Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Trẻ con phá bàn thờ Thần Tài có bị quở trách hay mất lộc không?

Thứ Tư, 05/02/2025 11:20 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Trẻ con phá bàn thờ Thần Tài khiến nhiều người lớn cảm thấy hoang mang, lo sợ, tuy nhiên, nếu hiểu rõ điều này thì mọi việc đều trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Bàn thờ ông Địa, hay còn gọi là bàn thờ Thần Tài được xem là nơi rất linh thiêng, là biểu tượng của thịnh vượng, may mắn của gia đình. Thế nên khi trẻ con trong nhà đùa nghịch, làm xê dịch hay làm hỏng đồ trên bàn thờ Thần Tài khiến người lớn không khỏi lo lắng.
 

1. Trẻ con phá bàn thờ Thần Tài có sao không?

 
Tre con pha ban tho Than Tai co bi quo trach
 
Mặc dù người lớn hiểu rằng bàn thờ Thần Tài là nơi trang nghiêm, thế nhưng trong mắt trẻ con đó chỉ là thứ để chúng được khám phá. Trẻ con với bản tính tò mò, cái gì lạ, nhiều màu sắc, lại bị bố mẹ cấm cản thì chúng càng thích lại gần.

Vậy nên, có quá nhiều trường hợp khi bố mẹ không để ý, các con bắt đầu bày ra rất nhiều trò trên bàn thờ ông Thần Tài như:
  • Xem tượng ông Địa như đồ chơi.
  • Nếm thử đồ ăn có sẵn trên bàn thờ, rút que hương.
  • Tự ý thay đổi vị trí các vật dụng, lấy chén trên bàn thờ.
  • Mang tượng của hai ông trên bàn thờ ra ngoài để chơi...
Không chỉ trẻ em, chó hoặc mèo trong nhà cũng có thể gây ra tình huống tương tự như.
  • Chó mèo leo lên bàn thờ và làm đổ, xáo trộn đồ cúng.
  • Chó mèo gặm các vật dụng trên bàn thờ tha lôi khắp nhà...
Những hành động này nhìn chung đều khiến người lớn trong gia đình cảm thấy hoang mang khi rơi vào tình huống khó xử, dở khóc, dở cười: 
  • Chúng ta lo ngại về sự bất kính với Thần Tài, có thể ảnh hưởng tới vận may của gia đình.
  • Cố gắng ngăn cản con nhưng không phải khi nào chúng cũng nghe và vẫn thường xuyên thích lại gần bàn thờ. 
  • Tìm cách cấm thì con càng tò mò hơn.
Mặc dù ban đầu có thể gây ra sự bối rối, nhưng đừng quát mắng trẻ vì điều này không mang lại bất cứ thay đổi tích cực nào, thậm chí còn làm tăng cảm giác tội lỗi và căng thẳng trong gia đình.

Hãy nhớ rằng, những tình huống phạm lỗi của con không được bỏ qua nhưng cũng không nên nặng lời. Hãy xem đây là cơ hội để gia đình có những cuộc trò chuyện ý nghĩa về văn hóa và tín ngưỡng.

Hơn nữa, Thần Tài cũng không quở trách hay gia đình cũng không bị mất lộc trong tình huống này vì trẻ con được cho là đại diện của những linh hồn thuần khiết, trong sáng, do đó, những hành động vô tình của con trẻ sẽ được các vị thần linh bỏ qua.

Tuy nhiên, không vì thế mà cứ để con thể hiện sự thiếu tôn kính với những nơi thờ cúng. Hãy bắt đầu kiên nhẫn dạy dỗ, uốn nắn con cái từ nhỏ về ý thức giữ gìn, tôn trọng không gian tâm linh từng chút một.

Đừng bỏ lỡ: Cháy bát nhang Thần Tài có điềm báo gì đáng lo?
 

2. Hãy giáo dục con trẻ về sự tôn trọng tín ngưỡng 

nen giao duc con tre ve tin nguong
 
Hướng dẫn trẻ thực hiện sự tôn trọng về tín ngưỡng, văn hóa, các vấn đề tâm linh cũng là quá trình bồi dưỡng nhân cách từ sớm cho trẻ. 

Nếu bé có thể kiên nhẫn nghe bạn nói, hãy giải thích một chút về nguồn gốc và lịch sử của việc thờ ông Địa. Ông Địa được xem là vị thần cai quản đất đai, bảo hộ cho mọi hoạt động kinh doanh và cuộc sống hàng ngày của con người.
 
Ý nghĩa tâm linh của bàn thờ ông Địa đó là mang lại cho các gia đình sự bình an, may mắn. Những ai làm kinh doanh cũng sẽ được phù hộ cho thuận buồm, xuôi gió. 
 
Lưu ý rằng cách giải thích cho trẻ về ý nghĩa của bàn thờ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, thông tin ngắn gọn, có thể liên hệ với những khái niệm quen thuộc với trẻ. Ví dụ, bàn thờ giống như một ngôi nhà của ông Địa, và chúng ta cần tôn trọng nơi sống của người khác.
 
Cần tạo không khí thoải mái, không áp đặt, và giải thích từng chút một, không phải nói một lần là con hiểu và nhớ ngay. Do đó, bố mẹ cần kiên nhẫn hơn, có thể nhắc lại điều này nhiều lần khi có cơ hội mà không cảm thấy khó chịu hay phiền phức.
  
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể hướng dẫn con cách ứng xử phù hợp trước bàn thờ: Hướng dẫn trẻ thực hiện các nghi thức đơn giản (nếu phù hợp). Bố mẹ cũng nên làm gương, thể hiện sự tôn trọng thần linh để cho các con nhìn thấy. 

Ngoài ra, nhắc nhở con trẻ về điều nên và không nên đối với bàn thờ đó là:
  • Nên giữ yên lặng, tôn trọng, không nên chạy nhảy, ồn ào xung quanh. Trẻ con vốn hiếu động, chưa ý thức được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng, do đó, người lớn cần nhắc nhở, không cho trẻ chơi đùa, leo trèo gần bàn thờ.
  • Nhắc con nhớ rằng chỉ quan sát từ xa không nên tự ý chạm vào đồ vật trên bàn thờ.
  • Hỏi người lớn, không tự ý lấy hay di chuyển đồ vật. Việc di chuyển bàn thờ phải được thực hiện cẩn thận, bài bản và có sự tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Việc tự ý xê dịch, di chuyển bàn thờ được cho là có thể làm động phạm đến thần linh, gây ra những điều không may mắn cho gia chủ. 
Ngoài ra, các gia đình cũng nên tạo cơ hội các con tham gia vào hoạt động tâm linh gia đình, qua đó có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của bàn thờ: 
  • Khuyến khích con tham gia vào việc dọn dẹp, trang trí bàn thờ khi có cơ hội.
  • Giải thích với con các ý nghĩa của các nghi lễ mỗi khi bạn thực hiện. Con không thể hiểu ngay nhưng nghe nhiều chúng sẽ dần dần ngấm từng chút một.
  • Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và chia sẻ suy nghĩ của mình về những việc này.
Qua những hoạt động này, trẻ sẽ dần hình thành ý thức tôn trọng và hiểu biết về văn hóa tâm linh của gia đình.
 

3. Kiểm tra thiệt hại và gia đình có cách xử lý phù hợp


Điều quan trọng nhất khi phát hiện bàn thờ bị phá là cần giữ bình tĩnh, không gào thét, nóng giận, hay đánh mắng vì trẻ không học được gì qua điều đó ngoài việc dễ tức giận như bố mẹ chúng.

Không nóng giận, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để xác định mức độ thiệt hại. Nếu bàn thờ chỉ bị xê dịch nhẹ, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại vị trí ban đầu.
 
Nếu con trẻ quá nghịch ngợm, khiến cho bàn thờ hỏng nặng, bạn cần sửa chữa hoặc thay mới các vật phẩm trên bàn thờ. Hãy chắc chắn rằng bàn thờ được đặt lại ở vị trí trang trọng và sạch sẽ. Đây cũng là cơ hội làm sạch không gian bàn thờ và xung quanh bàn thờ. 
 
Sau khi mọi thứ đã ngay ngắn, sạch đẹp trở lại, bạn nên làm lễ cúng lại để xin lỗi Thần Tài và cầu mong sự bình an, chúc phúc. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng nhỏ gồm hoa quả, nước, và hương. Thực hiện lễ cúng đơn giản và thể hiện lòng thành kính cùng lời nói cho thấy sự hối lỗi và mong được tha thứ.
 
Không quên nói rằng việc bàn thờ bị xê dịch là sự cố ngoài ý muốn do con trẻ nghịch ngợm, xin ông Địa bỏ qua và tiếp tục phù hộ cho gia đình được bình an, may mắn.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X