Theo quan niệm dân gian, những bé trai sinh ngày mùng một, bé gái sinh ngày rằm thường khó nuôi, khó dạy vì tính khí bướng bỉnh khác thường. Vậy điều này thực hư thế nào?
Từ xưa đến nay, trong dân gian thường lưu truyền những câu chuyện về vía lành, vía dữ. Nhiều bà mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm đốt vía cho trẻ sơ sinh khi con có hiện tượng quấy khóc, bỏ bú, giật mình để bé ngủ ngoan, hay ăn chóng lớn.
Thời xưa, các cụ thường gọi trẻ sơ sinh là thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, con Cún… Ngày nay, chúng ta cũng gọi trẻ sơ sinh bằng những “nickname” rất dễ thương như Bin, Nhím, Bi, Bống… Vậy sao không gọi luôn tên chính, mà lớn lên mới gọi?
Theo ông bà ta trẻ mới sinh trong vòng một năm, thời kỳ này là giai đoạn yếu đuối nhất trong cuộc đời người, do đó trẻ cần phải được chăm sóc cẩn thận về mọi mặt. Cũng chính vì điều đó, những điều cấm kỵ và những kinh nghiệm chăm sóc trẻ đã được dân gian truyền lại rất phong phú.
Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục này phổ biến ở Bình Trị Thiên và một số địa phương ngoài Bắc, còn ở Nghệ An, Hà Tĩnh thì trừ trường hợp ở rể, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ mình.
Từ thuở xa xưa, người ta nghĩ ra đủ mọi điều kiêng kỵ cho phụ nữ có thai. Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều phụ nữ phân vân trước những lời răn dạy của bà, của mẹ. Có thể thấy một điều rằng khá nhiều lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm ấy rất có ích cho sức khỏe. Nhưng không phải tất cả mọi lời khuyên đều có nghĩa như thế. Dưới đây là một số điều kiêng kỵ theo dân gian ta.
Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, ao ước sắp tới con mình đẻ ra cũng được như thế thì xin một cái áo, hay cái quần, cái tã cũ của đứa bé về sửa sang lại để dùng cho con mình.
Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ, đầy tháng và đầy năm, bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn.
Thìn và Tuất là đối xung; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi lại làm thành thiên la địa võng. Vì vậy, nếu dùng những tên có chứa các bộ chữ đó để đặt tên cho người tuổi Tuất thì vận mệnh của họ sẽ gặp nhiều bất lợi.
Theo lệ cũ chỉ sau khi đối chiếu gia phả, kiêng kị các trường hợp phạm huý (đặt tên trùng với tên huý của tổ tiên và thân nhân gần gũi nhất, kể cả nội ngoại) mới chính thức đặt tên huý cho trẻ sơ sinh, yết cáo tổ tiên và xin vào sổ họ.