Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Thập Đại Đệ tử của Đức Phật: Cá nhân nào cũng đáng là tấm gương sáng để ta học hỏi

Thứ Sáu, 24/11/2023 17:34 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thập Đại Đệ tử của Đức Phật là những người có những hạnh nguyện không thể nghĩ bàn. Mỗi người sử hữu ưu điểm của họ vượt trội nhưng đều có điểm chung là lòng từ bi vô cùng lớn lao, cao đẹp.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Thập Đại Đệ tử của Đức Phật là ai?


Tìm hiểu cuộc đời Đức Phật chúng ta đã biết rằng trong suốt 45 năm giáo hóa, Người đã có vô số đệ tử từ xuất gia lẫn tại gia. Trong số đó có tới 1250 vị chứng được thánh quả A la hán. Đặc biệt có 10 vị mệnh danh là Thập Đại Đệ tử của Đức Phật và mỗi vị đều có điểm mạnh riêng của mình.
 
Thap Dai De tu cua Duc Phat Thich Ca
 
Mười vị Đại Đệ tử của Đức Phật là: 
  • 1. Ngài Xá Lợi Phất (Sariputra - Sariputa): Trí tuệ đệ nhất
  • 2. Ngài Mục Kiền Liên (Maudgalyayana - Moggallana): Thần thông đệ nhất
  • 3. Ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa  -Mahakassapa): Đầu Đà đệ nhất
  • 4. Ngài A Nậu Đà La (Aniruddha - Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất
  • 5. Ngài Tu Bồ Đề (Subhuti): Giải Không đệ nhất 
  • 6. Ngài Phú Lâu (Na Purna - Punna): Thuyết pháp đệ nhất
  • 7. Ngài Ca Chiên Diên (Katyayana - Kaccayana, Kaccana): Luận Nghị đệ nhất
  • 8. Ngài Ưu Ba Ly (Upali): Trì giới đệ nhất
  • 9. Ngài A Nan Đà (ANANDA): Đa Văn đệ nhất
  • 10. Ngài La Hầu La (RAHULA): Mật hạnh đệ nhất 

2. Những nét sơ lược về Thập Đại Đệ tử của Đức Phật

 

2.1 Tôn giả Xá Lợi Phất

 
Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai người bạn vô cùng thân thiết, họ sống ở hai ngôi làng liền kề gần thành Vương Xá, thủ phủ của Magadha,

Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên nổi tiếng là thông minh học giỏi, cả hai Ngài là môn đệ xuất sắc của một vị thầy nổi tiếng, đã đạt được những thành quả tột đỉnh của môn phái ấy. 

Họ rủ nhau theo học rất nhiều thầy và nói chuyện với rất nhiều vị nổi tiếng của Sa Môn và Bà La Môn, họ đi khắp Ấn Độ nhưng mãi vẫn không tìm được phương pháp để giải thoát khỏi cái chết.

Cho đến khi họ 40 tuổi, cả hai quyết định trở về quê, tá túc ở nhà người thầy cũ, họ bàn nhau chia nhau ra đi đi tìm, hẹn rằng ai tìm được trước thì nhanh chóng báo cho người kia.
 
Không lâu trước khi họ trở về quê, may mắn gặp được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi đến gặp Đức Phật để thọ giới, nghe những lời dạy và khai thị của Đức Phật, và lần lượt trở thành những vị A la hán trong thời gian ngắn.

Riêng Xá Lợi Phất đắc quả A la hán chỉ 4 tuần sau khi xin gia nhập giáo đoàn. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen là Trí tuệ bậc nhất. 

Ngài được xem là trưởng tử của đức Phật, là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đệ tử thay cho đức Phật và hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A la hán. Những năm cuối đời khi Đức Phật mệt mỏi, Ngài đã dặn dò 3 đệ tử là Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất và A Nan thay Ngài giảng Pháp.
 

2.2 Tôn giả Mục Kiền Liên


Mục Kiền Liên là con trong một gia đình Bà La Môn danh tiếng, sau khi cùng bạn quy y Phật, chỉ sau 7 ngày đắc quả A la hán, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định, khi Ngài đang sống độc cư trong rừng.

Mục Kiền Liên trở thành vị đệ tử có thần thông đứng đầu trong số 10 Đại Đệ tử của Phật Thích Ca. Mục Kiền Liên sở hữu sáu đại thần thông: Thần túc thông, Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mệnh thông và Lậu tận thông. Các đệ tử khác cũng có một số thần thông, nhưng thần thông của Mục Kiền Liên là toàn diện nhất. 

Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người. Ngài cùng với Xá Lợi Phất điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng đắc Thánh quả.

Ngoài ra, Mục Kiền Liên cũng có thể dùng công năng để biến hóa như Tôn ngộ không.

Nhưng giỏi tới đâu cũng không thể tránh được Nhân - Quả báo ứng, Ngài bị phái Ni Kiền Tử hãm hại bằng cách lăn đá làm Ngài bị tử thương. Đức Phật xác nhận Ngài Mục Kiền Liên đã nhập Niết Bàn ngay tại chỗ thọ nạn, nơi Ngài bỏ thân tứ đại.

Mục Kiền Liên mất hai tuần sau khi Xá Lợi Phất nhập Niết bàn, thọ 84 tuổi. Đức Phật nhập Niết bàn nửa năm sau khi hai đệ tử của Ngài qua đời, lúc đó Ngài đã 80 tuổi.
 
10 de tu cua Duc Phat co uu diem rieng
 

2.3 Tôn giả Ma Ha Ca Diếp 


Tôn giả Ma Ha Ca Diếp sinh ra trong gia đình phú hào Ni Câu Lự Đà Kiệt Ba thôn Sa La Đà, nước Ma Kiệt Đà, vốn tên là Tất Bát La Da Na vì thân mẫu ngài đi chơi quanh gốc cây Tất Bát La thì hạ sinh ngài nên lấy tên cây đặt cho con.

Đại Ca Diếp là đứa bé cực lỳ thông minh, 8 tuổi học văn học, toán thuật, thi họa, âm nhạc, thiên văn, tướng số... cùng các phép tế đàn 4 mùa, thánh điển Vệ Đà... Đại Ca Diếp thường không thích ở nơi đông người, muốn dành thời gian chỉ cho riêng mình. 

Khi phải vâng lời cha mẹ lập gia đình, Đại Ca Diếp cũng không chung giường với người vợ mới cưới là Diệu Hiền. Nhưng cả hai chung ý nguyện sống theo phạm hạnh nên dù là vợ chồng chúng ta cũng giữ sự thanh tịnh.
 
Mãi 12 năm sau, khi cha mẹ qua đời, Đại Ca Diếp rời gia đình đi tìm thầy học đạo, hứa sẽ trở về hướng dẫn Diệu Hiền khi tìm được minh sư.

Ở tuổi 30 Đại Ca Diếp vào rừng tìm đạo thì cũng là lúc Đức Phật Thích Ca thành đạo dưới cội Bồ Đề. Đại Ca Diếp chính thức bái yết Phật, theo Phật trở lại Tinh Xá Trúc Lâm, được Đức Phật đem pháp Tứ Đế, Thập nhị nhân duyên mà khai thị cho.

Sau khi xuất gia tu hạnh Đầu Đà trong 8 ngày liền, Ngài đắc quả A la hán.  Ma Ha Ca Diếp là người dốc lòng giữ gìn phạm hạnh, nên được Phật và Thánh chúng tôn xưng là bậc “Đầu đà đệ nhất”.

Thấy Đại Ca Diếp đạo cao đức trọng, Phật và giáo đoàn đều vị nể. Trọn giữ hạnh đầu đà, lúc nào Đại Ca Diếp cũng ở trong rừng già, kinh hành hoặc tọa thiền dưới gốc cây, quán xương trắng ở bãi tha ma chẳng quản nắng mưa, sương gió... mãi đến lúc tuổi già râu tóc bạc phơ, thân thể gầy guộc vẫn không bao giờ chểnh mảng.

Ngài tinh thông con đường thiền định, thường độc cư trong rừng dù tuổi đã cao.

Ngài được Đức Thế Tôn nhiếp hóa trước hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, được Thế Tôn cho là Đầu Đà đệ nhất. 
 
Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn 7 ngày, Đại Ca Diếp liền triệu tập hội nghị kết tập kinh điển trong suốt 3 tháng. Đại chúng nhất trí đề cử Đại Ca Diếp làm chủ tọa.
 
Sau hơn 30 năm cuộc kết tập kinh điển, cảm thấy cơ thể đã già yếu, mệt mỏi vì đã trên trăm tuổi, Đại Ca Diếp quyết định nhập Niết Bàn. Đại Ca Diếp tìm đến nơi A Nan đang du hóa để phú chúc pháp tạng, yêu cầu A Nan tiếp nối sứ mạng thừa kế truyền bá chính pháp, rồi đến 8 tháp thờ Xá Lợi phật để lễ lạy cúng dường. Sau đó Đại Ca Diếp mang theo y bát của Phật đến núi Kê Túc, ngồi nhập định và nhập Niết Bàn.
 

2.4 Tôn giả A Nâu Đà La 

 
Ngài được Đức Thế Tôn khen và đại chúng khâm phục là Thiên nhãn đệ nhất.

Ông tuy được ít nhắc tới trong các Kinh sách Phật giáo, nhưng ông là một trong những đệ tử của Đức Phật chuyên phát triển “Thần lực”, để có thể nghe, thấy và biết được nhiều thế giới vô hình lẫn hữu hình khác nhau, trong cái vũ trụ vô biên, cực kỳ phức tạp này.
 
Trong tăng chúng, Ngài nổi tiếng là bậc tu hành rất thanh tịnh, nhưng tật xấu của A Nậu Lâu Ðà là hay ngủ gật, có một lần đức Phật đang giảng Kinh thuyết pháp mà Ngài ngủ gục, bị Phật quở trách.

Ngài quá xấu hổ nên phát tâm tinh tấn dũng mãnh không ngủ. Bảy ngày bảy đêm không ngủ, mắt bị lòa. Ðức Phật thương xót mới dạy Ngài tu Tam muội Kim Cang Chiếu Minh. Không lâu, Ngài đắc được thiên nhãn thông, thấy rõ ba ngàn đại thiên thế giới, như thấy trái Am Ma La trên tay, được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.
 

2.5 Tôn giả Tu Bồ Đề


Theo truyền thuyết của kinh sách Đại thừa, Tôn giả chào đời ngay trong lúc gia đình ông dường như thiếu may mắn, tất cả tài sản vơi cạn, kho lẫm trống trơn một cách ngẫu nhiên. Trong khi gia đình ông hoang mang cho rằng đó là điểm rùi nên mới đi hỏi về ý nghĩa điềm lạ này thì được thầy tướng bảo rằng đó là điều cực lành.

Rồi nhân vì điềm “không” ấy khi ông xuất hiện trên cõi đời nên cha mẹ Ngài mới đặt tên cho Ngài là Tu Bồ Đề, nghĩa là Không Sanh.

Sau này, gia đình ông đúng là gặp nhiều điều may mắn, trở lại giàu có, nhưng Tu Bồ Đề không mấy thiết tha với tài lợi, bố thí hết thứ mình có cho người thiếu thốn.

Bố mẹ cho rằng ông quá kì cục, có tiền mà không biết xài, có áo mà không biết mặc, lại còn nói ngông, chẳng sợ người ta cười cho. Họ dọa, từ nay về sau, nếu không sửa đổi thì sẽ nhốt trong nhà.

Thế nhưng chính vì thế mà ông có thì giờ đọc và nghiền ngẫm tất cả những sách vở về triết học và tôn giáo hiện hành trên toàn lãnh thổ Ấn Độ; do vậy, cậu đã có một kiến thức thật rộng rãi về các vấn đề nhân sinh. 

Với trí thông minh xét thấy muôn vật đều hư giả, trống không, tự thể cũng mất khả năng chủ động, bởi thế khi gặp Đức Phật Tu Bồ Đề liền xin xuất gia.
 

2.6 Tôn Giả Phú Lâu Na

 
Tôn giả Phú Lâu Na vốn được gọi là "Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử". Tên của Ngài dài là để chỉ tài thuyết pháp của Ngài cũng trường mãn vô cùng. 

Ông xuất thân trong gia đình khá đầy đủ, thuộc hàng giàu có danh tiếng của Ấn Độ. Cha mẹ Ngài rất thương yêu, nhưng Tôn giả biết rằng ân ái, tài bảo thế gian rồi cũng phải đến lúc biệt ly mất mát nên ông cắt ái từ thân, quy y với Phật, phát nguyện suốt đời xiển dương chân lý.
 
Phú Lâu Na sau thời gian ngắn xuất gia ông chứng quả A la hán có thể phá trừ phiền não, dứt hết sanh tử, vận dụng thần thông, có thể đi các nơi tự tại hành hóa.
 
Khả năng biện tài ngôn luận của Tôn giả được Đức Phật khen ngợi: "Các ông cũng nên xưng tán Phú Lâu Na. Ta thường khen ông ấy là bậc nhất trong hạng người thuyết pháp. Vì ông ấy khéo thuyết pháp, tương lai sẽ ở tại quốc độ này thành Phật hiệu là Pháp Minh".

Đức Phật xác nhận rằng ông ấy không chỉ giúp Ngài tuyên thuyết chánh pháp, Phú Lâu Na thời quá khứ chín mươi ức cõi Phật đều hộ trì trợ tuyên Phật pháp, đều được xưng là Thuyết pháp đệ nhất.
 
10 de tu cua Duc Phat la tam guong sang
 

2.7 Tôn giả Ca Chiên Diên 

 
Tôn giả Đại Ca Chiên Diên là ngôi sao sáng trong Thập Đại Đệ tử của Đức Phật, Ngài là vị Thánh Tăng tiên phong trong công hạnh hóa giải những vấn đề hóc búa như thế.

Đặc biệt, Ngài chỉ dùng những ngôn từ hết sức bình dị, những câu nói giản đơn nhưng hàm chứa uy lực lớn lao, khiến họ tỉnh ngộ trở về với Tam bảo, sống một đời sống thanh thản an vui. 

Ngài có biệt tài dùng lời nói rất đơn giản khiến những ai vấn nạn Ngài đều phải thần phục.
 

2.8 Tôn giả Ưu Ba Ly 

 
Ở Ấn Độ, xưa kia chia thành phần xã hội ra làm 4 giai cấp: Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá, Thủ Đà La. Ưu Ba Ly vốn thuộc giai cấp nô lệ Thủ Đà La, suốt đời chỉ là nô bộc nhưng nhờ khả năng học hỏi gì cũng nhanh nên có thể hành nghề cắt tóc sau một thời gian học nghề.

Ông được vào cung thường xuyên cắt tóc cho các vương tử. Ngày Phật về thăm Ca Tỳ La lần đầu tiên ông cũng là người cắt tóc cho Đức Phật. Khi xuất gia, ông được các vương tử nhường cho xuất gia trước.

Ngài là người nô lệ đầu tiên được Phật cho xuất gia, thu nhận vào tăng đoàn. Ưu Ba Ly xuất gia không bao lâu thì đã tinh tấn tu đạo và khai ngộ. Chưa được một năm mà Ưu Ba Ly đã chứng được thánh quả và trở thành một bậc thượng thủ trong tăng đoàn với sự tôn kính của hai chúng tại gia và xuất gia.

Ngài được Đức Phật cho là đệ nhất Trì giới và được giao việc xử lý và tuyên luật và việc Ưu Bà Ly trở thành A la hán làm cho nhiều người kinh ngạc.  
 

2.9 Tôn giả A Nan Đà


Ngài là con người chú ruột của Đức Phật tức em họ của Ngài, xuất gia khi Phật về thăm hoàng cung.

Ngài nổi bật với điểm đặc biệt, đó là: “Sức học uyên thâm, trí nhớ vô cùng đúng, kiên trì chuyên chú cần mẫn, và khéo biết ý Phật”. 

Tôn giả A Nan Đà có trí nhớ cực tốt, ghi nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm Thị giả cho đức Phật.

Những bộ Kinh ngày nay chúng ta được đọc là do sự đóng góp của Ngài và năm trăm vị Thánh Tăng thời ấy đọc lại thành Kinh sau khi đức Phật nhập Niết bàn khoảng 3-4 tháng.
 

2.10 Tôn giả La Hầu Ha

 
Ngài là con trai duy nhất của Đức Phật và công chúa Da Du Đà La. Khi về thăm quê lần đầu tiên, Phật phương tiện tìm cách đưa La Hầu La đi xuất gia và giao cho Xá Lợi Phất dạy bảo.
 
Được Phật và Xá Lợi Phất từ mẫn giáo hoá, tập khí cương cường của giồng máu vương giả trong người La Hầu La mỗi ngày mỗi lạt phai và tánh tình lần lần trở nên ôn hoà nhu thuận.
 
Trong hàng Thánh chúng, La Hầu La là vị tu chứng trẻ nhất, lúc mới 20 tuổi. Ngài vừa vâng lời Phật bỏ tính ham chơi của tuổi trẻ, tu chẳng bao lâu La Hầu La liền chứng thánh vị. Sau khi nghe giáo huấn của Phật và Tôn Giả Xá Lợi Phất, La Hầu La đã dễ dàng loại trừ những trò chơi trêu chọc nghịch ngợm và gia công trau dồi oai nghi tế hạnh, để chứng thánh quả. 

Chiêm nghiệm lời Phật dạy, Ngài đã chứng được tận cùng của Mật hạnh và được Phật khen là Mật hạnh đệ nhất.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X