(Lichngaytot.com) Tìm hiểu A Nan Đà là ai cũng mang lại cho chúng ta bài học quan trọng về cuộc đời của Ngài, dù trọn tận tâm chăm sóc Phật nhưng không tự mình tu tập thì cũng chẳng có được thành quả đáng kể nào.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Tôn giả A Nan Đà sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc, ngài là Hoàng Tử - con người chú ruột của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Tức là em họ của đức Phật.
Tướng của A Nan Đà gần như Đức Phật, thân dài 1 trượng 5 tấc, tướng mạo đoan chính, có 30 tướng đẹp (Đức Phật có 32 tướng đẹp). Chính vì có tướng hảo đoan nghiêm như vậy nên ông được gọi là Tôn Đà La Nan Đà có nghĩa là Nan Đà đẹp như con gái.
A Nan Đà có tướng hảo như vậy là vì đời quá khứ thường lấy vàng ròng làm trang nghiêm các tượng Phật, rồi thắp đèn cúng Phật.
Sau khi đức Thế Tôn thành đạo đã trở về thăm cố hương Ca Tỳ La Vệ đúng lúc Nan Đà chuẩn bị kết hôn với cô gái vô cùng xinh đẹp là Tôn Đà Lợi. Tuy nhiên, Đức Phật lại dùng phương tiện để khuyến dụ ông xuất gia, dứt khỏi ái dục.
Tướng của A Nan Đà gần như Đức Phật, thân dài 1 trượng 5 tấc, tướng mạo đoan chính, có 30 tướng đẹp (Đức Phật có 32 tướng đẹp). Chính vì có tướng hảo đoan nghiêm như vậy nên ông được gọi là Tôn Đà La Nan Đà có nghĩa là Nan Đà đẹp như con gái.
A Nan Đà có tướng hảo như vậy là vì đời quá khứ thường lấy vàng ròng làm trang nghiêm các tượng Phật, rồi thắp đèn cúng Phật.
Sau khi đức Thế Tôn thành đạo đã trở về thăm cố hương Ca Tỳ La Vệ đúng lúc Nan Đà chuẩn bị kết hôn với cô gái vô cùng xinh đẹp là Tôn Đà Lợi. Tuy nhiên, Đức Phật lại dùng phương tiện để khuyến dụ ông xuất gia, dứt khỏi ái dục.
Vì chứng kiến sự kiêu mạn của các bậc kỳ lão nên Ngài đã dùng thần thông bay lên không trung, phóng ánh sáng, làm thân phát ra lửa, phụt ra nước, và các phép biến hóa trên không. Cả Hoàng gia từ già tới trẻ đều tán thán việc xảy ra chưa từng có, nên đều kính ngưỡng Ngài. Sau đó một số Hoàng thân trẻ xin xuất gia, trong đó có A Nan Đà.
Vì sự kính phục người anh cả vô cùng lớn lao, nên A Nan Đà luôn luôn ở gần đức Phật. Sau khi đức Phật thụ thực do vua Tịnh Phạn cúng dường thì đức Phật trao bình bát cho hoàng tử Nan Đà. Do sự kính ngưỡng, nên hoàng tử lặng lẽ ôm bình bát đi theo sau.
Lúc đó vợ của Nan Đà là Tôn Đà Lợi vội vã chạy theo gọi hoàng tử quay lại nhưng vì sự kính ngưỡng và đang phải cầm cái bình bát của người anh nên không dám trao trả bình bát mà đành phải tiếp tục đi theo. Cứ thế hoàng tử ôm bình bát theo sau đức Phật về đến vườn Thượng Uyển là nơi đức Phật tạm ngự.
Khi tới nơi rồi, đức Phật hỏi hoàng tử nếu muốn trở thành bậc Thánh thì nên xuất gia theo Ngài tu hành. Vì đã thấy tận mắt thần thông biến hóa, vì sự kính trọng và sùng bái sâu xa đối với một vị Phật, nên hoàng tử Nan Đà đã đồng ý thọ lễ xuất gia cùng với một số các Hoàng thân khác như A Nan Đà, A Na Luật, La Hầu La.
Đức Phật đã tìm mọi cách để thuyết phục A Nan Đà xuất gia, cắt bỏ ái dục, thậm chí dùng thần thông vì Ngài biết trường hợp của A Nan Đà không dễ dàng gì. Nhìn chung, Ngài tùy bệnh mà cho thuốc nên trường hợp của A Nan Đà là trường hợp rất đặc biệt.
2. Sự tích về A Nan Đà
Sự tích đáng nhớ nhất về A Nan Đà đó là khi Đức Phật phải dùng rất nhiều cách khác nhau để giáo hóa tôn giả quay lại với việc tu tập. Dù là Tỳ kheo nhưng A Nan Đà vẫn thích mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt,... để đi khất thực. Thậm chí còn muốn bỏ tu tập để về làm người bình thường chỉ vì nhớ nhung người vợ xinh đẹp của mình.
Đức Phật liền nghĩ ra cách dùng lửa trừ lửa, sau đó Ngài nắm cánh tay Nan Đà cùng lên núi Hương Sơn. Chỗ ấy có một con khỉ mù xấu xí ở trong hang đá. Đức Phật hỏi Nan Đà xem con khỉ đẹp hay người vợ Tôn Đà Lợi đẹp?
Tôn giả thừa nhận con khỉ xấu không thể so với Tôn Đà Lợi đẹp như tiên, nên lúc nào vị Tỳ kheo cũng nhớ nhung. Sau đó, Đức Phật và Nan Đàn cùng đến cõi Trời Đạo Lợi gặp vô số Thiên Nữ đang vui đùa.
Tôn giả thừa nhận con khỉ xấu không thể so với Tôn Đà Lợi đẹp như tiên, nên lúc nào vị Tỳ kheo cũng nhớ nhung. Sau đó, Đức Phật và Nan Đàn cùng đến cõi Trời Đạo Lợi gặp vô số Thiên Nữ đang vui đùa.
Nan Đà cảm thấy tò mò và Đức Phật đã cho ông đến hỏi các Thần Tiên.
- Các cô là gì mà đàn ca múa hát vui chơi đùa giỡn ở đây?
Một cô đáp:
- Chúng tôi ở cõi Trời Đạo Lợi có 500 Tiên Nữ đều chưa có chồng, chúng tôi nghe nói có đệ tử của Thế Tôn ở trần gian tên là Nan Đà tu phạm hạnh; sau khi qua đời ở đó sẽ sinh về đây làm chồng của chúng tôi.
Nan Đà nghe thế, trong lòng rất vui mừng, sau đó chào tạm biệt các Thiên Nữ rồi trở lui tới chỗ đức Phật, sau khi được hỏi, Nan Đà suy nghĩ một lúc thấy rằng con khỉ mù không bằng Tôn Đà Lợi nhưng cô lại chỉ như con khỉ mù đối với các Thần Tiên ở đây.
Đức Phật khuyến khích Nan Đà tu phạm hạnh rồi sẽ tác chứng cho thầy thỏa ý nguyện với các Thần Tiên. Sau đó Ngài lại cầm cánh tay Nan Đà biến khỏi cõi Trời, tới thẳng Địa Ngục, ngang qua bao nhiêu chỗ Địa ngục, chứng kiến những cảnh khổ như quỷ ngục cho trâu cày trên lưỡi tội nhân, quỷ ngục bỏ tội nhân nằm trên giường chông nhọn hoắt, tội nhân bị lửa đốt, tới một chỗ có cái vạc lớn trống không chẳng có tội nhân, thì dừng lại.
Nan Đà hỏi Đức Phật và biết được nơi đây là địa ngục A Tỳ nhưng không biết vì sao có vạc kia còn trống tội nhân. Nan Đà liền đến hỏi ngục tối:
Nan Đà hỏi Đức Phật và biết được nơi đây là địa ngục A Tỳ nhưng không biết vì sao có vạc kia còn trống tội nhân. Nan Đà liền đến hỏi ngục tối:
- Đây là ngục gì mà không có tội nhân trong vạc như thế?
Ngục tối đáp:
- Đây là địa ngục A Tỳ, nghe nói có đệ tử Đức Thế Tôn tên Nan Đà đang tu phạm hạnh, khi qua đời sẽ sinh lên cõi Trời, ở đó sống dục lạc sung sướng. Khi chết ở cõi Trời sẽ sinh vào địa ngục A Tỳ này, cái vạc này vì thế để trống chờ người ấy sinh đến đây chịu khổ.
Nan Đà nghe những lời nói ấy cảm thấy hoảng sợ, vội trở lại chỗ đức Phật cúi lạy mà thưa:
- Xin Thế Tôn cho con được sám hối lỗi, con đã chẳng tu phạm hạnh, mà lại xúc nhiễu Thế Tôn.
Sau đó Đức Phật nắm cánh tay Nan Đà biến khỏi Địa Ngục trở về vườn Cấp Cô Độc. Lúc đó đức Phật chỉ dạy cho Tỳ Kheo Nan Đà phương pháp tu hành.
Sau khi nhận lãnh lời dạy Nan Đà cúi lạy rồi lui đi đến vườn ngồi dưới gốc cây giữ chính thân nhớ nghĩ lời dạy của đức Phật, siêng năng không lười mỏi, không ngưng nghỉ.
Ông không quên lời hứa của Đức Phật:
Ông không quên lời hứa của Đức Phật:
- Thưa đức Thế Tôn, như trước đây Thế Tôn hứa chứng cho con 500 vị Thần Tiên, nay con xin bỏ hết.
Đức Phật bảo:
- Nay thầy sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, nay ta sẽ bỏ lời hứa.
Rồi đức Phật bảo các Tỳ kheo:
- Nan Đà đã không dâm, chẳng giận, chẳng si.
3. Vì sao A Nan Đà là thị giả của Đức Phật?
Ở tuổi 55, Đức Thế Tôn nói với các Đệ tử của mình rằng Ngài cần một thị giả mới làm bổn sự của người hỗ trợ, thư ký và người bạn tâm tình.
Các Tỳ kheo lần lượt lên tiếng và tự đề cử cho công việc nhưng đều bị Đức Thế Tôn từ chối. Khi ấy, Mục Kiền Liên nhập Như kỳ tưởng định để quán sát tâm niệm của toàn thể đại chúng nên biết Thế Tôn muốn chọn A Nan Đà, sau đó tôn giả xuất định thưa với đại chúng:
Các Tỳ kheo lần lượt lên tiếng và tự đề cử cho công việc nhưng đều bị Đức Thế Tôn từ chối. Khi ấy, Mục Kiền Liên nhập Như kỳ tưởng định để quán sát tâm niệm của toàn thể đại chúng nên biết Thế Tôn muốn chọn A Nan Đà, sau đó tôn giả xuất định thưa với đại chúng:
- Đức Thế Tôn muốn chọn A Nan Đà làm thị giả, bây giờ chúng ta nên cùng nhau đến chỗ tôn giả khuyến dụ thầy ấy chịu làm thị giả.
Nhưng tôn giả A Nan Đà từ chối với lý do:
- Thưa tôn giả Đại Mục Kiền Liên và các vị tôn giả, tôi không thể lãnh trách nhiệm vì với đức Thế Tôn khó xứng ý, khó hầu hạ, nghĩa là khó làm thị giả. Cũng như con voi rất hùng mạnh, kiêu dũng, sức mạnh cường thịnh, đủ ngà, đủ vóc, khó gần gũi, khó làm xứng ý, nghĩa là khó mà coi sóc. Với đức Như Lai cũng lại như thế, khó gần gũi, khó xứng ý, khó làm thị giả, vì vậy, tôi không thể làm được.
Mục Kiền Liên nói:
- Này A Nan, thầy hãy nghe tôi nói, người trí nghe thí dụ liền hiểu ý nghĩa của nó. Cũng như hoa ưu đàm đúng thời mới xuất hiện ở thế gian chứ không phải lúc nào cũng xuất hiện, dù trăm nghìn vạn ức năm cũng chưa chắc xuất hiện. Đức Như Lai, Chánh Đẳng Chánh Giác cũng lại như vậy, đúng thời mới xuất hiện ở thế gian; Thầy nên mau nhận làm sẽ được kết quả rất lớn, và rất tốt đẹp.
- Thưa tôn giả Đại Mục Kiền Liên, nếu đức Thế Tôn thuận cho tôi tám điều nguyện ước thì tôi mới có thể làm thị giả, đó là:
- Tôi nguyện không mặc áo Cà Sa của đức Thế Tôn dù cũ hay mới.
- Tôi nguyện không ăn thực phẩm do Thiện tín dâng đến đức Phật.
- Tôi nguyện không gặp đức Thế Tôn không đúng lúc.
- Tôi nguyện không ở chung cùng một phòng-thất với đức Thế Tôn.
- Đức Thế Tôn chấp thuận cùng tôi đi đến nơi nào có thí chủ thỉnh tôi đến.
- Đức Thế Tôn hoan hỷ cho phép tôi được tiến dẫn những vị khách đến xin yết kiến Ngài.
- Đức Thế Tôn cho phép tôi đến thưa hỏi mỗi khi có điều hoài nghi phát sinh.
- Đức Thế Tôn hoan hỷ lập lại bài Pháp mà Ngài đã giảng trong lúc không có mặt tôi.
Tôn giả A Nan Đà yêu cầu Đức Phật chấp nhận những điều trên mới ưng thuận. Sau khi nghe Mục Kiền Liên đọc tám điều thỉnh nguyện, Đức Phật bảo nhận định rằng A Nan Đà dự đoán sẽ có những lời tị hiềm, thế nên tôn giả yêu cầu Đức Phật không bao giờ cho ông ta thức ăn hay Y áo hay bất kỳ chỗ ở đặc biệt nào để vị trí thân cận Đức Phật không đi kèm với lợi ích vật chất.
Do những lời chấp thuận và khen ngợi của đức Phật, nên ngay ngày hôm sau A Nan Đà bắt đầu làm thị giả và tôn giả đã phục vụ như là thị giả tinh cần nhất trong 25 năm còn lại của cuộc đời Đức Phật.
A Nan Đà chăm sóc các việc như giặt và vá y áo để Đức Phật có thể tập trung vào việc giảng dạy. Ngài chăm sóc đức Thế Tôn hết mực tận tụy, đem nước, đem tăm xỉa răng, rửa chân, đi theo Thế Tôn, quét phòng cho Thế Tôn.
Ban ngày, A Nan ở một bên đức Phật, nhắc nhở những điều cần làm; ban đêm cầm đèn và gậy, A Nan Đà đi xung quanh phòng Đức Phật sẵn sàng đáp ứng. Tôn giả cũng truyền lại hoặc thỉnh ý của Phật khi chư tôn giả có việc cần thưa thỉnh và đôi khi đóng vai trò là người gác cổng, để Đức Phật không phải gặp quá nhiều người cùng một lúc hoặc những việc ảnh hưởng đến sức khỏe của Đức Phật.
Tôn giả A Nan có trí nhớ siêu phàm, Ngài nhớ được tất cả những lời Phật thuyết dạy hằng ngày một cách vô cùng chính xác, không thừa, thiếu một câu nào. A Nan được tán thán là Tôn giả "Đa văn đệ nhất".
Tôn giả A Nan là bậc kỳ tài hiếm có trên thế gian này, vì Ngài có một bộ óc siêu phàm tuyệt vời. Ngài nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm thị giả cho Đức Phật.
Ban ngày, A Nan ở một bên đức Phật, nhắc nhở những điều cần làm; ban đêm cầm đèn và gậy, A Nan Đà đi xung quanh phòng Đức Phật sẵn sàng đáp ứng. Tôn giả cũng truyền lại hoặc thỉnh ý của Phật khi chư tôn giả có việc cần thưa thỉnh và đôi khi đóng vai trò là người gác cổng, để Đức Phật không phải gặp quá nhiều người cùng một lúc hoặc những việc ảnh hưởng đến sức khỏe của Đức Phật.
Tôn giả A Nan có trí nhớ siêu phàm, Ngài nhớ được tất cả những lời Phật thuyết dạy hằng ngày một cách vô cùng chính xác, không thừa, thiếu một câu nào. A Nan được tán thán là Tôn giả "Đa văn đệ nhất".
Tôn giả A Nan là bậc kỳ tài hiếm có trên thế gian này, vì Ngài có một bộ óc siêu phàm tuyệt vời. Ngài nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm thị giả cho Đức Phật.
Đức Phật khen ngợi tôn giả: “Sức học uyên thâm, trí nhớ vô cùng đúng, kiên trì chuyên chú cần mẫn, và khéo biết ý Phật”. Những bộ Kinh ngày nay chúng ta được đọc là do sự đóng góp của Ngài và năm trăm vị Thánh Tăng thời ấy đọc lại thành Kinh sau khi đức Phật nhập Niết Bàn chừng ba bốn tháng.
4. Tiền kiếp của A Nan Đà
Biết A Nan Đà là ai chúng ta biết rằng tôn giả có nhiều phước đức mới tái sinh trong gia đình hoàng tộc. Tiền kiếp của A Nan Đà cũng hiếm khi ông sinh làm ma quỷ, thần linh, cũng ít khi đầu thai làm thú, mà thường luân hồi làm người. Nhiều kinh sách cũng xác nhận hễ A Nan Ða sinh làm người thì anh của ông Đức Phật sinh làm chư Thiên, và Ðề Bà Ðạt Ða sinh làm thú.
Sự liên hệ mật thiết giữa A Nan Ða và Đức Phật đã được lặp lại nhiều lần trong tiền kiếp và thường làm hai anh em. Một kiếp nọ A Nan Ða và tiền thân Đức Phật sinh làm hai anh em chú bác trong một giai cấp hạ tiện.
Nghề nghiệp của họ là tẩy uế những nơi hôi hám dơ dáy. Ðể tránh khỏi bị khinh bỉ, cả hai đã cải dạng làm những thanh niên thuộc giai cấp Ba la môn, mới vào được trường đại học Takkasila để tiếp tục sự học.
Nghề nghiệp của họ là tẩy uế những nơi hôi hám dơ dáy. Ðể tránh khỏi bị khinh bỉ, cả hai đã cải dạng làm những thanh niên thuộc giai cấp Ba la môn, mới vào được trường đại học Takkasila để tiếp tục sự học.
Sự ngụy trang của hai anh em giai cấp hạ tiện này sau đó bị khám phá. Cả hai bị đánh đập tàn nhẫn bởi một số người học cùng lớp. Có một giáo sư là bậc hiền triết dã can thiệp kịp thời rồi khuyên họ xuất gia làm đạo sĩ.
Cả hai vâng lời và vui vẻ lấy cuộc đời đạo sĩ để sống trọn kiếp người còn lại. Khi biết tuổi thọ, vì nghiệp "xấu ngụy trang để gạt người" đã khiến họ sinh làm hai con thỏ rừng. Hai con thú này đã không bao giờ tách rời nhau, thậm chí khi chết cũng cùng chết cùng một chỗ bởi cùng một mũi tên của một tay thợ săn.
Trong kiếp tiếp theo, tiền thân A Nan Ða và đức Bồ Tát lại sinh làm hai con hải âu, rồi một lần nữa lại cùng chết với nhau bởi những người săn bắn.
Sau đó A Nan Ða sinh làm Hoàng tử và tiền thân Đức Phật lúc đó là con trai của một vị Quốc sư. Hễ A Nan Ða tái sinh ở địa vị cao sang, hưởng đủ các thứ khoái lạc, thì đức Bồ tát sinh làm bậc hiền triết, có định luật phi thường thông suốt nhiều vấn đề quá khứ, vị lai.
Vào thời Đức Phật Padumuttara, một trăm ngàn kiếp trái đất trước, khi quan sát vị thị giả của Đức Phật tận tụy phục vụ Ngài và chư tăng trong mùa an cư kiết hạ, Thái tử Sumanakumāra - tiền thân A Nan Đà nảy sanh lòng kính mến, ngưỡng mộ dày sâu.
Sau ba tháng cúng dường và phục vụ Đức Phật và chư tăng trong mùa an cư, Sumanakumāra quỳ dưới chân Đức Phật thệ nguyện hồi hướng công đức để vun bồi phước báu được làm thị giả của một vị Phật tương lai. Thái tử được Đức Phật Padumuttara thọ ký trong tương lai sẽ là thị giả của Đức Phật Gotama.
Từ ngày ấy về sau, kinh sách ghi lại rằng, Sumanakumāra luôn cảm thấy như mình đã bắt đầu đi sau lưng và mang y bát của Đức Phật Gotama.
5. Ngài A Nan Đà những ngày cuối đời
Mặc dù là một trong thập đại đệ tử của Đức Phật thông suốt giáo lý, nhớ giỏi, biết nhiều, thế nhưng A Nan Đà chỉ có lý thuyết nên dù đến ngày Đức Phật nhập diệt, tôn giả vẫn chưa đắc qủa Thánh.
Sau khi đức Thế Tôn nhập đại Niết bàn, Đại Ca Diếp cùng các vị Thánh Tăng vào động tập kết kinh điển, còn tất cả mọi người đều phải ở ngoài.
Lúc này A Nan Đà cũng chưa đắc quả Thánh nên cũng không được vào động.
Một trở ngại lớn lao trong việc kết tập là mỗi vị Thánh Tăng chỉ được nghe một phần khi Phật giảng, chứ không vị nào được nghe nhiều như tôn giả A Nan Đà, nên Đại Ca Diếp thuyết phục các vị Thánh Tăng A Nan Đà vốn là thị giả của Phật gần Ngài nhất, hơn nữa tôn giả có trí tuệ rất sáng suốt, mặc dù ông chưa chứng quả Thánh, nhưng hễ ông nghe chánh pháp thì nhớ chính xác.
Sau khi đức Thế Tôn nhập đại Niết bàn, Đại Ca Diếp cùng các vị Thánh Tăng vào động tập kết kinh điển, còn tất cả mọi người đều phải ở ngoài.
Lúc này A Nan Đà cũng chưa đắc quả Thánh nên cũng không được vào động.
Một trở ngại lớn lao trong việc kết tập là mỗi vị Thánh Tăng chỉ được nghe một phần khi Phật giảng, chứ không vị nào được nghe nhiều như tôn giả A Nan Đà, nên Đại Ca Diếp thuyết phục các vị Thánh Tăng A Nan Đà vốn là thị giả của Phật gần Ngài nhất, hơn nữa tôn giả có trí tuệ rất sáng suốt, mặc dù ông chưa chứng quả Thánh, nhưng hễ ông nghe chánh pháp thì nhớ chính xác.
Đại hội Thánh Tăng nghe xong cũng cảm thấy có lý nhưng không thể làm sai nguyên tắc: Chỉ có Thánh tăng mới đủ tư cách tham dự kết tập Kinh điển của Phật.
Sau khi 500 vị Thánh tăng vào động rồi, thì cửa động được khóa lại. Tôn giả A Nan Đà lúc này cảm thấy tủi hổ vô cùng và không hiểu vì sao mình chưa thể chứng quả Thánh. Ông hối hận vì trong lúc Phật còn tại thế không chịu tinh tấn tu hành, mới ra nông nỗi này.
Cuối cùng tôn giả cầu cứu tôn giả Đại Ca Diếp, ông gõ cửa động và được đáp lời:
- A Nan! Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi!
Tôn giả A Nan Đà nghe Đại Ca Diếp nói nhưng không hiểu ý nghĩa gì. Tuy nhiên, tôn giả có cố gắng hỏi lại thì cũng không còn nghe được tiếng trả lời nữa.
Tôn giả A Nan Đà thắc mắc không hiểu tại sao cây trụ cờ phướn đổ. Rồi tôn giả ăn không ngon, ngủ không yên với câu hỏi treo trên đầu. Việc thắc mắc mãi về lời nói ấy chính là đại nghi tình, đại thắc mắc của Thiền tông mà Tôn giả A Nan không biết là mình đang tham thiền.
- A Nan! Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi!
Tôn giả A Nan Đà nghe Đại Ca Diếp nói nhưng không hiểu ý nghĩa gì. Tuy nhiên, tôn giả có cố gắng hỏi lại thì cũng không còn nghe được tiếng trả lời nữa.
Tôn giả A Nan Đà thắc mắc không hiểu tại sao cây trụ cờ phướn đổ. Rồi tôn giả ăn không ngon, ngủ không yên với câu hỏi treo trên đầu. Việc thắc mắc mãi về lời nói ấy chính là đại nghi tình, đại thắc mắc của Thiền tông mà Tôn giả A Nan không biết là mình đang tham thiền.
Sau bảy ngày vẫn còn thắc mắc mê man như thế, trong khi Tôn giả đang nghiêng mình nằm xuống bên tay phải, thì đột nhiên tỏ ngộ và tâm tánh sáng suốt vô cùng. Liền khi ấy, như trút được gánh nặng, tôn giả vội vàng đến gõ cửa động xin mở cửa để vào báo tin mừng.
Tôn giả Đại Ca Diếp biết được nói vọng ra:
- Nếu đã ngộ rồi thì tự vào, sao còn nhờ mở cửa?
Tôn giả A Nan Đà liền biến mình nhỏ lại chui qua khe cửa mà vào, rồi đảnh lễ Thánh chúng; đại hội Thánh chúng ui mừng ón tiếp Tôn giả A Nan Đà đã đại ngộ và liền cử Tôn giả lên tòa cao ngồi trùng tuyên Kinh Giáo của Phật.
Sau khi kết tập bộ Tăng Nhất và toàn bộ Đại Tạng Kinh xong, Đại Ca Diếp liền truyền giao chính pháp cho A Nan làm Tổ thứ hai.
- Nếu đã ngộ rồi thì tự vào, sao còn nhờ mở cửa?
Tôn giả A Nan Đà liền biến mình nhỏ lại chui qua khe cửa mà vào, rồi đảnh lễ Thánh chúng; đại hội Thánh chúng ui mừng ón tiếp Tôn giả A Nan Đà đã đại ngộ và liền cử Tôn giả lên tòa cao ngồi trùng tuyên Kinh Giáo của Phật.
Sau khi kết tập bộ Tăng Nhất và toàn bộ Đại Tạng Kinh xong, Đại Ca Diếp liền truyền giao chính pháp cho A Nan làm Tổ thứ hai.
Bấy giờ vô số Bồ Tát đến dự, có các Thiên Vương và Thiên chúng các cõi Phạm Thiên, Hóa Tự Tại, Tha Hóa Tự Tại, Đâu Suất, Diệm Ma, Đạo Lợi, Tứ Thiên Vương cùng tới.
Tôn giả A Nan nhập Niết Bàn vào năm 485 TCN, ở tuổi 120 tuổi ở giữa sông Hằng (ranh giới giữa hai nước Magadha và Tì-xá-ly).
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Về sau, tôn giả nhớ lại lời thỉnh cầu của Vua A Xà Thế rằng: “Khi nào Tôn giả nhập Niết Bàn thì cho Vua hay trước”, nên Tôn giả đi đến gặp người canh giữ cổng thành Hoàng cung mà nói rằng:
- Ta là A Nan Đà sắp nhập Niết Bàn, nên tới đây báo cho Vua A Xà Thế biết.
Quan thưa rằng:
- Bây giờ Thánh Thượng còn đang an giấc, nên chưa dám thưa trình.
Tôn giả bảo vị quan ấy:
- Thôi được, khi nào đức Vua thức dậy ông thưa trình cũng được.
Nói xong, A Nan từ biệt nước Ma kiệt Đà, rồi ngồi thuyền ra sông Hằng mà qua xứ Phệ-xá-Ly; trong khi ấy, Vua A Xà Thế ngủ trên Long Sàng, và Ngài đang trong giấc mộng chiêm bao.
Tôn giả A Nan nhập Niết Bàn vào năm 485 TCN, ở tuổi 120 tuổi ở giữa sông Hằng (ranh giới giữa hai nước Magadha và Tì-xá-ly).
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: