Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào?

Thứ Năm, 06/06/2024 16:45 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo là những gì mà những bà nội trợ quan tâm nhất khi chuẩn bị cho việc cúng lễ trong ngày quan trọng 23 tháng Chạp.

Mỗi khi gần đến ngày 23 tháng Chạp, mọi người không khỏi phân vân không biết cần chuẩn bị lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào cho đúng.

Lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
 
le vat, mam co cung ong Cong ong Tao
 

Lễ vật

 
Theo các chuyên gia, để cúng được ông Công ông Táo đúng bài bản, trước hết phải chuẩn bị đúng về lễ vật.
 
Cần phải mua ba bộ mũ áo gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
 
Mỗi Táo quân cần thêm hia, hài. Cá chép thì thường sử dụng cá chép sống đựng trong chậu nước. 
 
Khi mua đồ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. 
 
Thắp hương và khấn vái diễn nôm hoặc theo các bài khấn trong sách. Làm lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu trời. và sau khi hương tàn thì hóa mũ áo và phóng sinh cá để làm phương tiện cho ông Công ông Táo chầu trời.
 
Ngoài ra, văn hóa đặc trưng vùng miền trong lễ cúng ông Công ông Táo 3 miền Bắc, Trung, Nam khác nhau. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
 
le vat va mam co cung ong Cong ong Tao
 

Mâm cỗ

 
Lễ vật và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ, không phải mâm cao cỗ đầy, không phân biệt giữa mâm mặn và mâm chay mà tùy thuộc hoàn toàn vào sự thành tâm của gia chủ. Đặc biệt mỗi vùng miền khác nhau cũng sẽ có cách bài trí mâm cỗ khác nhau cho phù hợp với tập quán và tín ngưỡng của địa phương. 
 
Tùy theo truyền thống gia đình, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..) để tiễn Táo công. Bạn có thể tham khảo: Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có những gì?
 
Nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
 
Khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có nơi lưu giữ phong tục vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Sau khi tiễn ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Kathy
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X