Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tỉa chân nhang ban Thần Tài như thế nào mới là đúng cách?

Thứ Sáu, 29/12/2017 10:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tỉa chân nhang Thần Tài phải thực sự thật tâm và khéo léo thực hiện các bước như lau dọn bàn thờ, sử dụng bát hương, chọn người... vì tất cả đều rất quan trọng.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Có nên tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài?

 
Có quan niệm cho rằng, việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng. Ngoài ra, để bát hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy việc thắp hương sẽ không còn ý nghĩa.
 
Hơn thế, bát hương mà có chân hương cao sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên, cũng giống như ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt sẽ cảm thấy rất khó chịu.
 
Vì thế, việc tỉa chân hương trên ban thờ gia tiên hay thần linh nói chung (gồm cả Thần Tài) là điều cần thiết và nên làm. 
 
Có điều cần lưu ý, bát nhang là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Vì thế, rút bớt hay tỉa chân nhang ở bàn thờ Thần Tài hay bàn thờ gia tiên không phải tùy tiện, thích làm lúc nào cũng được.

Chúng ta thường lau dọn bàn thờ Thần Tài, ông Địa vào ngày 13, 14 âm lịch. Các ngày gần cuối cùng trong các tháng trong năm.
 
Thời điểm tốt nhất để tỉa chân nhang là các ngày 23 tháng Chạp, ngày vía Thần Tài, ngày rằm tháng 7. Tuy nhiên, nên căn cứ vào tình trạng thực tế của bát hương mà gia chủ có thể tiến hành rút bớt chân nhang cho phù hợp, miễn sao làm với tấm lòng thành kính là được.

Bạn nên biết: Hướng dẫn lau dọn bàn thờ cuối năm để rước thêm lộc lá vào nhà!

Tia chan nhang ban tho Than Tai
 

2. Tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài như thế nào cho đúng?
 

Thông thường, việc tỉa rút chân nhang được thực hiện sau lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp. Đây là thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ đạc khác, nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.
 
Tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3-5-7-9. Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.    
 
Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…
 

2.1 Chọn người

 
Ai cũng có thể bao sái ban thờ. Nhưng nếu trong nhà chọn được người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng thì rất tốt, bởi ban thờ tổ tiên là nơi linh thiêng, việc bao sái ban thờ, tỉa chân hương cần làm tỉ mỉ, sạch sẽ và thành kính.
 
Trước khi bao sái, người được chọn nên tắm rửa sạch sẽ rồi hãy bắt đầu công việc. Cần giã vài củ gừng, ngâm với rượu trắng trước.
 

2.2 Sử dụng bát hương

 
Gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.

Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.
 
Khi lau dọn bát nhang, bài vị, ban thờ… phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ lau cho sạch. Quan điểm không để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi, có nhiều nơi vẫn bê bát hương xuống lau chùi bình thường. 
 
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi rút chân nhang:
  • Dùng khăn sạch, có thể là khăn mới đã được giặt sạch để lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác. 
  • Tránh để bát hương, các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.
  • Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơi ẩm lau hoặc lau khô.
  • Bát hương bằng sứ, tránh va chạm, rơi vỡ. 


2.3 Cách thay tro bát hương


- Bạn nên dùng tro rơm sạch sẽ tốt hơn là dùng cát.
 
- Cần lưu ý khi thay cát trong lư hương hành động phải thật dứt khoát, tránh xê dịch nhiều.
 
- Chuẩn bị một chiếc khăn lớn sạch, hoặc một mảnh vải sạch, trải lên bàn rồi nhấc dứt khoát lư hương ra, sau đó đổ tro cát trong lư hương ra giữ lại 1/3 tro cũ.
 
- Dùng khăn sạch bọc quanh bát hương, đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao khoảng 2/3 lư hương. Lau sạch bát hương rồi để ngay ngắn về vị trí cũ.
 
- Không đổ đầy cát mới vào lư hương vì nếu chọn quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát nhang nhanh đầy, còn cho quá ít thì khi cắm hương sẽ không chắc chân.
 
- Sau khi bỏ tro mới vào bát hương xong thì chọn 3- 5 chân nhang, chụm lại rồi cắm lại trong bát.
 
- Nếu bạn không muốn thay tro mới có thể dùng thìa sạch xúc bớt tro trong bát hương ra.
 
- Cần lau dọn sạch ban thờ trước khi đặt bát hương trở lại.

2.4 Văn khấn trước khi rút chân nhang bàn thờ thần tài

 
Dân ta từ xưa vẫn có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vì thế, trước khi tiến hành rút chân nhang bàn thờ Thần tài gia chủ cần phải xin phép thần linh về việc mình sắp làm. Vì lẽ đó, gia chủ cần sắm 1 đĩa hoa quả để đặt lên bàn thờ, xin phép về việc tiến hành rút chân nhang. Việc làm này nên được thực hiện trước 1 ngày để thông báo cho Thần linh tạm lánh đi nơi khác.

Theo đó, trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ gia chủ thắp hương và khấn xin phép như sau:
 
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
 
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
 
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
 
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
 
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
 
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
 
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.

Ban tho Than Tai ong Dia nen duoc don dep thuong xuyen
 

3. Có nên lau dọn bàn thờ Thần Tài thường xuyên?


Cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi, ngày nay mọi người đặt hai chữ "Thành tâm" lên trên tất cả. Vì thế, có quan niệm cho rằng, không nhất thiết chỉ những ngày đặc biệt mới được rút tỉa chân nhang hay vệ sinh lau dọn bàn thờ Thần Tài, mà nếu thấy ban thờ bụi bẩn, lộn xộn thì tốt nhất nên lau dọn thường xuyên. 

Dưới đây là những bước lau dọn bàn thờ Thần Tài cơ bản mà gia đình nào cũng có thể tiến hành thường xuyên. 
  • Bước 1: Dọn lần lượt các thứ trên bàn thờ ra và để ở một góc riêng sạch sẽ. Chúng ta nên phân loại mỗi thứ rõ ràng để dễ trong việc vệ sinh.
  • Bước 2: Quét dọn tàn hương, bụi, mạng nhện bên trong và xung quanh bàn thờ. Sử dụng khăn khô lau sạch bụi. Sau đó lau lại một lần nữa bằng khăn ướt cho đến khi sạch hoàn toàn. Riêng vệ sinh lư hương, bạn nên nhẹ nhàng dùng tay gạt hết tàn nhang, tránh dịch chuyển lư hương nhiều.
  • Bước 3:  Vệ sinh cho Thần Tài, ông Địa. Nên di chuyển tượng Thần Tài, ông Địa ra một vị trí riêng để lau rửa.  Sử dụng một cái khăn riêng biệt và nước nấu lá bưởi để lau chùi. Chú ý cẩn thận lau sạch để giữ vững tài lộc.
  • Bước 4: Lau dọn sạch sẽ những phần xung quanh của bàn thờ Thần Tài, và sắp xếp các thứ lại như vị trí ban đầu.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X