(Lichngaytot.com) Tiết lộ những cách tạo ra nhiều phước nhất để bạn dễ tập trung, biết cần thực hành điều gì nhằm có thể tạo ra kết quả như mơ trong thời gian tới.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Sau đây là một số gợi ý để tất cả mọi người bao gồm người thường hay bậc tu hành có thể học hỏi và thực hành theo.
1. Bố thí cúng dường
Bố thí cúng dường là việc ai cũng nên ý thức phải làm nếu muốn có nhiều phước đức trong đời. Mọi người chỉ nghĩ tới việc bố thí dừng lại ở tiền bạc nhưng thực tế là còn rộng hơn thế, đó còn là chia sẻ kiến thức, giúp một bữa ăn khi đang đói,... Không dừng lại ở đó, bạn có thể khuyến khích những người xung quanh thực hành bố thí lại càng tốt.
Không cần đợi bạn giàu có mới có thể thực hiện, hãy bố thí trong khả năng của mình. Thời Đức Phật có bà già cúng ngọn đèn dầu không tắt, sau này còn giác ngộ thành Phật.
Đức Phật khuyên chúng ta giúp người bằng tâm nếu không thì việc ta bố thí, cúng dường cũng không mang lại chút lợi lạc nào.
Không cần đợi bạn giàu có mới có thể thực hiện, hãy bố thí trong khả năng của mình. Thời Đức Phật có bà già cúng ngọn đèn dầu không tắt, sau này còn giác ngộ thành Phật.
Đức Phật khuyên chúng ta giúp người bằng tâm nếu không thì việc ta bố thí, cúng dường cũng không mang lại chút lợi lạc nào.
Vậy nên khi mình bố thí thì đừng tự mãn là mình đã làm người tốt, ngay từ câu chuyện của vua Lương Võ Ðế xây cất hằng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng,....
Thế nhưng Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma cho rằng những việc làm ấy thực không có công đức gì cả, Ngài cho biết khi vua tự “vinh danh” mình đã làm được bao nhiêu chuông, chùa…, thì công đức tiêu tan. Ngược lại, nếu vua im lặng làm thì công đức mới viên mãn, bởi bản thân vua phước đức rất dày nên kiếp này mới ở ngôi thiên tử.
Thế nhưng Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma cho rằng những việc làm ấy thực không có công đức gì cả, Ngài cho biết khi vua tự “vinh danh” mình đã làm được bao nhiêu chuông, chùa…, thì công đức tiêu tan. Ngược lại, nếu vua im lặng làm thì công đức mới viên mãn, bởi bản thân vua phước đức rất dày nên kiếp này mới ở ngôi thiên tử.
Kinh Bồ Tát Bổn Hạnh có ghi lại rằng người nào tu dưỡng trí huệ mà chẳng tu bố thí thì ắt đời sau được thông minh nhưng nghèo túng. Chỉ vui tu bố thí mà chẳng tu trí huệ - đời sau được giàu to nhưng ngu ám chẳng biết gì. Còn nếu không thu cả hai thì nhiều kiếp bị nghèo và ngu.
2. Cúng dường cho bậc chân tu
Việc bố thí cúng dường vốn đã rất tốt rồi nhưng bố thí đúng người thì ruộng phước càng rực rỡ hơn. Trong kinh Tăng nhất A hàm có đoạn: "Bố thí thức ăn cho đạo sĩ diệt dục, sẽ được phước báo gấp nghìn vạn lần. Bố thí thức ăn cho Tu-đà-hoàn, sẽ được vô lượng phước báo, huống chi bố thí thức ăn cho bậc Tư-đà-hàm đã chứng quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm đã chứng quả A-na-hàm, A-la-hán đã chứng quả La-hán, Bích-chi Phật đã chứng quả Bích-chi Phật, sẽ được phước báo vô lượng vô biên, không thể tính toán nổi!”.
Thế nên không chê việc thiện nhỏ, nhất là khi có cơ duyên cúng dường, bố thí cho những bậc tu hành chân chính thì nên gắng sức thực hiện. Tuy nhiên, gần đây có không ít "nhà sư mạo danh" nhằm trục lợi những người cả tin, do đó chúng ta cũng phải đủ tinh tấn để tránh bị lừa gạt, làm hao tổn công sức vô ích.
Thời Đức Phật còn tại thế, có nhiều người trở thành Thần tiên nhờ cúng một cây mía cho một Sa môn, hay cúng một nắm củ cải...
Thế nên không chê việc thiện nhỏ, nhất là khi có cơ duyên cúng dường, bố thí cho những bậc tu hành chân chính thì nên gắng sức thực hiện. Tuy nhiên, gần đây có không ít "nhà sư mạo danh" nhằm trục lợi những người cả tin, do đó chúng ta cũng phải đủ tinh tấn để tránh bị lừa gạt, làm hao tổn công sức vô ích.
3. Trì giới
Trì giới có nghĩa là tránh làm việc xấu ác dù là tu tại gia, tu hành tại chùa hay kể cả những người chưa phải là Phật tử cũng có thể thực hành.
Nói chung là giữ gìn giới hạnh trong sạch tức là tâm niệm không được sinh ra bất kỳ một thứ gì xấu ác cả. Nếu được như vậy thì lâu ngày sẽ có Định lực, tâm thanh tịnh.
Những người trì giới thì dù có đi đâu ở đâu đều cảm thấy tự tin, cũng không lo người khác nói xấu vì: “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa”. Đó là người lương thiện có tấm lòng rộng lớn, cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Thế nên trì giới cũng là cách tạo ra phước báu mà ngay trong kiếp này chúng ta đã có thể được hưởng và dành để cả kiếp sau.
Người xưa cho rằng, chỉ có khiêm tốn mới có thể tích phước. Nếu bạn luôn sống với tâm niệm khiêm tốn và biết ơn, thì vận mệnh của bạn cũng sẽ theo đó mà được cải thiện.
Nói chung là giữ gìn giới hạnh trong sạch tức là tâm niệm không được sinh ra bất kỳ một thứ gì xấu ác cả. Nếu được như vậy thì lâu ngày sẽ có Định lực, tâm thanh tịnh.
Những người trì giới thì dù có đi đâu ở đâu đều cảm thấy tự tin, cũng không lo người khác nói xấu vì: “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa”. Đó là người lương thiện có tấm lòng rộng lớn, cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Thế nên trì giới cũng là cách tạo ra phước báu mà ngay trong kiếp này chúng ta đã có thể được hưởng và dành để cả kiếp sau.
4. Khiêm tốn
Nói một người tài giỏi, thông minh, giàu có trở nên khiêm tốn quả là việc khó. Khi họ tự mãn với thành tích của bản thân càng bị người đời ghét bỏ, tránh xa. Thế nên những người này khi gặp khó khăn sẽ chẳng ai muốn giúp đỡ.
Làm người nên tránh khoe khoang tài năng, thành tích của mình mọi lúc mọi nơi. Không nên ở trước mặt người đang yếu thế mà khoe khoang những gì mình có để tỏ ra hả hê.
Làm người nên tránh khoe khoang tài năng, thành tích của mình mọi lúc mọi nơi. Không nên ở trước mặt người đang yếu thế mà khoe khoang những gì mình có để tỏ ra hả hê.
Sự khiêm tốn thể hiện trí tuệ thực sự của một người, có như vậy, mới hòa thuận trong gia đình và có một sự nghiệp thịnh vượng.
Mỗi cá nhân nên hiểu rằng một người may mắn có trí tuệ và sự giàu không phải để họ hưởng thụ một mình rồi tiêu xài xa hoa, mà là để giúp đỡ những người nghèo khổ.
Mỗi cá nhân nên hiểu rằng một người may mắn có trí tuệ và sự giàu không phải để họ hưởng thụ một mình rồi tiêu xài xa hoa, mà là để giúp đỡ những người nghèo khổ.
Người xưa cho rằng, chỉ có khiêm tốn mới có thể tích phước. Nếu bạn luôn sống với tâm niệm khiêm tốn và biết ơn, thì vận mệnh của bạn cũng sẽ theo đó mà được cải thiện.
5. Nhẫn nhịn
Càng kiêu căng, ngạo mạn càng bị nhiều người ghét, càng chiêu mời, thu hút kẻ xấu, xui xẻo về mình. Ngược lại càng khiêm tốn lại càng có lợi, nhận được nhiều sự giúp đỡ, cuộc sống càng có nhiều phước lộc.
Hạnh nhẫn nhịn giúp chúng ta tránh được những tranh chấp, cãi vã, những sự đấu tranh không cần thiết cũng chính là nguồn cơn dẫn tới khổ đau và phiền não lại tạo ra nhiều phước báu thì hà cớ gì mà không thực hiện?
Hay như câu chuyện thời kỳ Phật còn tại thế, Tôn giả Mục vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra một người có thể trở thành Thiên Thần khi thực hành nhẫn nhịn. Thiên Thần cho biết bản thân không bố thí hay làm việc về tôn giáo, nhưng vào thời Phật Ca-diếp là đầy tớ của một ông chủ tàn bạo hà khắc.
Mặc ông chủ đánh đập, mỗi khi sân hận nổi lên người này tự an ủi mình rằng: "Ông ấy là chủ mình, có thể bắt giam mình, hoặc xẻo mũi mình, hay xẻo bất cứ nơi nào. Ðừng giận dữ". Như thế, có thể làm lắng dịu lòng mình, chỉ có thế, mà được phước quả này.
Mặc ông chủ đánh đập, mỗi khi sân hận nổi lên người này tự an ủi mình rằng: "Ông ấy là chủ mình, có thể bắt giam mình, hoặc xẻo mũi mình, hay xẻo bất cứ nơi nào. Ðừng giận dữ". Như thế, có thể làm lắng dịu lòng mình, chỉ có thế, mà được phước quả này.
6. Hồi hướng công đức
Nhiều người chăm chỉ làm việc tốt nhưng họ quên một bước quan trọng đó là hồi hướng công đức.
Không phải ai cũng biết vì sao phải hồi hướng công đức. Việc này có nghĩa là chia phước của mình cho những người thân, người xung quanh mình, điều quan trọng là phước đức không bị mất đi mà còn gia tăng gấp bội.
Việc này được Đức Phật ví như việc một ngọn nến đang cháy dùng để thắp các ngọn nến còn lại giúp toàn bộ ngọn nến cùng sáng, tạo nên một không gian lung linh, trong khi đó ngọn nến cũ không hề bị thiệt thòi gì cả.
Điều này có nghĩa là nếu bạn càng có thể chia sẻ phước lành với người khác, thì phước lành đó sẽ tồn tại lâu hơn và vô tận.
Ngay cả những bậc tu hành khi đọc bất kỳ cuốn Kinh, bài chú hay sám pháp nào cũng đều có câu: “Nguyện đem công đức này, hồi hướng về tất cả…”.
Không phải ai cũng biết vì sao phải hồi hướng công đức. Việc này có nghĩa là chia phước của mình cho những người thân, người xung quanh mình, điều quan trọng là phước đức không bị mất đi mà còn gia tăng gấp bội.
Việc này được Đức Phật ví như việc một ngọn nến đang cháy dùng để thắp các ngọn nến còn lại giúp toàn bộ ngọn nến cùng sáng, tạo nên một không gian lung linh, trong khi đó ngọn nến cũ không hề bị thiệt thòi gì cả.
Điều này có nghĩa là nếu bạn càng có thể chia sẻ phước lành với người khác, thì phước lành đó sẽ tồn tại lâu hơn và vô tận.
Ngay cả những bậc tu hành khi đọc bất kỳ cuốn Kinh, bài chú hay sám pháp nào cũng đều có câu: “Nguyện đem công đức này, hồi hướng về tất cả…”.
7. Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh
Những người ốm bệnh thân thể đau đớn, tinh thần lao dốc, nếu có người an ủi, vỗ về giúp họ vực lại tinh thần là điều cực kỳ quan trọng. Trong Kinh Vô Lượng Thọ từng ghi lại rằng nếu là Phật tử, nên cúng dường những người tật bệnh như cúng dường Chư Phật không khác vì trong 8 món phước điền, phước thăm bệnh là đứng đầu.
Kinh Phạm Võng cũng ghi lại rằng: "Nếu các vị Quốc Vương hay Bàlamôn thấy người già cả, tật bệnh, phụ nữ sinh sản... mà trong một niệm, đủ lòng đại từ, bố thí thuốc thang, ăn uống, áo mền... khiến cho họ được an ủi; tu phước như thế không thể nghĩ bàn (thành tựu vô lượng công đức)".
Thế nên đây cũng là cách tạo ra nhiều phước nhất mà không phải ai cũng biết và làm theo.
8. Nghe và giảng pháp
Nếu có điều kiện nghe và giảng pháp thì quả là điều tuyệt vời, thậm chí có những người không hiểu hết các bài kinh, kệ nhưng sau một thời gian nghe pháp cũng tự ngộ ra những chân lý sống cần có. Nhờ thế mà họ tránh xa điều dữ ác, gần điều thiện lành, có được cuộc sống hạnh phúc, bình an.
Nếu biết lan tỏa điều này để cho nhiều người nghe và hiểu, giúp họ ngộ ra những điều tốt đẹp, lẽ sống chân chính sẽ càng tạo ra phước đức vô lượng.
Làm tròn chữ hiếu là một trong những cách tạo ra nhiều phước nhất và điều này đứng cuối cùng không phải vì ít quan trọng mà đơn giản là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được.
Sống tròn chữ hiếu với cha mẹ ắt phước đức sẽ tự nhiên được bồi đắp. Thế nên hiếu thảo với cha mẹ luôn là điều quan trọng nhất trong đời người mà ai cũng phải lưu tâm, nhưng quan trọng là hiểu cho đúng nếu không sẽ trở thành cực đoan quá.
Nếu biết lan tỏa điều này để cho nhiều người nghe và hiểu, giúp họ ngộ ra những điều tốt đẹp, lẽ sống chân chính sẽ càng tạo ra phước đức vô lượng.
9. Thiền định
Càng ngày càng nhiều người tìm đến Thiền định cho dù họ không theo một tôn giáo nào cụ thể. Lợi ích của Thiền định rất lớn lao, nó có thể giúp ta bình ổn tâm trí giữa những thăng trầm, sóng gió, xáo trộn, lo âu, phiền muộn... của cuộc sống.
Không những thế, Thiền định còn giúp ta giữ Thân Khẩu Ý thanh tịnh, giúp ta quán chiếu bản thân, không bị cái xấu lôi kéo, không để dục vọng dẫn dụ, việc tưởng rất đơn giản nhưng lại có phước báu vô lượng vô biên.
10. Sống hiếu thuận
Làm tròn chữ hiếu là một trong những cách tạo ra nhiều phước nhất và điều này đứng cuối cùng không phải vì ít quan trọng mà đơn giản là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được.
Sống tròn chữ hiếu với cha mẹ ắt phước đức sẽ tự nhiên được bồi đắp. Thế nên hiếu thảo với cha mẹ luôn là điều quan trọng nhất trong đời người mà ai cũng phải lưu tâm, nhưng quan trọng là hiểu cho đúng nếu không sẽ trở thành cực đoan quá.
Phước báu trong đời cũng vô thường, lúc có, lúc hết, thế nên chúng ta cần phải vun đắp thường xuyên, mỗi ngày. Vì thế, trong cuộc sống luôn cố gắng tích cực hành thiện, giữ tâm thanh tịnh mới là điều cần và nên làm để tạo, tích lũy phước báu từ nay về sau.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: