy trừ điều bất thiện thì Đại Bi chú có sức mạnh vạn năng vi diệu, có thể giúp cho chúng ta đạt được điều mình mong cầu.
6. Lưu ý quan trọng khi tụng kinh Đại Bi tại gia
- Chỉ nên tụng Đại Bi chú tại gia khi có bàn thờ Phật
Theo các chuyên gia tâm linh, chỉ nên tụng kinh Đại Bi tại gia khi đã có bàn thờ Phật. Nếu chưa có, không nên tụng ở nhà mà lên chùa sẽ được các chư Phật gia trì thêm cho sức mạnh.
Đại Bi chú do Phật bà Quán Thế Âm dùng Hồng danh 84 vị Phật chuyên diệt ma linh, tiễu trừ tà quỷ. Vì thế mà uy lực của bài chú rất lớn, khi nhiều người cùng trì tụng cùng pháp đàn, sẽ sinh luồng sức mạnh lớn hút hết linh hồn, âm linh trong phạm vi tác động... để đưa về cõi A Di Đà.
Tuy nhiên, một số vong linh còn lang thang cõi này, nghiệp duyên chưa dứt, còn phải tu hành để trả nghiệp hoặc còn trầm luân nơi lục đạo luân hồi.
Khi tụng tại gia, thần chú vẫn có tác dụng đến họ, nhưng không đủ lực mạnh để dẫn họ đi, mà vô tình như đánh vào người họ, công phu tu tập bị ảnh hưởng... sẽ sinh niềm hận. Lúc trì niệm không sao, nhưng coi chừng khi dừng lại, họ sẽ tìm cách "trả đũa".
Mỗi loại thần chú có tác dụng mạnh yếu và dùng trong các trường hợp khác nhau. Đồng thời bạn cũng nên hiểu rằng, tụng Đại Bi chú là đang nguyện trả nghiệp nên phải cân nhắc khi trì chú.
Nếu nghiệp quả còn nặng thì nên kiên trì trả dần dần, khó mà trả hết một lần được. Nếu có thể, bạn lên đi chùa và trì tụng chú ở chùa, sẽ được chư Phật gia trì thêm cho sức mạnh.
Những người yếu bóng vía cũng nên cẩn thận trước khi đọc thần chú, còn việc đọc kinh, làm theo lời Phật dạy thì được. Nếu muốn tạo phước, nên năng đi chùa, làm việc thiện là được.
- Các hình thức trì tụng Đại Bi chú
+ Tụng nhanh: Lớn tiếng, đọc rõ ràng, âm thanh trầm hùng, mục đích khỏi buồn ngủ tránh giải đãi, tránh tâm tán loạn. Nhờ âm thanh trầm hùng đó tạo nên sự mầu nhiệm đánh thức tâm Bồ đề của mình và những người xung quanh.
Vì thế, khi tụng Thần chú này, bao giờ cái tâm mình cũng phấn khởi, nghe mầu nhiệm hơn là tụng một mình. Cách tụng này dễ dàng cho những người mới hành trì.
+ Đọc nhép miệng, hoặc âm rất nhỏ chỉ người đọc nghe được.
+ Niệm thầm: tức “duy niệm”, niệm không ra tiếng, ngồi niệm bằng cách tư duy quán tưởng, nghĩ tới từng câu chú ngay lúc đó. Cách niệm này dành cho những vị hành trì lâu năm.
Theo Lịch Ngày Tốt, dù là dùng cách niệm gì đi nữa, luôn luôn nhớ cái tâm đại từ, đại bi của mình là niệm (Phật tính) trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, đều trong chánh niệm đều nghĩ đến Phật.
Đồng thời, không tạo nghiệp bất thiện như không sát sinh giết người hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham, không sân, không si…thì chắc chắn trong cuộc sống của chúng luôn luôn an lạc, không sợ hãi, không gặp chướng ngại.
- Nên tụng thần chú này vào lúc nào?
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta 2 điều mỗi khi trì tụng Thần Bi chú, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
Điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép. Tuy nhiên, khi tụng cần tập trung tĩnh tâm, tránh bị tác động bởi các vấn đề xung quanh.
Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng để cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật.
Một số quan điểm cho rằng, nên hành thiền ngày 2 buổi, buổi sáng sớm lúc mới rạng đông và buổi hoàng hôn lúc ngày chuyển qua đêm, còn nửa đêm thì nên thức dậy để đọc kinh Phật.
Đó là thời khóa biểu lý tưởng cho người tu tập, tuy nhiên nếu ta không có điều kiện thì chọn một thời khóa trong ngày cũng được.
7. Hiện tượng lạ khi tụng kinh Đại Bi và cách xử lý
Việc trì tụng Đại Bi chú mang lại rất nhiều lợi ích nhưng sẽ luôn có những chướng ngại có thể gây hoang mang cho một số Phật tử bước đầu học đạo.
Thông thường sẽ xuất hiện những hiện tượng lạ khi trì chú Đại Bi mà ai cũng có thể gặp phải dưới đây. Đồng thời, Lịch Ngày Tốt đưa ra cách khắc phục hiệu quả.
7.1 Trạo cự
Trạo cự có nghĩa là trong đầu có ý nghĩ lăng xăng. Nó xảy ra khá thường xuyên và bình thường đối với những ai mới thực hành việc trì tụng, không phải lo lắng.
Tâm không thể tập trung với các câu trì chú vì tâm bị các ý niệm lăng xăng chi phối. Cần nhận ra điều đó, không trốn tránh và tìm cách đưa tâm trở về trạng thái chánh niệm bằng cách trì chú trở lại như lúc đầu.
Cách xử lý:
Ngày khi nhận ra hiện tượng trạo cự thì không được tỏ ra tức giận hay chán nản, muốn bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình chẳng thể làm được như mọi người hoặc vội cho rằng mình không phù hợp.
Thay vào đó tập trung vào lời trì chú, theo thời gian, càng tập trung vào các câu trì chú thì trạo cự càng yếu suy. Kiên trì, bền bỉ và tinh tấn lâu ngày ta sẽ dễ dàng làm chủ tâm, vọng tưởng thưa dần, tâm được an trú, tịnh chỉ.
Toàn thân của bạn lúc này dù đang đi, đứng, nằm đều phải thả lỏng, chú tâm đọc hay niệm chú đầy đủ không thiếu sót, tai nghe tiếng rõ ràng, nếu đọc thầm thì tâm cũng nghe biết tỏ tường.
Các ý tưởng lăng xăng vẫn liên tục xuất hiện nhưng vì bạn chuyên tâm vào thần chú, không cố xua đuổi hay tức giận thì nó sẽ tự sinh rồi tự diệt, tự đến rồi tự đi mà bạn không cần phải tìm cách này hay cách kia làm gì.
7.2 Hôn trầm
Hôn trầm là hiện tượng người hay lắc lư rồi buồn ngủ khi đang trì tụng thần chú. Lúc này, ta có cảm giác lười biếng, niệm rời rạc, yếu ớt và từ đó có khoảng trống cho sự ngủ gục xen vào. Điều này xuất phát một phần từ thiếu chú tâm.
Hôn trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào tâm trạng uể oải, lừ đừ và chán nản. Đây là một tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường.
Cách xử lý:
Trong thời gian đầu khi tâm chưa thuần, hành giả cần tinh tấn, nỗ lực và kham nhẫn, không nên thối tâm và bỏ cuộc sớm. Khi hành giả thiết lập được chánh niệm, chú tâm vững chắc vào đề mục, tâm có phần an định thì hai chướng ngại này sẽ giảm thiểu dần. Tiếp tục công phu đắc định thì chúng sẽ chấm dứt.
Do vậy, chế ngự và chuyển hóa những trạng thái u ám, nặng nề của hôn trầm là việc cần thiết đối với mỗi chúng ta, nhất là người đang nỗ lực ứng dụng lời Phật dạy vào đời sống thực tế của mình để có an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.
Để đối trị hôn trầm, hành giả cần điều hòa thân tâm, phối hợp cả phòng và chống. Trước hết hành giả phải thiết lập đời sống quân bình, làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc.
Không ăn quá no, áo quần cần mềm xốp, không quá chật, nới lỏng thắt lưng, ngồi nơi thoáng mát, giàu dưỡng khí. Khi ngồi cần giữ lưng thẳng, cổ thẳng, thả lỏng các cơ bắp, thân tâm thư giãn hoàn toàn. Quan trọng là luôn duy trì sự chú tâm vào thần chú, khi phát hiện bị hôn trầm, hãy khởi sự lại từ đầu.
Nếu hôn trầm kéo đến nhiều lần, hành giả có thể tạm dừng trì chú để đưa tay xoa mặt, vuốt mắt, nhéo tai, xoa bóp tay chân, xoay người qua lại cho máu huyết lưu thông.
Sau đó tiếp tục trì niệm như ban đầu. Nếu hôn trầm chưa dứt, hành giả cần thay đổi oai nghi, đi rửa mặt và thiền hành (vừa đi vừa niệm chú) một lúc rồi quay về tiếp tục trì niệm. Sau nhiều nỗ lực mà vẫn hôn trầm, hành giả nên nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ một lát, sau đó tiếp tục công phu sẽ tốt hơn.
Ngoài ra ta cũng không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì tụng thần chú, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta theo cách nào đó.
Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.
7.3 Tán loạn
Ta gặp chướng ngại trong việc tĩnh tâm đọc thần chú vì thần trí ta hoang mang hoảng hốt không thể nào tập trung được, từ trước đến nay ta đã tìm thử đủ mọi phương pháp mà vẫn không kết quả. Đó gọi là tán loạn.
Tuy nhiên, không phải lo lắng vì kiên nhẫn niệm thần chú này sẽ là một phương tiện hiệu quả giúp ta an tâm, giải phóng tâm thức ta ra khỏi những vọng động, âu lo của cuộc sống thường nhật, chắc chắn đưa ta bước vào cảnh giới thiền một cách mau chóng.
Hãy tin rằng Thần chú sẽ giúp ta thăng tiến mau chóng vào những nấc thang thiền kế tiếp, vấn đề nhanh hay chậm là do duyên nghiệp của mỗi cá nhân, tuy nhiên kết quả là chắc chắn, vì trong Kinh Bồ Tát Quán Thế Âm đã từng cho chúng ta biết rằng Ngài chỉ mới nghe qua Thần chú này một lần, đã nhanh chóng chứng quả từ ngôi sơ địa lên ngôi bát địa.
7.4 Nghi ngờ
Nghi ngờ là để chỉ trạng thái nội tâm đặt nhiều câu hỏi rối ren trong lúc trì chú, lúc này trong tâm có nhiều câu hỏi như: "Không biết mình có làm được không?", hoặc nghi vấn về pháp hành: "Không biết cách này đúng chưa?", hoặc ngay cả nghi vấn về ý nghĩa: "Cái gì đây?".
Cần phải hiểu rằng đó cũng là một trong lúc chướng ngại, trở thành sự xâm chiếm, làm lu mờ tri kiến thanh tịnh.
Nghi ngờ cũng có thể xem như là một trạng thái khác của trạo cự, vì thế, những câu hỏi, những thắc mắc nên tìm cách giải quyết một cách rõ ràng thấu đáo trước đó.
Đức Phật ví nghi ngờ như thể bị lạc trong sa mạc, không nhận ra được các mốc điểm. Sự nghi ngờ đó được vượt qua bằng cách thu thập các lời hướng dẫn rõ ràng, có một bản đồ tốt, để giúp ta thấy được các mốc điểm vi tế trong vùng đất không quen thuộc của tâm thiền sâu kín, và từ đó biết được con đường phải đi.
8. Trì Đại Bi thần chú có bị vong theo không?
Nhiều người tìm đến với Đại Bi chú với mong muốn được thoát khỏi những bế tắc, khổ não không lối thoát trong cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng khi trì chú này dễ bị “người âm” theo và điều khiển một số hành động.
Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi sống tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một loại thân vật chất, tuy rằng đó là loại vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi người không thể thấy được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể tồn tại lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.
Theo ý tưởng như trên, chúng ta đã biết chúng sinh ở cõi âm, chỉ có sự chờ đợi tái sinh theo nghiệp duyên, không có việc tái sinh bằng cách dựa dẫm thâm nhập vào người khác.
Cho nên người tụng Chú mà bị người cõi âm dựa dẫm thâm nhập, là vì người đó phát tâm trì tụng mà không có Thầy hướng dẫn, không có phương pháp tu vững vàng nên không đạt chánh niệm, không nhất quán, nên thiên ma quấy nhiễu trở thành loạn tâm loạn ý.
Hiện tượng này lâu ngày trở thành một thói quen, đến giờ tụng Chú là có thiên ma quấy nhiễu, đối với người ít hiểu biết Phật pháp, người thế gian thì cho cho rằng người cõi âm hay "ơn trên, bề trên" xâm nhập, xưng Phật xưng trời với thế nhân là thế.
Để minh chứng cho vấn đề này cũng như thấy được sự kỳ diệu của Đại Bi chú, bạn hãy dành chút thời gian để đọc những Câu chuyện linh ứng chú Đại Bi có thật này để khảo nghiệm.