(Lichngaytot.com) Ưu Ba Ly là ai cũng khiến chúng ta không khỏi tò mò vì đây là người xuất thân từ tầng lớp không được coi trọng trong xã hội ngày đấy nhưng lại chứng đắc A La Hán trong thời gian ngắn.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Ưu Ba Ly sinh ra trong gia đình dòng Thủ Đà La nên không được học hành và lớn lên chỉ được chọn trong những nghề mà người nô lệ được phép làm như lao động tay chân, cày cuốc, đánh xe, giữ ngựa, gánh phân,... Thế nhưng Ưu Ba Ly có thân hình mảnh mai, không phù hợp với các công việc kể trên. Cuối cùng Ưu Ba Ly đi học nghề cắt tóc và khi tay nghề vững chắc, Ưu Bà Ly được người giới thiệu và thâu nhận vào vương cung Ca Tỳ La Vệ để hớt tóc và làm đẹp cho các vương tôn công tử.
Ngoài lối cắt nhanh gọn, khéo léo nhẹ nhàng và không làm đầu đau, Ưu Ba Ly được mọi người ưa thích vì là người nhu mì, trung hậu, Ưu Ba Ly được các vương tôn công tử tín nhiệm và cho ở lại trong cung đình.
Sau này Ưu Ba Ly còn có cơ hội cắt tóc, cạo râu cho Dức Phật và chỉnh sửa cách mình làm việc theo những lời chỉ dẫn của Người. Kết thúc buổi cắt tóc, Ưu Ba Ly thấy lòng thơ thới, sung sướng vô cùng, vì đã có dịp tiếp cận với Phật.
Phần lớn những vương tôn công tử sau khi nghe Phật thuyết pháp đều có ý định xuất gia theo Phật. Trong số nầy thì có bảy vị vương tử là Bạt Đề, A Nan, A Na Luật, Kiếp Tân Na, Bà Sa, Nan Đề và Đề Bà cùng nhau xuất gia. Mặc dầu cha mẹ không đồng ý, nhưng họ quyết định xuất gia trước rồi sẽ báo tin cho hoàng cung biết sau.
Muốn xuất gia thì phải cạo bỏ tóc râu vì thế các vương tôn công tử bắt buộc phải đem Ưu Ba Ly theo. Cả nhóm người trốn ra khỏi cung thành thì cùng nhau tìm đến rừng Ni Câu Đà để tìm Đức Phật. Trong khu rừng gần kề tịnh xá của Phật, khi cạo tóc cho vương tử Bạt Đề xong thì Ưu Ba Ly được các hoàng tử giao cho những đồ trang sức quý giá trên thân mình, họ tin rằng với số của cải đó ông sẽ sung sướng tới già.
Muốn xuất gia thì phải cạo bỏ tóc râu vì thế các vương tôn công tử bắt buộc phải đem Ưu Ba Ly theo. Cả nhóm người trốn ra khỏi cung thành thì cùng nhau tìm đến rừng Ni Câu Đà để tìm Đức Phật. Trong khu rừng gần kề tịnh xá của Phật, khi cạo tóc cho vương tử Bạt Đề xong thì Ưu Ba Ly được các hoàng tử giao cho những đồ trang sức quý giá trên thân mình, họ tin rằng với số của cải đó ông sẽ sung sướng tới già.
Các vương tử đi rồi, Ưu Ba Ly định quay trở về nhưng sợ rằng lão vương và hoàng gia đại thần nhất định sẽ gán cho mình tội hãm hại các vương tử thì chẳng còn đường sống.
Thế nên ông cũng quay lại và cùng các vương tử đi tìm Phật để xin được đi tu. Lòng đã quyết, Ưu Ba Ly không còn chút do dự bèn đem bọc đồ gói trân châu bảo vật treo lên một nhánh cây để mặc ai đi ngang qua nếu thấy được thì lấy về mà xài, còn mình thì đi về hướng tịnh xá Đức Phật.
Thế nên ông cũng quay lại và cùng các vương tử đi tìm Phật để xin được đi tu. Lòng đã quyết, Ưu Ba Ly không còn chút do dự bèn đem bọc đồ gói trân châu bảo vật treo lên một nhánh cây để mặc ai đi ngang qua nếu thấy được thì lấy về mà xài, còn mình thì đi về hướng tịnh xá Đức Phật.
Nhưng sau đó Ưu Ba Ly cảm thấy hổ thẹn với thân phận của mình, sợ rằng không được xuất gia. Khi Xá Lợi Phất nghe những lời này đã hết sức động viên ông rằng Phật không phân biệt ai ở giai cấp nào cả.
Ưu Ba Ly nghe nói thì hết sức mừng rỡ nên theo sau tôn giả Xá Lợi Phất về bái kiến Đức Phật. Đức Phật cũng hoan hỷ làm lễ thế độ cho Ưu Ba Ly và trao luôn cụ túc giới. Đức Phật dạy Ưu Ba Ly rằng:
- Ông rất có thiện căn, ta biết ông sau này sẽ tuyên dương chánh pháp của ta. Trước khi ông đến đây, các vương tử đã đến xin ta làm lễ thế độ. Tuy ta đã thâu nhận họ làm đệ tử nhưng phải gia hạn cho họ tu tập trong bảy ngày. Đợi cho họ quên được tập khí vương tử rồi và chỉ còn nhận thức là đệ tử của ta thôi thì ta sẽ làm lễ cho họ, lúc đó họ sẽ dùng lễ độ ra mắt ông.
Bảy ngày sau, Đức Phật cho gọi bảy vị vương tử ra mắt đại chúng, Ngài giải thích rằng trong pháp xuất gia học đạo việc trước nhất là hàng phục tâm kiêu mạn. Ta đã cho Ưu Ba Ly xuất gia trước, thọ giới trước thì các ông phải đảnh lễ thầy ấy.
Bạt Đề và toàn thể bảy vị nghe lời Phật dạy đều khiêm tốn cúi đầu đảnh lễ Ưu Ba Ly. Nhưng Ưu Ba Ly thì cảm thấy có phần e ngại, nhưng vì nghe lời Đức Phật nên đành phải làm theo.
Việc Ưu Ba Ly xuất gia khiến cho pháp chế của Đức Phật dần dần được thực hiện. Thật vậy trong tăng đoàn không có sự phân chia chủng tộc và giai cấp cho nên về sau Ưu Ba Ly được chứng thánh quả thật không phụ ân huệ từ bi của Đức Thế Tôn.
2. Sự tích về Ưu Ba Ly
Giai thoại đáng nhớ nhất của Ưu Ba Ly và Đức Phật đó là khi Đức Thế Tôn thành đạo đã ba năm và trở về thành Ca Tỳ La Vệ để thăm lại gia đình. Lúc ấy Ưu Ba Ly vào khoảng 20 tuổi và đã trở thành một người thợ hớt tóc lành nghề. Khi Đức Phật đến ngày cạo tóc thì hoàng cung đã giới thiệu Ưu Ba Ly đến cạo tóc cho Đức Thế Tôn.
Gia đình của Ưu Ba Ly xuất phát từ nô lệ nên về nguyên tắc không được phép nhìn đến gót chân của Phật chớ đừng nói chi đến cạo tóc cho Ngài. Ưu Ba Ly biết tin này vừa mừng vừa lo vì sợ rằng nếu bản thân bất cẩn, lỡ tay sẽ xúc phạm đến Đức Thế Tôn. Quá lo lắng nên ông mới kể chuyện này với mẹ của mình.
Mẹ ông đã an ủi rằng Đức Phật là bậc rất từ bi và thường thuyết pháp cho người nghèo khổ cho nên Ngài sẽ không có thành kiến. Vậy nhưng Ưu Ba Ly vẫn không hết lo lắng, cuối cùng bà bảo sẽ đi cùng con trai đến chỗ Phật ngày mai.
Mẹ ông đã an ủi rằng Đức Phật là bậc rất từ bi và thường thuyết pháp cho người nghèo khổ cho nên Ngài sẽ không có thành kiến. Vậy nhưng Ưu Ba Ly vẫn không hết lo lắng, cuối cùng bà bảo sẽ đi cùng con trai đến chỗ Phật ngày mai.
Ngày hôm sau, sau khi xin phép Đức Phật, Ưu Ba Ly chậm rãi làm từng chút một. Bà mẹ đứng kế bên theo dõi, một lúc sau mới quỳ trước mặt Phật mà thưa:
- Bạch Thế Tôn! Kỹ thuật cạo tóc của Ưu Ba Ly ra sao?
Đức Phật chú ý nhìn Ưu Ba Ly một lúc rồi đáp:
- Thân thể rất cong.
Lúc này Ưu Ba Ly quá cung kính Đức Phật nên khi cạo tóc thì ông ta cúi khom lưng chứ không dám ngẩng đầu lên. Nghe Đức Phật nói thế thì ông ta lại cố tập trung tâm ý nên vô tình đã tấn nhập sơ thiền. Một lúc sau, bà mẹ lại quỳ xuống thưa:
- Kính bạch Thế Tôn! Lúc này Ưu Ba Ly cạo tóc thế nào?
Đức Phật lại đáp:
- Thân thể đang rất ngay thẳng!
Ưu Ba Ly nghe Phật nói thế thì chẳng dám khởi vọng tưởng và tiếp tục tư duy cho nên đạt được nhất tâm nhất ý và đây là công phu nhập nhị thiền.
Chẳng bao lâu, bà mẹ lại cung kính hỏi thăm:
- Thưa Thế Tôn! Bây giờ Ưu Ba Ly cạo tóc ra sao ạ?
Phật trả lời:
- Hơi thở vào quá nhẹ.
Ưu Ba Ly nghe nói liền tập trung tâm ý vào hơi thở và tiếp theo đó Ưu Ba Ly nhập được vào tam thiền.
Sau cùng bà mẹ liền hỏi:
- Thưa Thế Tôn! Hiện tại Ưu Ba Ly cạo tóc như thế nào?
Đức Phật đáp:
- Hơi thở ra quá nhẹ.
Lúc ấy Ưu Ba Ly tâm chẳng khởi một niệm đến nỗi ông ta quên luôn con dao cạo trong tay và chính lúc nầy Ưu Ba Ly đã nhập vào tứ thiền.
Đức Phật quan sát sự tuần hành thiền định của Ưu Ba Ly nên khi thấy ông ta đã nhập vào tứ thiền thì liền kêu một vị tỳ kheo đứng gần đó mà dạy:
- Ông đến lấy con dao cạo trong tay Ưu Ba Ly ra, chú ấy nhập thiền nên không còn tưởng niệm gì cả và cần một người đỡ giùm nếu không ông ấy sẽ té xuống đất.
3. Vì sao Ưu Ba Ly là Trì luật đệ nhất?
Với tính cách rất thận trọng của mình, cho dù đã chứng ngộ nhưng đối với giới điều mà Đức Phật đã chế ra thì tôn giả Ưu Ba Ly nhất nhất tuân thủ và không hề vi phạm do đó các bậc tỳ kheo đồng học đều tôn xưng là bậc đệ nhất trì giới.
Một hôm, tôn giả Ưu Ba Ly cùng một nhóm các tỳ kheo trì giới đi du hóa các nơi để hoàng dương đạo pháp và đề cao tinh thần trì giới. Tôn giả đến đâu cũng được chào đón thế nhưng có một số tỳ kheo khi nghe tin tôn giả đến thì nghĩ cách cản trở.
Khi biết các Tỳ kheo khác không cung kính Ưu Ba Ly, Đức Thế Tôn quở trách nặng nề, điều này cho thấy tôn giả Ưu Ba Ly đã có địa vị trọng yếu trong tăng đoàn của Đức Phật đến đâu.
Trong tăng đoàn, vẫn có rất nhiều tỳ kheo và tỳ kheo no phạm giới như tỳ kheo Ca Lưu Đà Di, Đề Bà Đạt Đa… và tỳ kheo ni Tu Ma, Bà Phả, Thâu Lan Nan Đà… Hạnh ác của họ thường làm Phật phiền lòng. Vì thế Ngài thường khuyên mọi người nên lấy tôn giả Ưu Ba Ly làm tấm gương sáng mà tu hành.
Tăng đoàn vốn thanh tịnh và hòa hợp, nhưng các tỳ kheo tánh xấu thì rất khó mà sửa đổi. Đôi khi họ còn gây ra những cảnh kình địch phi pháp, ảnh hưởng nặng nề đến thanh danh của Phật giáo.
Tăng đoàn vốn thanh tịnh và hòa hợp, nhưng các tỳ kheo tánh xấu thì rất khó mà sửa đổi. Đôi khi họ còn gây ra những cảnh kình địch phi pháp, ảnh hưởng nặng nề đến thanh danh của Phật giáo.
Mỗi khi ở nơi nào có tỳ kheo hay tỳ kheo ni khởi sự tranh cãi thì Đức Phật phải cử một vị trưởng lão đến đó giải hòa phân xử. Đức Phật thường chọn Ưu Ba Ly ra phân xử. Những việc gây gổ ở nước Câu Diệm Di và ở nước Sa Kỳ thì Ưu Ba Ly đã từng làm sứ giả hòa bình.
Ưu Ba Ly thường theo Phật nên tôn giả thường xuyên ở tại thành Xá Vệ vì thế các tỳ kheo nơi đây rất hòa hợp. Ưu Ba Ly hiểu ý Phật cho nên mỗi khi vâng lời Phật đi dẹp việc cãi vã, tôn giả có nguyên tắc là không đem việc gây gổ ở chỗ này đi nói lại cho chỗ kia. Nơi nào thị phi nơi ấy biết, tôn giả không thích làm lớn chuyện bất hòa.
Với tư cách hòa chúng như vậy, tôn giả thật xứng đáng là bậc trì giới và là bậc thượng thủ trong tăng đoàn.
Có lần trong mùa an cư kiết hạ, Đức Phật sai Ưu Ba Ly đến nước Sa Kỳ dẹp một nhóm gây lộn nhưng ông từ chối vì lý do: . Ưu Ba Ly từ chối không đi, Đức Phật hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Cái y tăng già của con quá dày, nếu như đi đường gặp mưa ướt không khô, mà mang thêm một y nữa thì không hợp pháp. Xin Đức Thế Tôn từ bi phen nầy đừng sai con đi được không?
Thực ra Ưu Ba Ly biết việc không dễ nên mới tìm cớ thoái thác. Nhưng Phật nghe xong, suy nghĩ giây lát rồi lại hỏi:
- Ông đi phen này mấy hôm trở về?
- Bạch Thế tôn! Nếu như con phải đi thì từ Xá Vệ đến nước Sa Kỳ mất hai ngày, ở đó hai ngày rồi trở về cũng mất hai ngày. Như vậy chuyến đi về phải mất sáu ngày.
Đức Phật gật đầu nói:
- Từ nay về sau, trong thời gian an cư, tỳ kheo giữ trong người hai cái y và được phép trong sáu ngày không phạm.
Vì muốn Ưu Ba Ly đi điều tra việc gây gổ mà Đức Phật đã sửa đổi giới điều cũng vì Người biết rằng Ưu Ba Ly đã có địa vị rất trọng yếu đối với Phật pháp.
Ở trong tăng đoàn Ưu Ba Ly còn xử lý các Tỳ kheo phạm tội, làm phép Yết ma sám hối, giảng giải giới luật cho các Tỳ kheo. Về phía nữ với tính rụt rè, các tỳ kheo ni không dám đem vấn đề ra hỏi Phật, các vị thường đem những gì không biết hoặc còn nghi ngờ về luật học thưa hỏi Tôn giả. Ngoài Đức Phật ra Tôn giả gần như là người có đủ thẩm quyền quyết định về mọi vấn đề liên quan đến giới luật.
4. Tiền kiếp của Ưu Ba Ly
Biết Ưu Ba Ly là ai chúng ta sẽ không khỏi bất ngờ khi Ngài dù xuất thân trong tầng lớp nô lệ nhưng nhờ tinh tấn tu đạo và khai ngộ, chỉ chưa đầy một năm mà đã chứng đắc A La Hán và trở thành một trong thập đại đệ tử của Đức Phật.
Việc Ưu Ba Ly trở thành A La Hán làm cho nhiều người kinh ngạc, để giải thích cho mọi người được hiểu rõ, Đức Phật đặc biệt nói đến một đoạn tiền kiếp của Ưu Ba Ly.
Việc Ưu Ba Ly trở thành A La Hán làm cho nhiều người kinh ngạc, để giải thích cho mọi người được hiểu rõ, Đức Phật đặc biệt nói đến một đoạn tiền kiếp của Ưu Ba Ly.
Thời đó có hai người sinh ra trong nghèo khó nhưng không quên làm việc thiện như bố thí và cúng dường, nhờ thế mà khi tái sinh kiếp sau một người được làm quốc vương tên là Phạm Đức, còn người kia sanh trong một gia đình Bà La Môn cao quý tên là Ưu Bà Già.
Ưu Bà Già được kết hôn với một tiểu thơ xinh đẹp thuộc gia đình giàu có, thế nhưng ông vẫn lăng nhăng khiến cô hết sức buồn giận, không thèm nói chuyện với ông.
Ưu Bà Già được kết hôn với một tiểu thơ xinh đẹp thuộc gia đình giàu có, thế nhưng ông vẫn lăng nhăng khiến cô hết sức buồn giận, không thèm nói chuyện với ông.
Đến một hôm, nhân dịp sắp mùa Hè, cô vợ bỗng chủ động nói chuyện với Ưu Bà Già:
- Chồng hãy ra phố mua ít hoa tươi về trang hoàng trong căn phòng của chúng ta nhé.
Ông chồng rất vui mừng nên lập tức ra chợ tìm hoa tươi, dù trời nóng bức nhưng ông vẫn vui vẻ vì sắp được giảng hòa với vợ, Ưu Bà Già còn hát vang. Đúng lúc này vua Phạm Đức đang đứng ở lầu cao quan sát phong cảnh.
Vua vô tình thấy Ưu Bà Già vừa hát giữa trời nắng nên cho người gọi đến để hỏi chuyện. Hai người đàm đạo rất tương đắc làm cho nhà vua hết sức hài lòng, bèn phong cho Ưu Bà Già một chức quan lớn trong triều và từ đó rất kính mến Ưu Bà Già.
Vua vô tình thấy Ưu Bà Già vừa hát giữa trời nắng nên cho người gọi đến để hỏi chuyện. Hai người đàm đạo rất tương đắc làm cho nhà vua hết sức hài lòng, bèn phong cho Ưu Bà Già một chức quan lớn trong triều và từ đó rất kính mến Ưu Bà Già.
Ưu Bà Già được vua Phạm Đức tín nhiệm thì uy quyền càng ngày càng lớn cho đến về sau nhân dân chỉ biết có Ưu Bà Già mà không biết có vua Phạm Đức.
Có lần khi vua Phạm Đức đang ngủ say thì Ưu Bà Già bỗng nổi tâm tham muốn giết vua để đoạt ngôi. Đang lúc nuôi âm mưu thì ông chợt giật mình tỉnh ngộ mà thấy rằng lòng tham về danh lợi quyền tước thật đáng ghê sợ.
Ông ta đem những niệm ác độc của mình thuật lại cho vua Phạm Đức nghe. Nhà vua càng nghe thì càng khen ngợi lòng trung hậu của ông ta. Sau đó, Ưu Bà Già nguyện từ bỏ địa vị cao sang, gia đình giàu có mà sám hối xuất gia.
Ông tu hành không bao lâu thì đạt được thần thông và chứng quả. Trong hoàng cung lúc bấy giờ có người thợ hớt tóc tên là Hằng Già Ba La rất khen ngợi chí xuất gia của Ưu Bà Già nên sanh tâm tùy hỷ và cũng phát nguyện xuất gia làm đệ tử Ưu Bà Già để cố tâm tu đạo và sau cùng cũng đạt được thần thông như thầy vậy. Hai thầy trò Ưu Bà Già đều trở thành hai bậc thánh và có thần thông ngang nhau.
Có lần khi vua Phạm Đức đang ngủ say thì Ưu Bà Già bỗng nổi tâm tham muốn giết vua để đoạt ngôi. Đang lúc nuôi âm mưu thì ông chợt giật mình tỉnh ngộ mà thấy rằng lòng tham về danh lợi quyền tước thật đáng ghê sợ.
Ông ta đem những niệm ác độc của mình thuật lại cho vua Phạm Đức nghe. Nhà vua càng nghe thì càng khen ngợi lòng trung hậu của ông ta. Sau đó, Ưu Bà Già nguyện từ bỏ địa vị cao sang, gia đình giàu có mà sám hối xuất gia.
Ông tu hành không bao lâu thì đạt được thần thông và chứng quả. Trong hoàng cung lúc bấy giờ có người thợ hớt tóc tên là Hằng Già Ba La rất khen ngợi chí xuất gia của Ưu Bà Già nên sanh tâm tùy hỷ và cũng phát nguyện xuất gia làm đệ tử Ưu Bà Già để cố tâm tu đạo và sau cùng cũng đạt được thần thông như thầy vậy. Hai thầy trò Ưu Bà Già đều trở thành hai bậc thánh và có thần thông ngang nhau.
Về sau, vua Phạm Đức lên núi cúng dường Ưu Bà Già. Sau khi đảnh lễ Ưu Bà Già rồi thì nhà vua nghĩ thầm: Đối với bậc thánh không nên so đo về chỗ xuất thân quá khứ” bèn tự mình làm gương mà hướng về Hằng Già Ba La đảnh lễ.
Nhà vua bảo cả trăm quan đại thần cùng đảnh lễ như mình. Tỳ kheo Hằng Già Ba La tuy xuất thân hạ tiện mà do oai lực của Phật pháp khiến ngay cả nhà vua cũng quỳ lạy.
Đức Thế Tôn kể xong câu chuyện thì trân trọng bảo đại chúng:
- Ưu Bà Già thuở ấy chính là thân ta, còn người thợ hớt tóc Hằng Già Ba La nay chính là Ưu Ba Ly vậy.
Đức Phật muốn nhắn nhủ với đại chúng là vì tham quyền mà con người dễ sanh tâm sát hại. Ngay cả tiền thân Đức Phật trong thời kỳ tu nhân thì chính Ngài cũng đã từng nuôi dưỡng ý niệm đó. Còn Ưu Ba Ly tuy là dòng Thủ Đà La mà hiện tại đã được chứng quả thánh, làm bậc thượng thủ trong tăng đoàn và được mọi người kính trọng thì chuyện ấy không phải là lần đầu tiên mà đã có nguyên nhân trong đời quá khứ.
Đức Phật nói pháp rồi khiến tất cả lòng nghi ngờ trong đại chúng đối với Ưu Ba Ly hoàn toàn biến mất.
5. Tôn giả Ưu Ba Ly những ngày cuối đời
Không có thông tin cụ thể nào ghi lại về những ngày cuối đời của tôn giả Ưu Ba Ly, do đó chúng ta không rõ Ngài nhập Niết Bàn vào lúc nào. Nhưng sau cuộc kiết tập kinh điển lần thứ nhất, sử truyện không ghi chép một sự xuất hiện nào của Ngài. Bởi thế chúng ta có thể suy đoán sự nhập Niến Bàn của Tôn giả trong khoảng trước hoặc sau Tôn giả Đại Ca Diếp mà thôi.
Sau khi Phật Niết Bàn trong cuộc kiết tập Kinh, Luật, Luận tại động Kỳ Xà Quật gồm 1.250 vị A La Hán do Đại Ca Diếp làm chủ tọa, Ngài A Nan tuyên trì tạng kinh, Ngài Ca Chiên Diên tuyên trì tạng luận, Ngài Ưu Ba Ly tuyên đọc 80 lần các giới luật do Phật chế.
Bộ Bát Thập Tụng Luật được hình thành sau đợt kiết tập này và đó là bộ luật căn bản đầu tiên của văn học Phật giáo. Theo Nam truyền sử, Tôn giả Ưu Ba Ly không những là vị kiết tập Luật tạng, mà còn là vị kế thừa Đức Phật lãnh đạo giáo đoàn và trở thành Sơ tổ.
Bộ Bát Thập Tụng Luật được hình thành sau đợt kiết tập này và đó là bộ luật căn bản đầu tiên của văn học Phật giáo. Theo Nam truyền sử, Tôn giả Ưu Ba Ly không những là vị kiết tập Luật tạng, mà còn là vị kế thừa Đức Phật lãnh đạo giáo đoàn và trở thành Sơ tổ.
Nam tông thiên về tư tưởng giải thoát, muốn giải thoát phải trì luật. Tôn giả Ưu Ba Ly là vị trì luật đệ nhất nên được suy tôn là Sơ tổ. Còn Bắc tông thiên về tư tưởng giác ngộ, lấy tâm ấn tâm không cần văn tự, ấn truyền ngoài kinh điển.
Tôn giả Đại Ca Diếp là vị đã lãnh hội được ý chí đó nơi Đức Phật trước nhất, qua cành hoa sen của Phật đưa ra tại hội Linh Sơn. Sau khi Đức Phật Niết Bàn Tôn giả là vị chủ tọa, lãnh đạo cuộc kiết tập kinh điển, nên Phật giáo Bắc tông suy tôn Ngài là Sơ tổ.
Tôn giả Đại Ca Diếp là vị đã lãnh hội được ý chí đó nơi Đức Phật trước nhất, qua cành hoa sen của Phật đưa ra tại hội Linh Sơn. Sau khi Đức Phật Niết Bàn Tôn giả là vị chủ tọa, lãnh đạo cuộc kiết tập kinh điển, nên Phật giáo Bắc tông suy tôn Ngài là Sơ tổ.
Khi Đức Phật nhập diệt thì tôn giả cũng xấp xỉ 70 tuổi. Các vị đại đệ tử do tôn giả Đại Ca Diếp làm chủ tọa đã đề cử A Nan đọc Kinh tạng, Ưu Ba Ly đọc Luật tạng, nhưng đang khi đại chúng cung thỉnh, tôn giả từ chối:
- Tôi không dám đảm nhiệm trách nhiệm lớn lao đó, xin chư vị hãy mời trưởng lão khác.
Tôn giả Đại Ca Diếp vốn ủng hộ Ưu Ba Ly bèn nói:
- Tôn giả Ưu Ba Ly! Xin đừng khách sáo, tuy hôm nay ngồi tại tòa có 500 người đều là tỳ kheo trưởng lão, nhưng ngay từ ban đầu, Đức Thế Tôn đã thọ ký tôn giả thành tựu được 14 pháp. Trừ Đức Phật ra, trong tăng đoàn Ngài là bậc đệ nhất trì giới do đó Luật tạng hiện tại do tôn giả tụng ra đấy.
Nghe những lời này quá thuyết phục nên Ưu Ba Ly nhận lời và trước tiên đưa ra nhiều nguyên tắc và yêu cầu đại chúng tuân theo, rồi sau mới tụng Luật.
Khi tôn giả lên tòa, mỗi mỗi đều nói rõ giới này Phật nói từ lúc nào, ở đâu, nói với người nào, do nhân duyên gì mà chế giới và nếu phạm giới ấy có tội hoặc không có tội ra sao. Các vị trưởng lão tham gia cuộc kết tập đều phục sát đất sự ghi nhớ tỉ mỉ của tôn giả.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: