(Lichngaytot.com) Biết Tu Bồ Đề là ai trong 10 đại đệ tử của Đức Phật chúng ta sẽ ngả mũ kính ngưỡng trước con người chân thật, bình lặng, vô cùng từ bi của Ngài.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Tu Bồ Đề là con trong một gia đình giàu có ở thành Xá Vệ, kinh đô của vương quốc Kosala thời Ấn Độ cổ. Đúng lúc ông chào đời thì có người báo rằng vàng bạc châu báu trong kho đều biến mất.
Gia đình vô cùng hoang mang không biết đây là điềm lành hay điểm gở và họ đã vội mời thầy tướng đến xem. Nhà tướng số sau khi nghiên cứu kỹ càng quả quyết rằng:
Gia đình vô cùng hoang mang không biết đây là điềm lành hay điểm gở và họ đã vội mời thầy tướng đến xem. Nhà tướng số sau khi nghiên cứu kỹ càng quả quyết rằng:
- Đây là một điềm tốt vì trong nhà vừa sanh quý tử thì tiền bạc trong nhà đều trống trơn ngay khi cậu bé chào đời. Đó là biểu tượng cậu bé chính là đệ nhất giải không sau nầy. Chúng ta nên đặt tên cho cậu bé là Không Sanh.
Điều nầy rất là đại cát đại lợi và tương lai chú bé sẽ không bị danh văn lợi dưỡng thế gian ràng buộc. Hoặc chúng ta có thể gọi chú bé là Thiện Cát cũng tốt lắm vậy.
Sau những gì thầy tướng giải thích mọi người mới cảm thấy an tâm, bố mẹ cũng đặt tên cho đứa bé là Không Sanh hay Thiện Cát.
Đúng là kể từ khi cậu bé chào đời thì càng ngày gia đình lại càng giàu có. Khi cậu bé đến tuổi niên thiếu, cậu cũng cho thấy sự đặc biệt của mình khi luôn tìm cách để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn khi có cơ hội. Bao nhiêu tiền bạc bố mẹ cho đều được cậu mang đi biếu tặng người khác.
Thậm chí có lần bắt gặp người ăn xin không có áo che thân nên cậu đã cởi ngay áo ngoài của mình tặng cho, còn cậu thì chỉ mặc áo lót quần cụt đi về nhà. Bố mẹ không ngờ khi biết rằng ngay cả bộ đồ trên người cậu cũng mang cho đi.
Điều nầy rất là đại cát đại lợi và tương lai chú bé sẽ không bị danh văn lợi dưỡng thế gian ràng buộc. Hoặc chúng ta có thể gọi chú bé là Thiện Cát cũng tốt lắm vậy.
Sau những gì thầy tướng giải thích mọi người mới cảm thấy an tâm, bố mẹ cũng đặt tên cho đứa bé là Không Sanh hay Thiện Cát.
Đúng là kể từ khi cậu bé chào đời thì càng ngày gia đình lại càng giàu có. Khi cậu bé đến tuổi niên thiếu, cậu cũng cho thấy sự đặc biệt của mình khi luôn tìm cách để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn khi có cơ hội. Bao nhiêu tiền bạc bố mẹ cho đều được cậu mang đi biếu tặng người khác.
Thậm chí có lần bắt gặp người ăn xin không có áo che thân nên cậu đã cởi ngay áo ngoài của mình tặng cho, còn cậu thì chỉ mặc áo lót quần cụt đi về nhà. Bố mẹ không ngờ khi biết rằng ngay cả bộ đồ trên người cậu cũng mang cho đi.
Tu Bồ Đề lúc này mới giải thích rằng bản thân cảm thấy có kết nối chặt chẽ với mọi người, cậu thấy rằng cậu và người ăn xin đó không khác gì nhau cả nên mới đem những gì của mình để cho người ta.
Bố mẹ Tu Bồ Đề tức giận trách mắng:
- Con có tiền mà không biết xài đúng cách, có quần áo cũng không chịu mặc lại còn ngang ngược. Nếu có tiếp tục như thế thì ta sẽ nhốt trong nhà, không được ra khỏi cửa.
Thế nhưng Tu Bồ Đề vẫn vậy, vẫn tiếp tục bố thí tất cả những gì mình có, vậy nên bố mẹ đã nhốt luôn trong nhà, không cho đi đây đi đó nữa.
- Con có tiền mà không biết xài đúng cách, có quần áo cũng không chịu mặc lại còn ngang ngược. Nếu có tiếp tục như thế thì ta sẽ nhốt trong nhà, không được ra khỏi cửa.
Thế nhưng Tu Bồ Đề vẫn vậy, vẫn tiếp tục bố thí tất cả những gì mình có, vậy nên bố mẹ đã nhốt luôn trong nhà, không cho đi đây đi đó nữa.
Nhưng chính nhờ vậy mà cậu có nhiều thời gian ở nhà đọc sách, tìm hiểu về triết học và tôn giáo, tự trang bị cho mình một kiến thức thật rộng rãi về các vấn đề nhân sinh. Cậu thường lấy làm tự hào thưa với cha mẹ:
- Vạn tượng dầy đặc trong trong vũ trụ như đều hiện rõ trong tâm con, nhưng trong tâm con lại dường như trống rỗng, không hề có vật gì cả. Nếu trên thế gian này không có một bậc thánh đại trí đại giác thì ai cũng không đủ tư cách để cùng với con thảo luận về tâm cảnh của người giải thoát; ai cũng không thể thấy rõ được cái thế giới ở trong tâm con.
Cha mẹ biết rằng Tu Bồ Đề trẻ tuổi mà đã có những lời nói sâu xa, quả là không phải người bình thường.
Một lần nọ, Đức Phật đến giáo hóa tại thôn xóm của Tu Bồ Đề khiến mọi người bao gồm cả bố mẹ của Tu Bồ Đề cũng đi qui y với đức Phật cho dù họ đang là những Bà la môn giáo. Cậu thấy lạ hơn nữa khi bố của mình khen ngợi Đức Phật:
- Này Không Sinh! Con thường tự cho mình có trí tuệ, hiểu rõ được chân lí đời người, nhưng theo cha thì đối với đức Phật, con vẫn còn thua rất xa. Đức Phật không những là bậc đại trí tuệ mà còn là bậc đại từ bi, lại là bậc đại thần thông nữa.
Từ hôm đức Phật đến địa phương ta giáo hóa, hầu hết người làng đều qui y theo Người. Cha định nay mai sẽ thỉnh Phật về nhà ta để cúng dường. Cha hi vọng rằng, lúc đó, ở trước mặt Người, tâm cuồng vọng của con sẽ tiêu mất.
- Này Không Sinh! Con thường tự cho mình có trí tuệ, hiểu rõ được chân lí đời người, nhưng theo cha thì đối với đức Phật, con vẫn còn thua rất xa. Đức Phật không những là bậc đại trí tuệ mà còn là bậc đại từ bi, lại là bậc đại thần thông nữa.
Từ hôm đức Phật đến địa phương ta giáo hóa, hầu hết người làng đều qui y theo Người. Cha định nay mai sẽ thỉnh Phật về nhà ta để cúng dường. Cha hi vọng rằng, lúc đó, ở trước mặt Người, tâm cuồng vọng của con sẽ tiêu mất.
Tu Bồ Đề vẫn tỏ vẻ không phục cho rằng Đức Phật cũng chỉ là người bình thường nhưng trong lòng vẫn có chút tò mò.
Không đợi sang tới ngày hôm sau, vào buổi đêm hôm đó, chành trai trẻ đã một mình tìm đến chỗ Phật đang thuyết pháp. Lúc đó Ngài đang ngồi trên pháp tòa cao, bốn phía đèn đuốc sáng trưng, phía dưới là hàng ngàn dân làng đang ngồi.
Chàng trai nhận ra tướng mạo của Người vô cùng nghiêm trang, sáng chói. Mọi người xung quanh im lặng như tờ, họ cùng nghe Phật dạy:
Không đợi sang tới ngày hôm sau, vào buổi đêm hôm đó, chành trai trẻ đã một mình tìm đến chỗ Phật đang thuyết pháp. Lúc đó Ngài đang ngồi trên pháp tòa cao, bốn phía đèn đuốc sáng trưng, phía dưới là hàng ngàn dân làng đang ngồi.
Chàng trai nhận ra tướng mạo của Người vô cùng nghiêm trang, sáng chói. Mọi người xung quanh im lặng như tờ, họ cùng nghe Phật dạy:
- Mọi người chúng ta đều chung cùng một bản thân. Bản thể ấy không phân biệt nhân và ngã. Tất cả vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra. Không có một vật gì có thể tự nó tồn tại độc lập được. Ta và vạn pháp đã nương nhau mà tồn tại thì việc đem lòng từ bi và những ân huệ để bố thí cho chúng sinh, mới xem ra thì có vẻ như là vì người, mà thật ra thì chính ta cũng có được ích lợi lớn lao ...
Những lời nói của Ngài khiến Tu Bồ Đề cảm động, đợi đến khi buổi pháp thoại kết thúc, Đức Phật trở về tịnh thất, Tu Bồ Đề lén theo sau, muốn hội kiến với Phật mà không đủ can đảm, cứ đứng thập thò ở cửa tịnh thất.
Như thấu được tâm ý của Tu Bồ Đề, đức Phật lên tiếng:
- Là ai vậy? Xin mời vào phòng để chúng ta cùng nói chuyện.
- Bạch Thế Tôn! Dạ con đây! Con là Tu Bồ Đề, xin Thế Tôn thâu nhận cho con được xuất gia làm đệ tử của Người.
- Thế à! Thì ra Tu Bồ Đề là ngươi. Ta nghe nói ngươi là một thanh niên thông tuệ nhất trong địa phương này. Tốt lắm, người thông tuệ thì mới có thể tin nhận và hành trì giáo pháp một cách chân chính. Vậy việc này song thân ngươi đã biết chưa?
Chàng trai cho biết bố mẹ mình cực kỳ hoan hỉ nếu mình trở thành đệ tử của Đức Thế Tôn. Đức Phật hoan hỉ chấp nhận, đó chính là nhân duyên để Tu Bồ Đề sau này trở thành một đệ tử kiệt xuất trong tăng đoàn của đức Phật.
2. Sự tích về Tu Bồ Đề
Tìm hiểu Tu Bồ Đề là ai thì chắc chắn không thể bỏ lỡ sự tích về việc Ngài chỉ đi khất thực ở những gia đình giàu có, không đi tới gia đình nghèo khó.
Sau khi xuất gia theo Phật, mỗi sáng sớm tôn giả đi vào làng khuất thực và chiều đến thì theo Phật nghe pháp, tham thiền. Ngài cùng các vị Tỳ Kheo theo thứ tự mà xin cho dù đi một mình hay đi với chúng tăng, bất luận nhà đó cho hay không thì họ phải tuần tự qua hết.
Nhưng Tu Bồ Đề lại thường chọn ra một đường riêng cho mình, chỉ tìm đến nhà giàu, nếu đi qua khu nào thấy nhà cửa nhỏ hẹp hoặc nhà nào kinh tế nghèo cùng thì tôn giả không ôm bát đứng trước cửa, không thì thà để bụng đói chớ không đi khuất thực.
Ban đầu các tỳ kheo không lưu tâm đến việc ấy, nhưng lâu ngày họ mới phát giác hành động của tôn giả có vẻ lạ thường.
Một hôm, một Tỳ Kheo gặp Ngài trong thành Tỳ Xá Ly và mỉa mai rằng Ngài chỉ thích hỏi thăm người giàu có, chê thân thể đang béo lên mỗi ngày của Ngài.
Tu Bồ Đề giải thích rằng không phải bản thân không ưa người nghèo. Ông đến khuất thực nhà giàu, không phải vì tham thức ăn ngon. Thực ra là thấy họ đã sinh sống khó khăn, không còn dư đồ ăn để cúng dường, nếu bắt họ cố ý phát tâm thì khó quá, lại thêm gánh nặng cho họ.
Tu Bồ Đề nói rõ quan niệm của mình thì vị Tỳ Kheo kia mới thôi không nói nữa.
Trong tăng đoàn, người có phong độ tương phản với Tu Bồ Đề là Đại Ca Diếp. Trong khi Tu Bồ Đề chỉ xin nhà giàu chẳng xin nhà nghèo, còn Đại Ca Diếp thì chỉ xin nhà nghèo chớ không đến nhà giàu.
Thái độ khuất thực của Tu Bồ Đề và Đại Ca Diếp trở thành hai thái cực đối chọi nhau. Về sau Đức Phật biết được nên quở trách hai vị là cả hai không áp dụng đúng tinh thần bình đẳng của Phật giáo và cả hai hành động không hợp với phép khuất thực của đạo Phật.
Phật dạy: "Phép khuất thực chơn chánh là không chọn lựa nghèo giàu, không chê dơ sạch và oai nghi nghiêm túc thứ tự mà hành khất".
3. Vì sao Tu Bồ Đề là Giải Không đệ nhất?
Trong số thập đại đệ tử của Đức Phật chỉ có Tu Bồ Đề là đệ nhất giải “Không”, có nghĩa là người duy nhất thấu hiểu lý Không của Bát Nhã.
Chuyện kể lại rằng có lần Đức Thế Tôn đi ra ngoài khoảng 3 tháng, lúc này ngài A Na Luật dùng khả năng “Thiên Nhãn Đệ Nhất” của mình mới biết Ngài đi đến cõi Trời Đao Lợi Thiên để thuyết Pháp cho mẹ của Ngài.
Khi Ngài trở về, các đệ tử đều tranh lên trước để đón Ngài. Thậm chí, Thần thông đệ nhất trong các tỳ kheo ni là Liên Hoa Sắc còn biến thành hình dáng của Pháp Luân Thánh Vương để có thể thành người đầu tiên gặp được Đức Phật.
Thế nhưng khi quan sát các đệ tử vây quanh mình, Đức Phật nói: “Tu Bồ Đề, người lúc này đang ngồi trong hang động trên núi Kỳ Xà Quật (tức núi Linh Thứu), mới thực sự là người đầu tiên đón ta”.
Trong hàng Thánh chúng, Tu Bồ Đề dùng trí quán chiếu soi thấy tánh không của các pháp, thể chứng lý không, từ đó Tôn giả thường nói lý không và các oai nghi tế hạnh đều biểu thị lý không.
Trong lúc đang vá áo ở Kỳ Xà Quật trên núi Linh Thứu, tôn giả Tu Bồ Đề đã dùng trí quán chiếu biết Đức Phật du hóa phương xa sắp trở về. Ông định nhưng việc vá áo định đi đón Phật nhưng liền nghĩ rằng:
- Phật là bậc vô ngã, pháp thân không tịch vắng lặng, ngã và ngã sở đều không, tuyệt dứt đối đãi. Phật đã từng nói không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả, các pháp rỗng lặng pháp tánh biến khắp không gian và thời gian. Pháp thân Phật ở đâu mà chẳng có, vì thế ta đi đón Phật có thể bị Phật quở trách là người hành tà đạo.
Trong lúc đang vá áo ở Kỳ Xà Quật trên núi Linh Thứu, tôn giả Tu Bồ Đề đã dùng trí quán chiếu biết Đức Phật du hóa phương xa sắp trở về. Ông định nhưng việc vá áo định đi đón Phật nhưng liền nghĩ rằng:
- Phật là bậc vô ngã, pháp thân không tịch vắng lặng, ngã và ngã sở đều không, tuyệt dứt đối đãi. Phật đã từng nói không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả, các pháp rỗng lặng pháp tánh biến khắp không gian và thời gian. Pháp thân Phật ở đâu mà chẳng có, vì thế ta đi đón Phật có thể bị Phật quở trách là người hành tà đạo.
Nghĩ vậy nên tôn giả ngồi vá áo một cách bình thản như không có chuyện gì xảy ra.
Người thấy thể tánh rỗng lặng như như bất động, chính là người trực tiếp nghinh đón ta trước nhất. Trong giáo đoàn của Phật, chỉ có Tôn Giả Tu Bồ Đề nhận thức sâu sắc về không tánh của các pháp, hiểu thấu đáo không lý và thật chứng không trí, bởi thế Ngài được tôn xưng là bậc Giải Không đệ nhất.
4. Tiền kiếp của Tu Bồ Đề
Trong một kiếp tôn giả Tu Bồ Đề là một vị sư ở trong chùa, vì quá thương cảm những đứa trẻ bị bỏ rơi nên Ngài đã nhận nuôi chúng. Một toán cướp khi biết chuyện Ngài nuôi dạy những đứa trẻ nên nghĩ Ngài có tiền.
Thế nên chúng đến chùa, ép Ngài đưa tiền, nhưng vị sư cố gắng giải thích rằng ông không có đồng nào trong người, ông nuôi bọn trẻ bằng cách hàng ngày đi khất thực, có được bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu cho chúng.
Nhưng bọn cướp không tin, dọa rằng nếu ông không đưa tiền ra, chúng sẽ giết bọn trẻ. Trong khi Tu Bồ Đề thuyết phục rằng mình không có tiền thì bọn cướp bắt đầu giết lũ trẻ thật. Điều này khiến Tu Bồ Đề vô cùng đau khổ nhưng không thể làm gì. Cho tới khi chúng giết hết bọn trẻ mới nhận ra là ông ta không có tiền. Sợ hãi vì sự thật này, chúng liền bỏ chạy.
Chỉ còn Tu Bồ Đề ở lại với nỗi đau đớn và oán hận của mình, ông phát ra tâm hận con người ác độc, thiếu niềm tin, tham lam…
Thế nên chúng đến chùa, ép Ngài đưa tiền, nhưng vị sư cố gắng giải thích rằng ông không có đồng nào trong người, ông nuôi bọn trẻ bằng cách hàng ngày đi khất thực, có được bao nhiêu dùng hết bấy nhiêu cho chúng.
Nhưng bọn cướp không tin, dọa rằng nếu ông không đưa tiền ra, chúng sẽ giết bọn trẻ. Trong khi Tu Bồ Đề thuyết phục rằng mình không có tiền thì bọn cướp bắt đầu giết lũ trẻ thật. Điều này khiến Tu Bồ Đề vô cùng đau khổ nhưng không thể làm gì. Cho tới khi chúng giết hết bọn trẻ mới nhận ra là ông ta không có tiền. Sợ hãi vì sự thật này, chúng liền bỏ chạy.
Chỉ còn Tu Bồ Đề ở lại với nỗi đau đớn và oán hận của mình, ông phát ra tâm hận con người ác độc, thiếu niềm tin, tham lam…
Trong một kiếp tiếp theo được tái sinh thành một vị sư tu hành có nhiều đệ tử nhưng vì một hiểu nhầm, nhiều đệ tử bỏ ông mà đi. Tâm sân kiếp trước của ông khởi lên, ông chửi mắng, nguyền rủa họ thậm tệ… Vì nhân này mà khi ông qua đời, ông tái sinh sang kiếp sau thành 1 con độc long - rồng độc.
Kiếp tiếp theo đó trở thành con độc long ông lại bị một loại chim thần Kim Súy Điểu Garuda bắt. Kim Súy Điểu gắp con độc long trong miệng bay qua hẻm núi. Con độc long nhìn vị Tỳ Kheo (tiền thân Đức Phật) xin được cứu. Vị Tỳ Kheo không cứu kịp chỉ kịp gật đầu nhận sẽ độ cho nó.
Cho tới kiếp sau đó nhờ cái gật đầu của Đức Phật kiếp trước, ông được sinh vào gia đình tu hành Bà La Môn (Brahmin) và gặp Đức Phật giúp Ngài quy y Ngài.
Kiếp 4 này, Đức Phật nhìn là biết tiền kiếp ông chính là con độc long mình từng hứa sẽ độ và biết rõ ông từng có nghiệp hận thù trong lòng nên mới hướng dẫn ông tu pháp Nhẫn nhục - sẵn sàng cho qua mọi chuyện tốt xấu, khen chê, sỉ vả, lăng mạ….
Nhờ vậy, ông hàn gắn và chữa lành được dấu ấn sân hận trong dòng nghiệp của mình. Ông chứng được Không định - cảnh chứng rất cao quý và thanh tịnh…
Nhờ vậy, ông hàn gắn và chữa lành được dấu ấn sân hận trong dòng nghiệp của mình. Ông chứng được Không định - cảnh chứng rất cao quý và thanh tịnh…
5. Ngài Tu Bồ Đề những ngày cuối đời
Không có tài liệu nào ghi rõ ràng về thời gian Tu Bồ Đề nhập Niết Bàn, chỉ ghi lại quãng thời gian Ngài ốm bệnh vào thời gian cuối đời.
Trong thời gian cư ngụ tại núi Kì Xà, có một hôm Tu Bồ Đề lâm bệnh nặng khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi. Dù là bậc cao nhân nhưng khi mang thân người thì không thể tránh khỏi những khổ đau của sinh, già, bệnh, chết.
Trong thời gian cư ngụ tại núi Kì Xà, có một hôm Tu Bồ Đề lâm bệnh nặng khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi. Dù là bậc cao nhân nhưng khi mang thân người thì không thể tránh khỏi những khổ đau của sinh, già, bệnh, chết.
Cho dù bệnh nặng nhưng Ngài vẫn cố gắng tự mình trải tọa cụ xuống đất, ngồi ngay thẳng trong tư thế hoa sen, giữ vững chánh niệm và quán tưởng rằng:
- Sự đau khổ về bệnh này từ đâu mà có? Ta phải làm thế nào để tiêu trừ được bịnh khổ này đây?
Tôn giả cứ quán niệm về các câu hỏi ấy rồi tự trả lời:
Nguyên nhân đưa đến bệnh khổ cho thân thể một phần là các nghiệp báo tích lũy từ thời quá khứ, một phần khác là do sự bất ổn trong mối quan hệ giữa các duyên trong đời hiện tại. Thuốc men chỉ có thể trị bịnh tạm thời mà không thể làm cho khổ đau tiêu trừ tận gốc rễ. Chỉ có sám hối tội nghiệp, tu tập thiền quán, thấy rõ nhân quả để tiêu trừ khổ đau nơi tâm ý thì cái khổ đau nơi thân thể mới không còn nữa”.
- Sự đau khổ về bệnh này từ đâu mà có? Ta phải làm thế nào để tiêu trừ được bịnh khổ này đây?
Tôn giả cứ quán niệm về các câu hỏi ấy rồi tự trả lời:
Nguyên nhân đưa đến bệnh khổ cho thân thể một phần là các nghiệp báo tích lũy từ thời quá khứ, một phần khác là do sự bất ổn trong mối quan hệ giữa các duyên trong đời hiện tại. Thuốc men chỉ có thể trị bịnh tạm thời mà không thể làm cho khổ đau tiêu trừ tận gốc rễ. Chỉ có sám hối tội nghiệp, tu tập thiền quán, thấy rõ nhân quả để tiêu trừ khổ đau nơi tâm ý thì cái khổ đau nơi thân thể mới không còn nữa”.
Tôn giả cứ tiếp tục như thế, một lúc sau thì cảm thấy thân tâm thư thái, nhẹ nhàng tự tại, những khổ đau của bệnh cũng tan biến hoàn toàn.
Chính vào lúc đó, trời Đế Thích dã cùng năm trăm thiên chúng, cùng rất đông các vị thần âm nhạc giáng lâm núi Kì Xà bắt đầu tấu nhạc và ca hát, Trời Đế Thích cùng thiên chúng bái kiến Tu Bồ Đề. Tôn giả đáp lễ và khen ngợi:
- Tiếng nhạc và lời ca của quí ngài thật là tuyệt vời!
Trời Đế Thích hỏi thăm xem tôn giả đã khỏi bệnh chưa. Tôn giả cho biết mình đã đỡ mệt hơn và trả lời về cách nhân duyên sinh ra và tự tiêu diệt để nói về bệnh tình của mình. Ngài giải thích, nhân duyên hòa hợp thì có chuyển động và sinh thành, nhân duyên phân rã thì các pháp đình chỉ và tan rã. Các pháp làm thành nhau mà cũng tiêu diệt nhau. Các pháp sinh ra một pháp và một pháp sinh ra các pháp. Mỗi pháp tự nó đều có nhân, có duyên và có quả.
Thiên chúng vô cùng hoan hỉ, đảnh lễ, tôn giả, rồi trở về thiên cung. Khi nghe thiên nhạc, tinh thần được rộng mở, thư thả, ngài Tu Bồ Đề liền khỏi ốm.