Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Làm gì ngày vía Thần Tài: Điều NÊN và KHÔNG NÊN làm để cả năm tài lộc dồi dào

Thứ Hai, 07/02/2022 10:20 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ngày mùng 10 tháng Giêng chính là ngày vía Thần Tài hàng năm, trong ngày này nên làm gì, không nên làm gì để được Thần Tài che chở?
 

1. Những điều nên làm trong ngày vía Thần Tài hàng năm

 

1.1 Lau dọn ban thờ Thần Tài


lau don ban tho than tai
 Làm gì ngày vía Thần Tài hàng năm: Điều NÊN và KHÔNG NÊN làm để cả năm tài lộc dồi dào

Trước khi làm lễ cúng Thần Tài, gia chủ nên lau dọn ban thờ, tắm rửa cho tượng thần cẩn thận. Nước tắm rửa cho tượng thần thường là nước hoa bưởi, nước gừng hoặc rượu pha nước, nên có khăn riêng để lau khô tượng trước khi đặt trở lại ban thờ.
 
Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị 1 chiếc khăn khác để làm lễ lau dọn bao sái ban thờ Thần Tài. Nước lau rửa ban thờ cũng tương tự như nước tắm rửa cho tượng thần, tuy nhiên lưu ý tránh dùng nước rượu gừng vì có thể bay màu gỗ trên ban thờ.

Có thể dùng nước ngũ vị hương gồm 5 loại hương liệu như hồi, quế, hương nhu, lá sả, lá mùi (hoặc lá bưởi) để lau ban thờ. Khăn dùng để lau dọn ban thờ và tắm cho tượng thần tuyệt đối không được dùng vào việc khác.
 
Tất cả những đồ thờ cúng trên ban thờ cũng cần phải được lau sạch sẽ, đừng để những đồ thờ cúng bám nhiều bụi bẩn, không thể hiện được lòng thành kính với thần linh. Bạn đã biết Tỉa chân nhang Thần Tài như thế nào mới là đúng cách chưa?
 

1.2 Chuẩn bị mâm cỗ tam sên


mam co tam sen
 
Việc cúng Thần Tài thường được giới kinh doanh vô cùng coi trọng, họ thắp hương thờ cúng hàng ngày chứ không chỉ chờ tới ngày vía Thần Tài mới dâng cúng lễ vật.
 
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía Thần Tài hàng năm, lễ cúng trong ngày này cũng như ngày vía Thần Tài hàng tháng cũng có phần cầu kì hơn, đặc biệt là phải có đủ lễ tam sên.
 
"Tam sên" là gì? Và cúng Thần Tài như thế nào mới có lộc? Mâm cỗ tam sên là mâm cỗ mặn, thường có 1 miếng thịt, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Lễ tam sên ở đây tượng trưng cho Thổ - Thủy - Thiên.

Trong đó miếng thịt heo tượng trưng cho Thổ, là thứ ở trên cạn. Tôm hay cua là những thứ ở dưới nước, tượng trưng cho Thủy. Còn trứng tượng trưng cho Thiên, bởi đây là trứng của loài có lông vũ, có thể bay trên trời, ngoài ra trứng còn là biểu trưng cho tính phồn thực, sinh sôi nảy nở nữa.

Nhiều nơi còn có lệ cúng cả heo quay, vịt quay, cua biển, cá nướng… Có điều, mâm cao cỗ đầy không bằng tâm thành kính. Việc biện lễ nên tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình, không nên quá câu nệ.
 
Theo quan niệm dân gian, những người làm kinh doanh muốn cúng Thần Tài thì nên làm lễ ở ngay nơi làm ăn của mình sẽ linh nghiệm hơn.

Với những người không kinh doanh thì có thể làm lễ cúng ở nhà hay ở đình chùa đều được, người ta cho rằng bản thân “thổ địa” được cung thờ ở nhà còn có thêm “chức năng” của Thần Tài nữa.
 

1.3 Mua vàng ngày vía Thần Tài hàng năm


nen lam gi trong ngay via than tai hang nam
 
Chẳng biết tự bao giờ, người Việt Nam có lệ đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, mong rằng cả năm sẽ được may mắn, tài lộc dồi dào.

Sở dĩ người ta mua vàng chứ không phải đồ gì khác vì cho rằng đây là món kim loại quý, có giá trị cao. 
 
Vàng cũng giống như của để dành, mua vàng về nhà ngày này tượng trưng cho việc mang của cải vào nhà, gia chủ nhờ đó mà luôn sung túc, đủ đầy. Được vị Thần cai quản tiền tài, gia sản phù hộ, việc làm ăn kinh doanh cũng theo đó mà thuận lợi, suôn sẻ hơn. 
 
Người ta thường mua vàng về và đặt lên ban thờ Thần Tài cúng lễ, sau lễ cúng có thể đem vàng cất đi hoặc mang theo người lấy may. 
 

1.4 Thỉnh vật phẩm phong thủy


linh vat phong thuy
 
Ngoài việc mua vàng trong ngày vía Thần Tài, ngày nay nhiều người còn thỉnh vật phẩm phong thủy để bài trí trên ban thờ Thần Tài. Đó có thể là những xâu tiền càn khôn, những đĩnh vàng, đĩnh bạc… nói chung là những vật phẩm tượng trưng cho tiền tài.

Nhiều người có thói quen mua 9 đồng tiền xu thật mới rồi đặt ở phương vị tài lộc trong nhà. Điều này cũng giống như việc "gieo hạt giống" tài lộc vào nhà mình, mong rằng năm mới tài lộc sẽ càng ngày càng sinh sôi nảy nở, gia đình sẽ càng ngày càng sung túc.
 
Ngoài những đồ vật phong thủy đó, người ta còn thỉnh cả những linh thú phong thủy mang nhiều may mắn về tài lộc như tỳ hưu, thiềm thừ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi thỉnh linh thú phong thủy, nên thỉnh linh thú làm bằng đồng hay đá để có nhiều năng lượng phong thủy hơn. Linh thú nên nhỏ hơn tượng thần, đây là điều mà gia chủ cần đặc biệt lưu tâm. 

Đá quý hay đồ trang sức cũng là thứ mà nhiều người quyết định sẽ mua về trong ngày vía Thần Tài, đơn giản vì những thứ này đều có giá trị kinh tế cao, tượng trưng cho tài lộc.

Dân gian khuyên rằng mua về, sau khi thắp hương trên ban thờ Thần Tài, gia chủ nên tìm 1 chiếc hộp đẹp để cất vào, sau đó đặt ở góc tài lộc trong phòng ngủ của mình. Đá quý phong thủy nên chọn loại hợp mệnh với gia chủ sẽ tốt hơn. 
 

1.5 Đọc to, đúng bài văn khấn Thần Tài

 
Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng lại là 1 điều mà gia chủ nên làm trong ngày vía Thần Tài hàng năm. Gia chủ đọc văn khấn lễ Thần Tài to, rõ ràng, đầy đủ thì thần linh cũng sẽ phù hộ cho mọi việc hanh thông, thuận lợi hơn.

Ngược lại, nếu làm không đúng thì có thể công việc kinh doanh, làm ăn sẽ bị cản trở phần nào, may mắn cũng bị hạn chế bớt. 
 

2. Những điều không nên làm trong ngày vía Thần Tài


kieng ky ngay via than tai
 
Cũng giống như những ngày lễ khác, có khá nhiều điều kiêng kỵ ngày vía Thần Tài mà gia chủ cần phải ghi nhớ.
 
Tránh để ban thờ Thần Tài ở gần những nơi không sạch sẽ như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà kho. Nên dọn dẹp sạch sẽ xung quanh nơi đặt ban thờ cũng như thường xuyên lau dọn ban thờ, tượng thần cho sạch sẽ.
 
Đặt ban thờ Thần Tài cạnh lối đi cũng là điều tối kỵ, bởi sự ồn ào sẽ ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Thêm nữa, tài khí kỵ động, người đi lại quá nhiều có thể khiến cho tài khí dễ bị tiêu tán, tài lộc dù có vào nhà thì cũng khó bề giữ được. 
 
Gia chủ nên chuẩn bị quần áo sạch sẽ, chỉnh tề để làm lễ cúng, lưu ý không nói tục, chửi bậy, đánh chửi nhau trong ngày vía Thần Tài. Sau khi cúng lễ Thần Tài, chớ nên chia lộc cho người ngoài.

Mâm cỗ tam sên chỉ nên cho người trong nhà thụ lộc, những đồ như gạo muối thì cất đi dùng dần, nước hay rượu thì đem ra trước cửa nhà, rót từ ngoài vào trong nhà, ngụ ý mang tài lộc vào nhà. 
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X