Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Thần Tài có bao nhiêu vị? Văn thần tài và võ thần tài là ai, phân biệt thế nào?

Thứ Sáu, 07/06/2013 17:00 (GMT+07)


Trong số các vị thần quen thuộc được lưu truyền trong dân gian, thần tài là một trong những vị thần được nhiều người biết đến và coi trọng. Thần tài gồm thần tài quan văn (văn thần tài) và thần tài quan võ (võ thần tài).


- Thần Tài có bao nhiêu vị?


Tùy theo quan niệm mỗi quốc gia, Thần Tài gồm những vị khác nhau. Ví du, quan niệm Trung Quốc sẽ có 5 vị 
chính đại diện cho các phương hướng, trong khi ở Việt Nam lại gồm 2 vị là Văn Thần Tài và Võ Thần Tài.

1. Thần Tài ở Trung Quốc


Thần Tài là ai?, có bao nhiêu vị là thắc mắc của rất nhiều người. Ta biết rằng Thần Tài không phải là một vị thần duy nhất. Ở Trung Hoa có tới hàng tá Thần Tài với những vai trò và vị trí khác nhau, hình thành trong các giai đoạn văn hóa khác nhau. 

Trong đó nổi tiếng nhất là 5 vị Thần Tài chính đại diện cho các phương hướng, bao gồm:

  • Vương Hợi (Trung tâm) hay còn gọi là Trung Bân Tài Thần: thủ lĩnh đời thứ 7 của bộ lạc Thương; cũng là tổ 8 đời của Thành Thang, vua lập nên nhà Ân. Vương Hợi phát triển chăn nuôi, đề xuất việc trao đổi hàng hóa giữa các bộ lạc nên được tôn làm Thần Tài của giới kinh thương.
  • Tỷ Can (hướng Đông) hay còn gọi là Tài Lộc Chân Quân: chú của Trụ vương, là người ngay thẳng, vì can gián Trụ Vương nên bị vương tức giận moi tim. Đạo giáo quan niệm, ông không có tim (hư tâm) nên ắt là bậc công chính.
  • Sài Vinh (hướng Nam) hay còn gọi là Thiên Tài Tinh Quân: vua thứ hai nhà Hậu Chu thời Ngũ đại, không những võ công hiển hách, có công mở rộng biên cương, mà còn là bậc minh quân phát triển thương nghiệp.
  • Quan Võ (hướng Tây): Một nhân vật nổi tiếng qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nức tiếng trung thành, tín nghĩa.
  • Triệu Công Minh (hướng Bắc) hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân: Ông lánh đời đi tu, nhưng sau khi đắc đạo thì coi trọng việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà, giúp người chịu oan ức. Người buôn bán đến cầu để được làm ăn phát đạt may mắn.
than tai co may vi
Trung Quốc có 5 vị Thần Tài đại diện cho các phương hướng


Ngoài 5 vị Tài Thần kể trên còn có thêm 4 vị Tài Thần khác gồm:

  • Phạm Lãi (hướng Đông Nam): là một công thần giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Sau khi giúp vua làm nên việc lớn, ông lui về ở ẩn và chuyển sang nghề làm kinh thương, của cải kiếm được được ông sử dụng để cứu giúp nhân dân.
  • Lý Quỷ Tổ (hướng Đông Bắc): là một vị quan thanh liêm, có công lớn trong việc khơi thông đường sông, buôn bán muối, lấy bổng lộc của mình để giúp đỡ dân nghèo. Sau khi qua đời, ông được tôn lên làm Tài Thần.
  • Đoan Mộc Tứ (hướng Tây Nam): người nước Vệ, sống vào thời kỳ cuối Xuân Thu, là môn sinh thân thiết của Khổng Tử. Ông là một nhà ngoại giao kiệt xuất của thời Xuân Thu, từng đảm nhiệm chức quan viên cao cấp ở một số nước, đồng thời là một thương nhân rất giàu có.
  • Lưu Hải Thiềm (hướng Tây Bắc): là một trong năm người sáng lập nên phái Toàn Chân của Đạo Giáo. Ông được người Trung Hoa tôn xưng là Chuẩn Tài Thần, tức là một người chưa được phong chức Tài Thần nhưng cũng đã đem lại một lượng của cải nhất định cho nhân gian, hoàn thành một phần chức trách của Thần Tài.

9 Thần Tài kể trên lại được chia ra ba loại:

  • “Văn Tài Thần” gồm Tỷ Can, Phạm Lãi, Lý Quỷ Tổ, Lưu Hải Thiềm
  • “Võ Tài Thần” gồm Triệu Công Minh, Quan Võ; còn Vương Hợi
  • “Quân Tài Thần” Sài Vinh

2. Thần Tài ở Việt Nam


Ở Việt Nam, Thần Tài có bao nhiêu vị? Thần Tài được biết đến chủ yếu được chia làm 2 loại:

Văn thần tài

 
loc tinh tam da
Lộc Tinh đứng giữa trong bộ tượng Tam Đa, bên cạnh Phúc Tinh và Thọ Tinh


Văn thần tài tương được thờ cúng phổ biến ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Đây là 2 vị Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh chuyên
trông coi việc tiền tài trong thiên hạ.

Tài Bạch Tinh Quân thường xuất hiện với hình ảnh mặt trắng, tóc dài, dáng vẻ oai phong. Lộc Tinh tượng trưng cho tài lộc, sự thăng quan tiến chức; thường được xếp ngang hàng với 2 vị thần khác là Phúc và Thọ.


Võ thần tài

quan cong than tai
Hình tượng Quan Công quen thuộc với nhân dân ta


Trong những ngôi chùa, ngôi đền thường có các pho tượng võ thần tài với hình dạng mặt đen, râu rậm, tay cầm roi sắt, cưỡi hổ, đầu độ mũ vàng và mặc chiến bào. Vị thần này có tên là Triệu Công Minh, được người Trung Quốc và Việt Nam rất sùng bái.


Một vị thần tài quan võ cũng được nhiều người thờ cúng là Quan Thánh Đế Quân (Quan Công hay Quan Đế). Tuy nhiên, Quan Đế còn được coi là vị thần vạn năng và được nhắc đến nhiều trong thuật phong thủy. Thần giữ nhiều vai trò như diệt trừ ma quỷ, trừ tà, trấn cổng, hộ pháp...


Xem các bài viết khác:


Tin cùng chuyên mục

X