(Lichngaytot.com) Mỗi ngày, ta nên chăm chỉ làm việc thiện và nhớ lời Phật dạy rằng: Không nên chê việc thiện nhỏ vì theo thời gian ta có thể tích tiểu thành đại, phước lộc nhờ thế ngày càng gia tăng tới mức không thể ngờ tới.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Đức Phật không chê việc thiện nhỏ
Chuyện kể lại rằng Đức Phật có người em họ tên A Na Luật rất chăm chỉ tu hành nhưng có lần vì mệt nên ngủ gật trong một buổi thuyết pháp lớn của Đức Phật. Biết chuyện, Ngài gọi người này đến và hỏi:
- A Na Luật à, có phải ai bắt ông theo ta tu tập hay không? Hay là hiện đang vì nợ nần, sợ làm việc vất vả nên trốn vào đây để không phải làm gì nữa, thảnh thơi hơn việc làm thuê ở ngoài kia?
A Na Luật ngại ngùng đáp lời:
- Bạch Thế Tôn, đệ tử là Hoàng Tử nên không phải làm thuê, cũng chẳng phải do nợ nần ai cả. Đệ tử đi tu vì cảm kích công hạnh của Ngài, với mong muốn học hỏi để sớm giác ngộ giải thoát. Có thể tập khí cũ quá nhiều nên con bị mê mờ che mắt, không đủ tỉnh táo nghe hết những lời của Đức Thế Tôn chỉ dạy.
Nghe xong sự giãi bày này, Đức Phật trả lời:
- Mong muốn của ông rất chính đáng khi muốn giác ngộ và giải thoát sinh tử. Thế nhưng tại sao lại mê ngủ đến vậy?
Trước những câu hỏi của Đức Thế Tôn, A Na Luật cảm thấy vô cùng xấu hổ, kể từ đó ông sám hối chừa bỏ tật ngủ gật. Thậm chí còn tỏ rõ quyết tâm của mình khi phát nguyện lớn: “Nếu đời này không thành đạo thì tôi không nhắm mắt”.
Chính vì lời này mà A Na Luật kể từ đó không ngủ, ban ngày làm việc chăm chỉ, ban đêm siêng năng hành trì đến nỗi đôi mắt sưng to và đỏ tấy. Các thầy thuốc khuyên ông ngủ lại bình thường sẽ khỏi bệnh nhưng A Na Luật cho rằng, bản thân nói được phải làm được.
Chính vì lời này mà A Na Luật kể từ đó không ngủ, ban ngày làm việc chăm chỉ, ban đêm siêng năng hành trì đến nỗi đôi mắt sưng to và đỏ tấy. Các thầy thuốc khuyên ông ngủ lại bình thường sẽ khỏi bệnh nhưng A Na Luật cho rằng, bản thân nói được phải làm được.
Đức Phật nghe chuyện đến khuyên can nhưng ông vẫn không ngủ, cuối cùng A Na Luật bị mù hẳn khi chưa chứng đạo.
Một hôm, trang phục của ông vô tình bị rách, thế nhưng không thể nào tự khâu lại vì không thấy đường xỏ chỉ vào kim. A Na Luật nói lớn: “Có ai xỏ kim dùm tôi không?”.
Đúng lúc này Đức Phật đi ngang nghe được, liền đến xỏ kim giúp người đệ tử mù của mình. Ngài nói:
- Để ta xâu giúp cho.
Có thể thấy, lúc này Phật đã thành đạo, thường xuyên thuyết giải cho chúng sinh mỗi ngày nhưng vẫn không từ chối một việc nhỏ như xâu kim cho đệ tử mù. Chính Đức Phật khuyên chúng ta không nên chê việc thiện nhỏ và Ngài là tấm gương lớn cho lời khuyên ấy.
Đúng lúc này Đức Phật đi ngang nghe được, liền đến xỏ kim giúp người đệ tử mù của mình. Ngài nói:
- Để ta xâu giúp cho.
A Na Luật rất cảm động trước tình thương bao la của Phật. Xâu chỉ xong, Phật trao kim lại nhưng ngài A Na Luật cũng chẳng thấy để may, tay cứ mân mê cái áo. Thấy thế Đức Phật lại bảo:
- Để ta giúp cho.
Suốt cả ngày, Đức Phật nắm tay A Na Luật hướng dẫn để mũi kim lên xuống đều đặn; mãi đến chiều, ba y đã vá xong. Để giúp cho A Na Luật không cần mắt thịt vẫn thấy xuyên suốt ba ngàn thế giới, Đức Phật dạy ông phương pháp nhập định, luyện phép thiên nhiên.
Bản chất vốn cương quyết, lại tuyệt đối tin Phật, Ngài A Na Luật chứng được Thiên Nhãn Thông. Ngài được giáo đoàn suy tôn là bậc Thiên Nhãn Đệ Nhất trong hàng Thánh chúng.
Bản chất vốn cương quyết, lại tuyệt đối tin Phật, Ngài A Na Luật chứng được Thiên Nhãn Thông. Ngài được giáo đoàn suy tôn là bậc Thiên Nhãn Đệ Nhất trong hàng Thánh chúng.
Có thể thấy, lúc này Phật đã thành đạo, thường xuyên thuyết giải cho chúng sinh mỗi ngày nhưng vẫn không từ chối một việc nhỏ như xâu kim cho đệ tử mù. Chính Đức Phật khuyên chúng ta không nên chê việc thiện nhỏ và Ngài là tấm gương lớn cho lời khuyên ấy.
Việc làm của Đức Phật khiến chúng ta phải suy ngẫm bởi Ngài là bậc toàn giác, bậc thầy vĩ đại, mà vẫn không bỏ qua việc làm phước nhỏ khi đủ nhân duyên.
Chúng ta phải biết làm việc thiện dù lớn hay nhỏ, cần mẫn cóp nhặt để như giọt nước lâu ngày đầy lu. Ngược lại, việc ác dù nhỏ mấy ta cũng phải tránh, không làm. Ta làm việc ác nhỏ lâu ngày tạo nên nghiệp ác lớn, ví như lỗ thủng nhỏ rỉ nước vào thuyền, nếu không chặn lại ngay từ đầu, đến một lúc nào đó nó sẽ nhấn chìm cả chiếc thuyền lớn.
2. Khó phân biệt đâu là việc thiện nhỏ hay lớn
Phật dạy về ý nghĩa khi làm việc thiện không hề đơn giản như con người ta trước giờ vẫn nghĩ. Ngài khuyên không nên chê việc thiện nhỏ vì Ngài hiểu rõ lợi ích của việc này, trong khi người thế gian thường xem thường, cho rằng việc nhỏ không quan trọng, tốn thời gian của bản thân, chỉ thích làm việc lớn lao, thực hiện những tham vọng lớn.
2.1 Việc thiện nhỏ cứu được cả mạng người
Xưa kia có vị Đệ tử cùng thầy của mình cùng lên núi cao để tu Tiên… Một thời gian sau, vị Đạo sĩ bấm Dịch số và biết được Đệ tử của mình sắp tử vong nên âm thầm cho học trò về quê thăm gia đình trong những ngày cuối đời.
Trên đường về quê khi đi ngang qua một con suối nhỏ, người học trò nhìn thấy một khúc gỗ mục đang trôi theo dòng suối - nhìn kỹ mới thấy vô số kiến đang bám vào khúc gỗ chới với giữa dòng, thế là người học trò vội vã lội xuống suối và vớt khúc gỗ lên để cứu đàn kiến đang trong cơn nguy kịch.
Kết thúc chuyến đi về thăm nhà, vị Đệ tử lại vui vẻ quay trở lại núi cao để tiếp tục việc học. Nhìn thấy Đệ tử trở lại vị Đạo sĩ vô cùng ngạc nhiên nhưng cũng rất vui mừng – sau đó ông âm thầm bấm số xem lại:
- Thì ra học trò của ông trên đường về quê đã làm được một việc thiện nên được qua được kiếp nạn.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy rằng chỉ hành động cứu kiến mà mã đã có thể giúp cho Đệ tử kia thoát nạn, giữ được mạng sống của mình.
Thế mới thấy bằng sự hiểu biết có phần hạn hẹp của chúng ta thì ta không đủ nhận thức ra đâu là phước nhỏ hay phước lớn. Thế nên mỗi khi có cơ hội thì nên cố gắng giúp người, giúp đời, đừng nề hà chuyện nhỏ hay lớn.
Trong cuộc sống, có một số việc mà ta cho là rất nhỏ như nhặt cho ai đó một món đồ, giúp người già qua đường, cho ai đó một bữa ăn,... nhưng nó thật ra lại rất có ý nghĩa với những người đang cần giúp đỡ.
Điều đó giúp ta nhận ra rằng mỗi việc làm tốt đều có ý nghĩa, không nên phân biệt là nhỏ hay lớn vì chúng đều góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phước đức đến từ đâu theo lời Phật dạy? Chỉ cách tăng phước đức cực kỳ đơn giản để cả đời bớt khổ
Bạn có biết phước đức đến từ đâu hay không? Cội nguồn và ý nghĩa, cách tăng phước đức theo lời Phật dạy ra sao sẽ có ngay sau đây.
Bạn có biết phước đức đến từ đâu hay không? Cội nguồn và ý nghĩa, cách tăng phước đức theo lời Phật dạy ra sao sẽ có ngay sau đây.
2.2 Hãy cứ chăm chỉ tạo phước lành
- Nếu phước báo đang trổ mà không chịu tích phước, lãng phí chúng một cách vô ích, không tìm cách gia tăng thêm thì chắc chắn hết phước, họa tới. Tâm tịnh là đức, lợi sanh là phước. Muốn có đủ phước đức tự thân quý vị phải nghiêm cẩn tu tập.
- Nếu đã hết phước báo thì càng phải chăm chỉ tạo phước để thoát khỏi khó khăn khổ ải. Hãy nhớ "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều".
Đối với người làm việc thiện với tâm cao thượng, sự bền bỉ, kiên trì trải qua thời gian lâu xa không gián đoạn tích lũy được nhiều phước báu, công đức để một ngày kia thành tựu.
Phật chỉ cho ta thấy muốn trở thành người trí phải huân tu các việc thiện. Và Ngài so sánh việc thiện ví như giọt nước, còn cái bình giống như cái tâm của chúng ta. Nước cứ từng giọt, từng giọt chảy vào bình, tuy lâu nhưng người hứng nước nếu kiên trì thì một ngày kia bình sẽ đầy nước.
Do đó, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, ta hãy chăm chỉ, cần mẫn tạo phước. Quá trình dài lâu do tích chứa dần dần những điều thiện nhỏ nhặt kia. Đến một ngày sẽ đầy đủ phước báu, công đức, trở thành người Đại trí.
Thời Phật ở Kỳ Viên, Tôn giả Mục Liên đi dạo nơi cung trời, Ngài choáng ngợp khi thấy một vị trời có thần lực rất lớn đang đứng trước cung điện của mình. Khi Thiên thần chào hỏi Tôn giả, ông liền bày tỏ sự tò mò của mình:
- Này Thiên thần, cho ta hỏi, nhờ đâu mà ông có uy lực lớn đến vậy?
- Thưa ngày, đừng hỏi tôi.
Thiên thần đang tỏ ra e ngại vì bản thân chỉ làm một việc thiện nhỏ, nên xấu hổ không muốn nói ra. Mục Liên vẫn cứ gặng hỏi nên Thiên thần trả lời:
Thiên thần đang tỏ ra e ngại vì bản thân chỉ làm một việc thiện nhỏ, nên xấu hổ không muốn nói ra. Mục Liên vẫn cứ gặng hỏi nên Thiên thần trả lời:
- Thưa Ngài, tôi không hề cúng dường, tôn kính hay nghe pháp. Tôi chỉ nói thật mà thôi.
Sau đó, Tôn giả mang sự tò mò của mình đến cung điện khác để hỏi một vài Thiên nữ khác. Một người bày tỏ:
- Thưa Ngài, tôi không bố thí hay làm việc về tôn giáo, nhưng vào thời Phật Ca-diếp tôi là đầy tớ của một ông chủ tàn bạo hà khắc. Ông ta chỉ có đánh đập.
Nhưng khi tư tưởng sân hận nổi lên tôi tự an ủi mình rằng: "Ông ấy là chủ mình, có thể bắt giam mình, hoặc xẻo mũi mình, hay xẻo bất cứ nơi nào. Ðừng giận dữ". Như thế, tôi làm lắng dịu lòng mình, chỉ có thế, tôi được phước quả này.
Nhưng khi tư tưởng sân hận nổi lên tôi tự an ủi mình rằng: "Ông ấy là chủ mình, có thể bắt giam mình, hoặc xẻo mũi mình, hay xẻo bất cứ nơi nào. Ðừng giận dữ". Như thế, tôi làm lắng dịu lòng mình, chỉ có thế, tôi được phước quả này.
Người khác nói:
- Thưa Tôn giả, khi tôi đang canh chừng ruộng mía, tôi có cúng một cây mía cho một Sa môn.
- Tôi cúng một timbaràsaka.
- Một elàluka.
- Một phàrusaka.
- Tôi cúng một nắm củ cải.
Họ đều cho rằng bản thân chỉ làm những việc nhỏ ấy mà vô tình đạt được quả phước. Khi trở về nhà, Tôn giả mang nghi vấn của bản thân để hỏi Đức Phật:
- Bạch Thế Tôn, có phải chỉ cần nói đúng sự thật, hay biết chế ngự cơn giận, hay bố thí một nắm đậu là đã có thể sanh thiên...?
- Vì sao con còn hỏi lại ta những điều đã nghe rồi? Tất cả Thiên thần đã chẳng kể rõ rồi sao?
- Thưa vâng, con tin rằng chỉ vài điều thiện nhỏ như thế cũng đủ sanh thiên.
Phật dạy:
- Này Mục Liên, chỉ với lời nói thật, chỉ với việc chế ngự cơn giận, hay tặng một quà nhỏ, người được sanh thiên.