Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Thần Tài là ai, gồm mấy vị, vị trí đặt và cách thờ cúng thế nào để được ban phát tài lộc đầy nhà?

Thứ Sáu, 02/06/2023 11:29 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thần Tài là ai? Hẳn đây là một vị thần mang lại tài lộc rất phổ biến trong quan niệm của người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin hữu ích về vị thần này.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Nói đến vị Thần ban phát tài lộc, hẳn ai trong chúng ta cũng có thể mường tượng ra được một hình ảnh tương đối rõ ràng, thế nhưng cụ thể Thần Tài là ai, gồm những vị nào, có nguồn gốc như thế nào, cách cúng dường ra sao... thì chưa hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 

Than Tai la ai, co bao nhieu vi Than Tai?
 

1. Thần Tài là ai?

 
Thần Tài (tiếng Hán là 財神 Tài Thần) được coi là một vị Thần chuyên cai quản tiền bạc trong dân gian. Vị thần này rất quen thuộc và phổ biến trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông, đã được biết đến từ lâu và được quan niệm là người bố thí của cải cho nhân dân. 

Theo đó, các hộ kinh doanh, buôn bán muốn làm ăn phát đạt thì đều thờ cúng vị thần này. 
 
Hình tượng của vị thần này đã được biết đến từ lâu và gắn bó mật thiết với đời sống tâm linh của nhân dân, nhưng thực chất, đây không phải là nhân vật thần tài trong Phật giáo.
 

2. Thần Tài gồm bao nhiêu vị?


Thần Tài có bao nhiêu vị? Tùy theo quan niệm mỗi quốc gia, Thần Tài gồm những vị khác nhau:
  • Quan niệm ở Trung Quốc: Có 9 vị Thần Tài (hay còn gọi là Cửu Lộ Tài Thần)
  • Quan niệm ở Tây Tạng: Có 5 vị Tài Thần (gọi là Thần Tài Ngũ Sắc)
  • Quan niệm ở Việt Nam: Có 2 vị Thần Tài là Văn Thần Tài và Võ Thần Tài.
Quốc giaSố lượng Thần TàiTên các vị Thần Tài
Việt Nam2 loại: Văn Thần Tài và Võ Thần TàiVăn Thần Tài: Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh.
Võ Thần Tài: Triệu Công Minh hay Quan Công (Quan Đế).
Trung Quốc9 vị Thần Tài (chia 2 loại: Chính Thần Tài và Tà Thần Tài) Trung Bân Tài Thần (Vương Hợi), Tài Lộc Chân Quân (Tỷ Can), Thiên Tài Tinh Quân (Sài Vinh), Võ Thần Tài (Quan Công), Tài Bạch Tinh Quân (Triệu Công Minh), Phạm Lãi, Lý Quỷ Tổ, Đoan Mộc Tứ, Lưu Hải Thiềm.
Tây Tạng5 vị (Ngũ bộ Thần Tài) Bạch Tài Thần, Hoàng Tài Thần, Hồng Tài Thần, Lục Tài Thần và Hắc Tài Thần.


Cụ thể như sau:


- Tại Trung Quốc:


Thần Tài ban phát tài lộc ở Trung Quốc phổ biến gồm có 9 vị, hay còn gọi là Cửu Lộ Tài Thần. Trong đó có 5 vị chính đại diện cho các phương hướng, bao gồm:
  • Vương Hợi (Trung tâm) hay còn gọi là Trung Bân Tài Thần:thủ lĩnh đời thứ 7 của bộ lạc Thương; cũng là tổ 8 đời của Thành Thang, vua lập nên nhà Ân. Vương Hợi phát triển chăn nuôi, đề xuất việc trao đổi hàng hóa giữa các bộ lạc nên được tôn làm Tài Thần của giới kinh thương.
  • Tỷ Can (hướng Đông) hay còn gọi là Tài Lộc Chân Quân: chú của Trụ vương, là người ngay thẳng, vì can gián Trụ Vương nên bị vương tức giận moi tim. Đạo giáo quan niệm, ông không có tim (hư tâm) nên ắt là bậc công chính.
  • Sài Vinh (hướng Nam) hay còn gọi là Thiên Tài Tinh Quân: đây là vị vua thứ hai nhà Hậu Chu thời Ngũ đại, không những võ công hiển hách, có công mở rộng biên cương, mà còn là bậc minh quân phát triển thương nghiệp.
  • Quan Võ hay Quan Công (Tây) còn gọi là Võ Thần Tài: Một nhân vật nổi tiếng qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nức tiếng trung thành, tín nghĩa.
  • Triệu Công Minh (hướng Bắc) hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân: Thần Tài Triệu Công Minh là ai? Ông chính là 1 vị thần võ tướng đã lánh đời đi tu, nhưng sau khi đắc đạo thì coi trọng việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà, giúp người chịu oan ức. Người buôn bán đến cầu để được làm ăn phát đạt may mắn.
Ngoài 5 vị Tài Thần kể trên còn có thêm 4 vị Tài Thần khác gồm: Phạm Lãi, Lý Quỷ Tổ, Đoan Mộc Tứ, Lưu Hải Thiềm.
 
Tổng kết: Vậy tại Trung Quốc có tổng cộng 9 vị Thần Tài. 9 vị Thần Tài kể trên lại được chia ra 2 loại là Chính Thần Tài và Tà Thần Tài:

- Chính Thần Tài

Chính Thần Tài lại chia làm 2 loại nhỏ gồm: Văn Thần Tài và Võ Thần Tài.
  • Văn Tài Thần gồm: Tỷ Can, Phạm Lãi, Lý Quỷ Tổ, Lưu Hải Thiềm
  • Võ Tài Thần gồm: Triệu Công Minh, Quan Võ (Quan Công)
Có quan niệm cho rằng, trong nhóm này còn có Quân Tài Thần gồm Vương Hợi, Sài Vinh.

- Tà Thần Tài

Một số quan niệm cho rằng, Tà Tài Thần là tứ diện Phật, một vị Phật của đạo Bà la môn, có 4 mặt đại diện cho sự nghiệp, tình ái, sức khỏe và tài vận.
 

- Tại Tây Tạng

 
Ngoài ra, Phật giáo Tây Tạng còn có 5 vị Tài Thần khác gọi là Thần Tài Ngũ Sắc hay Ngũ bộ Thần Tài, bao gồm: Bạch Tài Thần, Hoàng Tài Thần, Hồng Tài Thần, Lục Tài Thần và Hắc Tài Thần.

Trong đó, Hoàng Tài Thần là vị thần cai quản tài bạch phương Bắc, chủ quản bảo khố, là vị thần tối cao trong danh sách các vị Tài Thần được người dân cung dưỡng. Tụng niệm thần chú Hoàng Thần Tài cũng mang lại nhiều tác động tích cực trong kinh doanh.

Xét về vị Thần Tài độ mệnh cho 12 con giáp sẽ thấy:
  • Người tuổi Tý và Hợi được Hắc Tài Thần độ mệnh.
  • Người tuổi Dần và Mão được Lục Tài Thần độ mệnh.
  • Người tuổi Sửu, Thìn, Mùi và Tuất được Hoàng Tài Thần độ mệnh
  • Người tuổi Tị và Ngọ được Hồng Tài Thần độ mệnh.
  • Người tuổi Thân và tuổi Dậu được Bạch Tài Thần độ mệnh.

- Tại Việt Nam:

 
Thần Tài được chia làm 2 loại chính ở Việt Nam, gồm: 
  • Văn Thần Tài: Gồm 2 vị Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh trông coi việc tiền tài trong thiên hạ. Tài Bạch Tinh Quân thường xuất hiện với hình tượng mặt trắng, tóc dài, dáng vẻ oai phong. Lộc Tinh thường xếp ngang hàng với 2 vị thần khác là Phúc và Thọ. Lộc Tinh tượng trưng cho tài lộc, sự thăng quan tiến chức.
  • Võ Thần Tài: Trong đền chùa thường thờ Triệu Công Minh, vị thần này mặc chiến bào, cưỡi hổ, đầu đội mũ vàng với gương mặt đen, râu rậm. Một vị võ Tài Thần khác chính là Quan Công hay Quan Đế, còn được gọi là Quan Thánh Đế Quân. Đây là vị thần vạn năng, được rất phổ biến trong phong thủy, giữ nhiều vai trò như diệt trừ ma quỷ, trấn cổng, hộ pháp...
Tại Việt Nam, hình tượng Tài Thần chủ yếu để chỉ một nhân vật râu tóc bạc phơ, ngồi trên ngai, tay cầm thỏi vàng đặt phía trước bụng nhìn rất hiền từ, phúc hậu.
 
Sơ lược phong tục cúng Tài Thần ở Việt Nam
 
Hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Tài Thần ở Việt Nam của người Việt rất khác với người Trung Quốc, cùng thờ một vị nhưng tại Việt Nam, nhất là ở miền Nam, ông Tài Thần được thờ chung bàn thờ với ông Địa.

Bàn thờ Tài Thần thường được đặt ở dưới đất, kê sát tường, ở gần cửa ra vào. Lễ vật thờ cúng cũng thường giản dị và tùy tâm. 
 
Ngày mùng 10 tháng Giêng tức ngày mùng 10 Tết Nguyên đán được người Việt chọn làm ngày thờ Tài Thần đầu năm hay còn gọi là ngày vía Tài Thần.
 
Vào ngày vía này, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người làm ăn kinh doanh sẽ khai trương, mở hàng, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã. 
 
Trong dịp này nhiều người dân cũng tấp nập đi mua vàng, mong đem lại tài lộc cho bản thân và gia đình. Với các hộ gia đình miền Nam, món cá lóc nướng là một món phổ biến, được ưa chuộng dùng để cúng Tài Thần.

Vị trí đặt biểu tượng Thần Tài ở Việt Nam

Vị trí đặt Tài Thần dựa vào chính tính chất của các vị Thần ngự trị, cụ thể như sau:

Đa số Võ Thần Tài đều trung dũng quả cảm, có thể hộ tài, tránh ma quỷ. Vì thế, rất có lợi cho những người theo nghiệp võ, người thường xuyên đi công tác bên ngoài hoặc những công ty kinh doanh lĩnh vực ngoại thương, du lịch...
 
Còn Văn Thần Tài tính chất ổn định, nhu hòa, có tác dụng chiêu tài, thích hợp với những người làm công chức, những người làm công ăn lương.
 
Vì thế:
  • Võ Thần Tài (Quan Công, Triệu Công Minh...): Vị trí đặt phù hợp nhất là đối diện cửa chính, vừa thu hút tài lộc, vừa trấn trạch, bảo vệ bình an cho gia chủ. Có bình an là có phúc, có phúc thì tài mới tiến vào.
  • Văn Thần Tài: Vị trí đặt gần cửa chính, trái phải hai bên, bất luận là Phúc Lộc Thọ tam tinh hay Tài Bạch tinh quân đều phải quay mặt vào trong nhà kẻo tiền tài theo nhau kéo ra cửa hết.
Ngoài ra, có nơi còn thờ cúng Tà Thần Tài (là tứ diện Phật, một vị Phật của đạo Bà la môn, có 4 mặt đại diện cho sự nghiệp, tình ái, sức khỏe và tài vận)
  • Tà Thần Tài: Vị trí đặt để cung phụng nên ở ngoài sân, hoa viên, nơi trống trải, ngoài cửa sổ hoặc nơi đất trống, tránh thờ cúng trong sảnh cùng với Phật Tổ, Quan Âm, Quan Đế. Đặt như vậy có tác dụng chiêu tài lại chế sát.  
Xem chi tiết ở bài viết:
Vị trí đặt Tài Tài mang tiền vào như nước
Công ty làm ăn coi trọng lợi nhuận, nếu tìm được vị trí đặt Tài Thần tốt nhất, sẽ giúp tài vận hanh thông, tài khí thịnh đạt. Hãy để lichngaytot.com giúp bạn.

3. Nguồn gốc của Thần Tài

 
Nói về nguồn gốc của các vị Tài Thần, ta thấy có nhiều sự tích ông Thần Tài phổ biến ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Tây Tạng.

a. Truyền thuyết ở Trung Quốc

 
Có 2 truyền thuyết về Thần Tài rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đó là tích về Âu Minh và tích về Phạm Lãi (tích này phổ biến hơn, nên nhiều người thường coi Thần Tài là Phạm Lãi).
 
Âu Minh vốn là một lái buôn người Trung Hoa, một hôm đi qua hồ Thanh Thảo thì tình cờ gặp được Thủy Thần, sau đó, ông được được Thủy Thần cho một người làm, tên là Như Nguyện.
 
Từ khi đưa Như Nguyện về nhà,công việc làm ăn của Âu Minh lên “như diều gặp gió”. Tuy nhiên, trong một ngày Tết, Âu Minh đánh Như Nguyện, khiến Như Nguyện quá sợ hãi, phải chui vào đống rác và biến mất. Sau khi Như Nguyện bỏ đi, Âu Minh liên tục làm ăn thua lỗ, nghèo xơ xác.
 
Vì vậy, người ta cho rằng Như Nguyện là Tài Thần và lập bàn thờ từ đó. 
 
Ngoài ra, tích vị Thần ban phát của cải còn gắn với Phạm Lãi, một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc, là một trung thần của biến 1 đất nước trên đà diệt vong trở nên hưng thinh. Tuy nhiên, vì hiểu tính vua sẽ không để lại những vị trung thần trước đó của mình nên Phạm Lãi đã lén trốn đi và thay tên đổi họ để tránh bị tìm thấy.
 
Phạm Lãi lúc này đã đổ tên thành Đào Châu Công làm nghề buôn bán. Ông buôn bán mấy năm thì phát tài lớn nhưng không tích của mà đem phần lớn bố thí cho người nghèo khó, chỉ giữ mình một phần vốn nhỏ để tiếp tục làm ăn.
 
Nhờ đức hạnh bố thí của ông mà người đời tôn sùng ông là Tài Thần.
 

b. Truyền thuyết ở Việt Nam

 
Tài Thần trong đời sống tâm linh của người Việt là một vị thổ thần kiểu Thần Thổ Địa. Vị thần này thường cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong làng xóm, đồng thời trông coi tiền tài, vàng bạc.

Thần xuất hiện trong tiềm thức của những người đi khai hoang, gặp phải nhiều khó khăn nên cần tìm thần linh làm chỗ dựa tinh thần.
 

c. Truyền thuyết ở Ấn Độ

 
Theo người dân Ấn Độ, vị Thần bố thí tiền bạc cho chúng sinh chính là Bố Đại La Hán hay còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả, là một trong thập bát La Hán. Ông đeo một túi vải to ở trên lưng, chuyên đi vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng rồi thả đi. 

Hình tượng của vị Tài Thần này là một người mang túi to, giơ hai tay thẳng lên trời, cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công. 
 

d. Truyền thuyết ở Tây Tạng


Trong Phật giáo Tây Tạng có 5 vị Tài Thần gồm: Hoàng Tài Thần, Hắc Tài Thần, Bạch Tài Thần, Hồng Tài Thần, Lục Tài Thần. 
 
Hoàng Tài Thần trong Phật giáo Tây Tạng được coi là vị Thần tối cao trong danh sách các vị Tài Thần được cung dưỡng. Vị thần này cai quản tài bạch phương Bắc, chủ quản bảo khố. Ngài được được biết đến là người đã bảo vệ cho Đức Phật khỏi yêu ma quấy nhiễu.
 
Tương truyền, một ngày nọ, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang truyền giảng kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa ở đỉnh núi Griddhakuta ở vùng Rajgir thuộc Trung Ấn thì phải gặp yêu ma quỷ quái tới quấy nhiễu. Khi ấy, Hoàng Tài Thần chính là người đã hiện thân bảo vệ cho Đức Phật cùng các đệ tử được bình an vô sự. 
 
Sau này, Hoàng Tài Thần được Đức Phật ủy thác dùng Phật pháp và thần lực cứu giúp cho chúng sinh nghèo khổ, hướng họ đi theo con đường Phật Pháp, đồng thời ban cho Hoàng Tài Thần chức Đại Hộ Pháp để bảo hộ cho tất cả các dòng truyền thừa.

Xem chi tiết về khía cạnh này tại bài viết: Nguồn gốc Thần Tài qua truyền thuyết các nước Á Đông.

4. Cách sắp xếp bàn thờ Tài Thần

 

4.1  Vị trí đặt bàn thờ

 
Vị trí đặt bàn thờ Tài Thần khác với bàn thờ tổ tiên. Nếu bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở trên cao, trang trọng, nơi riêng tư, không có nhiều người qua lại thì bàn thờ Tài Thần lại thường được đặt dưới đất, ở một góc nhà, kê sát tường và đa số là ở ngay cửa ra vào để dễ bề nghênh tiếp tài lộc. 
 
Tuy nhiên, để chọn được vị trí đặt bàn thờ chuẩn xác, ta cũng cần phải lưu ý thêm:
 
- Bàn thờ nên đặt ở nơi sáng sủa, có đầy đủ ánh sáng, nếu là góc thiếu sáng thì nên lắp thêm đèn, tránh đặt bàn thờ ở những góc khuất, ít người qua lại vì sẽ không nghênh đón được dòng tiền vào nhà. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tượng Tài Thần. Có như vậy thì tài lộc bảo khố mới vượng, chiêu tài mới hiệu quả. 

- Kị đặt bàn thờ ở những nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nhà bếp hay đặt cạnh thùng rác…
 
- Bàn thờ cũng nên đặt ở những vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. 

Xem chi tiết nội dung này ở bài viết:
Vị trí đặt bàn thờ Tài Thần đúng chuẩn là gì? Vì sao không được để bàn thờ trên cao?
Bạn có biết vị trí đặt bàn thờ Tài Thần chính xác? Bởi đây là một vị thần rất quan trọng với những gia đình làm ăn, kinh doanh nên việc thờ cúng sao cho
 

4.2 Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài 

 
Để có cách sắp xếp bàn thờ Tài Thần chính xác, gia chủ cần phải lưu ý chuẩn bị những món đồ sau:

Cach sap xep ban tho Than tai dung chuan
 
  • Tượng Ông Tài, Ông Địa: Người Việt Nam thường lập bàn thờ chung cho cả 2 vị thần. Gia chủ có thể chuẩn bị tượng của Tài Thần và Ông Địa bằng sứ, vị trí là ông Tài ở bên trái, Ông Địa ở bên phải nếu nhìn từ ngoài vào. Sau khi thỉnh Ông Tài, Ông Địa, gia chủ cần dán nhãn chữ nho phía sau bàn thờ. 
  • Bát nhang (có thể dán cố định): Khi mới mua bát nhang về, gia chủ cần phải rửa sạch sẽ để tẩy uế rồi chuẩn bị cốt bát hương bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết, cộng với một túi gồm thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, san hô đỏ, mã não, xà cừ,… Sau khi chuẩn bị xong bát nhang có thể dán cố định lên bàn thờ để tránh việc vô tình di động bát nhang khi lau dọn.
  • Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy thường được đặt ở giữa Ông Tài và Ông Địa. Ba hũ này không cần thay thường xuyên mà nên để đến cuối năm.
  • Hoa tươi và hoa quả với vị trí lọ hoa bên tay phải, hoa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào. Hoa tươi thường được chọn là hoa cúc, hoa đồng tiền… Khi bày hoa quả, tốt nhất nên chọn 5 loại. Tuy nhiên, việc thắp hương hoa quả không nhất thiết phải thực hiện hàng ngày mà có thể chọn thực hiện hàng tháng.
  • Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương và Ngũ Hành phát triển.
  • Cóc ngậm tiền: Buổi sáng, gia chủ phải quay Cóc ngậm tiền ra ngoài đường để đón lộc, đến tối phải quay Cóc ngậm tiền vào trong nhà để giữ lộc, tránh để tiền bạc thất thoát. Ngoài ra, gia chủ có điều kiện có thể chuẩn bị thêm tô sứ nông đựng nước và cánh hoa tươi tượng trưng cho Minh Đường Tụ Thủy, có ý nghĩa giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

4.3. Cách lau dọn bàn thờ Tài Thần
 

Bát nhang vốn là một biểu tượng tâm linh linh thiêng, là nơi gửi gắm tấm lòng tưởng niệm cũng như ước nguyện của gia chủ tới các vị thần linh hoặc người đã khuất gia tiên. Vì thế, việc rút bớt chân nhang trên bàn thờ Tài Thần tuy là cần thiết nhưng không được tùy tiện, thích làm lúc nào tùy thích.
 
Dân gian quan niệm thời điểm tốt nhất để thực hiện tỉa chân nhang là ngày vía Tài Thần, ngày rằm tháng 7 và ngày 23 tháng Chạp.   
 
Khi tỉa chân nhang, gia chủ cần nhẹ nhàng rút từng chân một, không rút liền một nắm. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý để lại những chân hương đẹp nhất và để lại theo số lẻ 3-5-7-9. 
 
Nếu di chuyển bát hương, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, tránh nơi uế tạp rồi dùng khăn sạch để lau, có thể lau bằng rượu có gừng giã nhỏ. Khi di chuyển bát hương cần nhẹ nhàng, tránh va chạm, rơi vỡ..
 
Nếu bát hương đã được gắn cố định vào bàn thờ thì gia chủ chỉ cần di chuyển các đồ thờ cúng khác trên bàn thờ rồi lau chùi bát hương cho sạch sẽ.
 
Trước khi tiến hành rút chân nhang và lau dọn, gia chủ nên khấn xin phép, nội dung có thể dựa theo bài khấn dưới đây.

Bài khấn xin phép trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ Thần Tài:
 
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
 
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
 
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
 
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
 
Hôm nay là ngày ...... tháng ......, con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên/Thần Tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
 
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.
 
Bên cạnh đó, nếu có ý định thay cốt bát nhang, gia chủ có thể tham khảo: Tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài đúng cách.
 

4.4 Cháy bát nhang Tài Thần điềm lành hay dữ? 

 
Nhiều hộ gia đình có thể gặp phải tình trạng cháy bát nhang Thần Tài và điều này khiến mọi người lo lắng, bởi ai cũng quan niệm bát hương sẽ mang lại những sự may mắn, tài lộc trong công việc làm ăn.
 
Bát hương hóa âm là hiện tượng chân nhang cháy âm ỉ chứ không bùng thành ngọn lửa. Người ta quan niệm đây là điềm báo gia đình mâu thuẫn, tiền bạc thất thoát, người ngoài lừa lọc, làm ăn khó khăn…
 
Bát hương hóa dương là khi xuất hiện ngọn lửa lớn cháy ở phần phía trên bát nhang. Đây là điềm lành báo hiệu cho gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong kinh doanh buôn bán, gia đình thuận hòa…
 
Tuy nhiên, trên thực tế, việc này có thể xảy ra do bạn không thường xuyên dọn dẹp bát hương, khiến nhang cháy hết tồn đọng nhiều, thời tiết hanh khô gặp gió thì dễ bắt lửa. 
 
Tuy nhiên, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nếu gặp phải tình trạng bát nhang vị Tài Thần bốc cháy và muốn hóa giải, bạn cần tường xuyên dọn dẹp bàn thờ và xung quanh bát nhang, tránh để bàn thờ gần những vật dễ bắt lửa. 

Nếu người bốc bát hương mang nghiệp, gia chủ cũng có thể thay bát hương đang thờ Tài Thần, có điều kiện thì lập ban thờ mới. 

Mua hoa quả thắp lễ cúng bái lại Tài Thần, khi cúng bái bạn cần phải chân thành, nếu đang làm điều xấu thì phải lập tức ngừng lại.

Than Tai la ai? Tho cung Than Tai dung cach
 

5. Ngày vía Thần Tài là ngày nào? 

 

Ngày vía Tài Thần: 


Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng, tương truyền đây là ngày vị Thần này quay trở về trời. Vào ngày này trong năm, người ta sẽ tắm rửa cho tượng và lau dọn bàn thờ tươm tất, đồng thời sắm sửa lễ tam sên cúng Tài Thần Thổ Địa.
 
Muốn lễ cúng được linh nghiệm, gia chủ nên thực hiện ở ngay nơi làm ăn của mình. Ngoài ra, nếu không có điều kiện, mọi người cũng có thể cúng ở ngay nhà mình hay đình chùa. 
 
Ngoài ra, trong những năm gần đây, người Việt Nam còn có lệ đi mua vàng – một món hàng có giá trị cao, gửi gắm mong ước rằng cả năm sẽ được may mắn, tài lộc dồi dào, Tài Thần phù hộ.
 
 
Với các hộ làm ăn, kinh doanh, trong năm không chỉ có một ngày cúng Tài Thần mà ngày này còn được thực hiện mỗi tháng. Thông thường, ngoài việc cúng Ngài vào mùng 1 và rằm hàng tháng như thờ cúng tổ tiên, người ta còn chọn ngày mùng 10 hàng tháng là ngày riêng để cúng dường.
 
Vào ngày này hàng tháng, người ta sẽ dâng lễ cúng Tài Thần để cảm tạ thần đã mang đến nhiều điều may mắn và phúc lộc, đồng thời mong sẽ có thêm nhiều tài lộc trong tháng mới. 
 
Để tỏ lòng thành kính, người ta còn thường thắp hương 2 lần trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối ở bàn thờ Tài Thần.


Nguồn gốc ngày vía Tài Thần


Dân gian kể lại rằng do 1 lần uống rượu say, Tài Thần đã ngã từ trên thiên giới xuống trần gian, va đầu phải đá nên tạm thời mất trí. Bị kẻ gian trấn lột, thần rơi vào cảnh không xu dính túi, đành phải lang thang xin ăn.

Ông được chủ một cửa hàng bán thịt quay mời vào và cho ăn. Kể từ đó, cửa hàng nọ vốn đang vắng vẻ bỗng tấp nập khách khứa. Một thời gian sau, chủ cửa hàng thấy Tài Thần không làm được việc gì nên đuổi đi. 

Ngài lại được chủ cửa hàng đối diện cưu mang, từ đó, khách hàng ở cửa hàng bên kia lại chuyển hết sang bên này. 

Đến đây, người ta mới biết hóa ra ông già nọ chính là người chiêu tài, ai cũng muốn mời về cửa hàng nhà mình. Người ta mua quần áo cho ông mặc, tình cờ lại mua được chính bộ quần áo đã bị mất trước đây của Ngài. Ngài mặc lại, khôi phục trí nhớ và quay về trời. 

Từ đó dân gian coi ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm cũng như hàng tháng là ngày Vía Tài Thần, thờ phụng vô cùng chu đáo.

Để hiểu chi tiết hơn về ngày Vía Tài Thần, xem ở bài viết sau:

Ngày vía Tài Thần là ngày nào? Mọi điều cần biết về ngày cúng vía này để thực hiện cho đúng
Ngày vía Tài Thần là ngày nào và có những điều gì cần biết về ngày cúng này hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các hộ kinh doanh buôn
 

6. Cách cúng Thần Tài hàng tháng

 

6.1 Lễ vật cúng Tài Thần hàng tháng

 
Như đã nêu ở trên, các hộ gia đình làm ăn, buôn bán thường cúng vào mùng 10 mỗi tháng, tức là ngày vía Thần Tài hàng tháng để cảm tạ thần linh và cầu mong may mắn vào những tháng tiếp theo. 

Trong ngày này, gia chủ có thể cúng lễ chay hoặc lễ mặn đều được. Thường là đầu năm cúng lễ mặn, cuối năm cúng lễ chay.
 
Lễ mặn gồm có:
  • 1 lọ hoa tươi, 5 loại hoa quả, 5 nén nhang, 5 chum rượu đế, 2 cây nến, 2 điếu thuốc, gạo, muối trắng, 2 miếng vàng bạc đại.
  • 1 bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt, 1 quả trứng , 1 con tôm hoặc cua đều đã được luộc chín.
Lễ chay ngoài đèn nhang, hoa quả như trên, gia chủ có thể cúng thêm các loại bánh kẹo.
 

6.2 Văn khấn Tài Thần hàng tháng

 
Dưới đây là văn khấn Tài Thần hàng tháng theo Văn khấn cổ truyền:
 
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
  • Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
  • Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
  • Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này. 
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
 
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Tài Thần tiền vị.
 
Cúi xin Tài Thần thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
 
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
 
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
 

6.3 Một số lưu ý khi thờ cúng Tài Thần hàng tháng và hàng ngày

 
Khi sắp xếp đồ cúng Tài Thần không nhất thiết phải mua thật nhiều và chọn những món đắt tiền, song đồ cúng phải luôn tươi và sạch sẽ, không để hoa héo hoặc quả hỏng trên bàn thờ.
 
Nơi đặt bàn thờ phải giữ sạch sẽ, không cho thú nuôi đến gần. Chú ý nên vệ sinh bàn thờ vào các ngày rằm, mùng 1 và mùng 10 hàng tháng.
 
Sau khi thắp hương, gạo, muối, rượu không nên vãi ra ngoài đường mà nên giữ lại trong nhà, mang ý nghĩa giữ lại tài lộc. 
 
Ngoài ra, trong những ngày bình thường, gia chủ cũng nên thắp hương vào 2 thời điểm trong ngày, tầm 6-7h sáng và 6-7h tối với khoảng 5 nén hương cùng với nước, hoa quả hoặc bánh kẹo để tỏ lòng thành kính.
 
Với những hộ gia đình mới lập bàn thờ Tài Thần thì thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để tụ Khí.
 

7. Cách cúng Thần Tài hàng năm

 

7.1 Lễ vật dâng cúng

 
Vào ngày vía Thần Tài hàng năm mùng 10 tháng Giêng, người ta sẽ chuẩn bị thịnh soạn hơn so với dịp cúng lễ hàng ngày, nhưng đồ mặn chủ yếu vẫn là cỗ tam sên. 
 
Ngoài ra, ngày vía Tài Thần còn cần có: 1 bình hoa, 1 đĩa ngũ quả, nến, điếu thuốc, gạo, muối trắng, chum rượu, 1 bộ giấy tiền vàng mã.

Bên cạnh đó, dân gian còn truyền nhau mua vàng đặt lên bàn thờ để xin lộc Tài Thần, cầu cho gia chủ buôn may bán đắt. 
 
Tùy vào điều kiện kinh tế mỗi hộ, lễ vật cúng có thể to nhỏ khác nhau, song cũng không nên mua sắm quá phô trương, tốn kém.
 

7.2 Văn khấn cúng Thần Tài hàng năm

 
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
 
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Tài Thần vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
 
Tín chủ con là………… Ngụ tại……………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……
 
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Tài Thần vị tiền.
 
Cúi xin Tài Thần thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
 
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
 

7.3 Kiêng kị trong ngày cúng vía Tài Thần

  • Không tắm rửa cho tượng Tài Thần, không lau dọn bàn thờ sạch sẽ, bài trí bàn thờ lộn xộn
  • Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, nơi để rác…
  • Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến
  • Thỉnh Tài Thần, Thổ Địa vào bát hương. Nếu làm việc đó vào ngày vía của Ngài thì việc làm ăn kém suôn sẻ, thường vướng tai họa bất ngờ 
  • Mặc quần áo thiếu nghiêm túc, đầu tóc không gọn gàng
  • Nói tục, chửi bậy, to tiếng mâu thuẫn với nhau
  • Chia lộc cúng vía Tài Thần cho người ngoài

7.4 Ngày vía Tài Thần mua gì?

 
Ngày vía Thần Tài mua gì? Để lấy may trong ngày vía Tài Thần, người ta có thể chọn mua một vài vật phẩm như:
 
- Vàng: Người ta quan niệm rằng nếu mua vàng trong ngày mùng 10 tháng Giêng thì sẽ được Tài Thần phù hộ gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm, giúp công việc thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh. 
 
- Các linh vật phong thủy như cóc ngậm tiền, tỳ hưu, kỳ lân, long quy… Đây là những vật phẩm tượng trưng cho sự may mắn, phát triển, đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
 
- Đá quý và đá phong thủy: Đây là hai loại đá biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý. Nếu là đá quý đắt tiền, bạn có thể cất vào trong một chiếc hộp đẹp, để ở góc tài lộc trong phòng ngủ. Đá phong thủy có thể chọn một loại đá phù hợp với bản mệnh, giúp mang lại vận may, bình an và tài lộc.
 
- Đồng tiền xu: Có những hộ gia đình có thói quen mua 9 đồng tiền xu mới về và đặt ở góc tài lộc của gia đình với quan niệm hành động này cũng giống như một hình thức gieo “hạt giống” phát tài.

Trên đây, Lịch Ngày Tốt đã cung cấp toàn bộ thông tin lý giải Thần Tài là ai, có bao nhiêu vị Thần Tài tại Việt Nam cũng như trong văn hóa một số nước phương Đông. Mong rằng chúng hữu ích dành cho bạn!

Xem các bài viết khác:
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X