Nhân duyên Steve Jobs và Thiền là bệ phóng tuyệt vời cho Apple thành công rực rỡ

Thứ Bảy, 12/05/2018 23:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Bỏ học và kiếm ăn từng ngày chẳng ai ngờ tới nhân duyên Steve Jobs và Thiền đã giúp ông mở ra cánh cửa về một thế giới tuyệt vời, đẹp đẽ, nhiều màu sắc trước mắt mình đến vậy.
 
 
Chúng ta nhớ tới hình ảnh Steve Jobs là Chủ tịch của Apple - công ty thành công bậc nhất thế giới nhưng ít ai biết rằng Thiền đã đóng góp phần lớn vào sức sáng tạo không ngừng của người đàn ông tuyệt vời này. Dù là người sở hữu tài sản rất lớn, nhưng ông luôn sống đơn giản, thiểu dục tri túc, ăn chay vì Steve Jobs là một Phật tử, thực hành thiền định từ thuở thanh niên.
 

Nhân duyên Steve Jobs và Thiền

 
Về cuộc đời Jobs, có một điểm đặc biệt người ta ít để ý, đó là Thiền. Nhân duyên Steve Jobs và Thiền từ rất sớm khi mới 18 tuổi Jobs đã đến Ấn Độ với một tư duy lập dị cùng với một người bạn, Dan Kottke, sau khi rời bỏ Reed, một trường học nhân văn tư nhân ở Portland, Oregon. Là một sinh viên triết học quan tâm nhiều đến tôn giáo, Jobs đã bỏ học chỉ sau một học kỳ do xuất thân từ tầng lớp trung lưu nên đã tạo ra nhiều rắc rối trong một trường học dành cho giới giàu có.
 
Điều Jobs thấy rõ nhất là ông đang tiêu tốn khoản tiền tiết kiệm cả đời của cha mẹ, những người thuộc giai cấp lao động. Ông ta bỏ học không phải vì lười biếng mà vì cảm thấy buồn và xấu hổ khi phải tiêu quá nhiều tiền để dành cả đời của bố mẹ nuôi trong khi bản thân ông lại không thực sự cảm nhận được những điều mà ông cho là có giá trị thật sự. Ông đã quyết định từ giã ngôi trường chỉ sau sáu tháng theo học. 
 
Jobs từng nói: "Tôi không có phòng ký túc xá, vì vậy tôi ngủ trên sàn nhà trong phòng của bạn bè, tôi đã giao lại các chai coca-cola để lấy khoản tiền gửi 5 xu để mua thực phẩm và tôi đã đi bộ bảy dặm đến thị trấn mỗi tối chủ nhật để xin một bữa ăn mỗi tuần một lần tại ngôi đền Hare Krishna. Tôi thích thế".
 
Nói về những ngày tháng cơ cực đó, Jobs chia sẻ: "Tôi yêu khoảng thời gian này. Phần lớn những gì tôi tiếp xúc từ sự tò mò và trực giác của mình về sau đều trở nên vô giá đối với tôi". 

Tham khảo: Tác dụng Thiền định giúp những doanh nhân hàng đầu thế giới thành công như thế nào?
 
 
 
Thường xuyên đến đền Hare Krishna vào mỗi tối Chủ nhật là cơ duyên cho hành trình tìm minh triết tại Ấn Độ của Jobs sau đó. Chi tiết về chuyến đi của ông rất ít được biết đến và không được rõ ràng đối với công chúng, nhưng những gì mà Jobs từng kể đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc vào những gì ông cảm nhận về sự giác ngộ và tâm linh.
 
Năm 1973, Jobs cùng một người bạn là Daniel Kottke, lang thang khắp Ấn Độ để "tìm kiếm sự giác ngộ tâm linh". Ông đã sớm đến với Phật giáo sau khi đến Ấn Độ. Ông cạo đầu, mặc quần áo Ấn Độ và thường thử nghiệm các chất gây ảo giác. Tuy nhiên, ông đã đến gặp đạo sư Neem Karori Baba, một tín đồ Hanuman, người đã có một số tín đồ người Mỹ vào những năm 1970 - đã chết trước khi Jobs và người bạn Kottke biến nơi đây thành tu viện khổ hạnh cho ông, ông trở về California trong trang phục của một nhà sư.

Sau khi trở về từ Ấn Độ, ông đã thuật lại một câu chuyện về một cái giác ngộ khác của ông. Jobs đã trích dẫn: "Chúng ta sẽ không tìm thấy một nơi mà chúng ta có thể đi đến để được giác ngộ trong một tháng. Đó là một trong những lần đầu tiên tôi bắt đầu nhận ra rằng có lẻ Thomas Edison đã làm rất nhiều để cải thiện thế giới này hơn cả Karl Marx và Neem Kairolie Baba cùng hợp sức lại với nhau".
 
Trở về Mỹ, Jobs dành nhiều thời gian tìm hiểu về Thiền tại Trung tâm Thiền Los Altos ở California trước khi nghiên cứu sâu hơn về Thiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Kobun Chino Otogawa, người về sau được Jobs mời làm "cố vấn tâm linh" cho công ty phần mềm NeXT.
 
Năm 1976, sau 3 năm tầm sư học đạo, Jobs cùng người bạn cũng bỏ học đại học như mình là Steve Wozniak thành lập Apple. Nhìn lại chặng đường Jobs đã đi qua, có thể thấy nhân duyên Steve Jobs và Thiền như là một bước ngoặt tuyệt vời cho ông phát triển không ngừng sự nghiệp của mình khi tuổi đời còn rất trẻ. 

Xem thêm: Thiền nơi công sở - Công ty lớn như Apple, Google... khuyến khích nhân viên học Thiền
 

Tư tưởng của Thiền đã ảnh hưởng đến triết lý sống và tư duy trong công việc của ông.

 
Vào năm  2005 diễn văn tại lễ phát bằng tốt nghiệp nổi tiếng của ông ấy ở Đại học Stanford, cho rằng áp lực công việc và tầm quan trọng của công việc chính là đi theo trái tim của chính mình.” Trong 33 năm qua, Tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi : “Nếu hôm nay là những ngày cuối cùng trong cuộc đời tôi, tôi sẽ muốn làm điều mà tôi sắp sửa làm hôm nay? Và bất cứ khi nào câu trả lời đã "Không" cho nhiều quá ngày liên tục, Tôi biết Tôi cần thay đổi cái gì đó". 

Steve Jobs từng chia sẻ quan điểm của ông về cái chết cũng như tầm quan trọng của việc nhận biết đúng đắn về cái chết:
 
"Không ai muốn chết cả. Thậm chí những người thích lên thiên đàng cũng không muốn chết. Tuy nhiên, cái chết là đích đến chung của mỗi chúng ta và không ai có thể tránh khỏi. Nhưng Cái Chết thật ra lại là một trong những tạo vật tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân làm thay đổi cuộc sống, dẹp bỏ cái cũ, dọn đường cho cái mới.
 
Quán niệm về Chết theo tinh thần Phật giáo mà Steve ứng dụng vào đời sống của mình hẳn không hề mang dấu ấn bi quan nào hết. Trái lại, nó mở ra một con đường thênh thang với biết bao cơ hội chuyển hóa và thăng tiến theo giấc mơ lý tưởng của mình, bỏ lại đằng sau tất cả những vướng bận vào được mất, hơn thua cho cuộc sống nhị nguyên. Vâng, đấy chính là sức công phá vĩ đại của một tâm thức đã vượt lên trên thế giới vô thường vì đã “tỏ ngộ” về vô thường. Tham khảo: Đức Phật nói về tái sinh, cuộc sống sau khi chết
 
Chỉ một phút tĩnh tâm với một trang kinh, Steve Jobs đã hiểu được những giá trị thực thụ khi quán niệm về chết. Từ đó, ông đã ra sức sống hết mình với những gì tốt đẹp nhất và đeo đuổi mục tiêu của mình cho tới cùng. Động lực của của sự đeo đuổi này, dĩ nhiên, không phải vì hơn thua mà chính vì tấm lòng trân trọng cuộc sống, trân trọng những giá trị chân thật, và trân trọng cái “Mỹ” bên cạnh cái Chân và cái Thiện.
 
Ông cũng cho rằng thời gian của bất cứ ai cũng có giới hạn nên đừng lãng phí nó mà sống cuộc đời của người khác. Đừng mắc kẹt vào những giáo điều, sống với quan điểm của người khác. Đừng để những huyên náo từ quan điểm của người khác dìm chết tiếng nói nội tâm của mình. 
Và quan trọng nhất là dũng cảm làm theo con tim và trực giác. Theo một cách nào đó, chúng đã biết những gì một người thật sự muốn trở thành. Những thứ khác đều không quan trọng.
 
Jobs còn đề cập đến một vấn đề quan trọng: hãy dám là chính mình, dám sống cuộc đời của mình, sống với tiếng nói của con tim và trực giác, để trở thành những gì mình thật sự muốn trở thành. Ông khuyên mọi người: "Hãy luôn khát khao và hãy dám dại khờ", để có thể làm nên những điều vĩ đại.
 
Mười năm sau, khi hồi tưởng lại, Steve Jobs đã nhận ra rằng sự thành công của ông được quyết định bởi những yếu tố quan trọng đó là: ông đã nhìn đời bằng chính đôi mắt của mình; ông đã nói với đời bằng chính tiếng nói từ nội tâm của mình, và ông đã sống giữa đời bằng tình yêu cái đẹp sâu thẳm đến từ trái tim của chính mình. 
 
Câu chuyện đầu tiên mà Steve Jobs đã chia sẻ với chúng ta đó chính là những lời khuyên chân tình cho những ai đang bước vào ngưỡng của của cuộc đời: Hãy để tâm chiêm ngưỡng cái đẹp, dù rất bình thường, ngay cả trong tình huống tồi tệ nhất, vì chính nó sẽ đem lại sự tươi mát để nuôi dưỡng cuộc sống. 
 
Và hãy để lòng hiếu kính với cha mẹ, sự quan tâm đến nỗi khó nhọc của những người chung quanh, và lòng yêu thích cái đẹp dắt dẫn bạn trước những quyết định khó khăn nhất. Rõ ràng, đây là một quan điểm, một thái độ sống rất vị tha bên cạnh tình yêu tha thiết đối với cái đẹp.
 
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế - được, mất vui, buồn, khen chê, danh vọng và không danh vọng - để khơi dậy tình yêu và lý tưởng của mình.
 
Nếu bạn cứ tiếp tục chạy theo tám nhân duyên này, cho dù bạn được phép sống thêm một trăm năm nữa thì bạn vẫn mải miết trong phập phồng, đau khổ. Vì chân lý của cuộc sống là sự thay đổi không ngừng. Chỉ có cách, hãy tự mình vượt lên trên các nhân duyên đối đãi này và an trú sâu xa trong tĩnh lặng, bạn mới có thể sáng tạo và làm mới cuộc sống của chính mình. Sống như Steve Jobs, tĩnh tâm trước thành hay bại, chắc chắn bạn sẽ được an bình, hạnh phúc.
 
Có lẽ, bạn sẽ thấm thía hơn khi nghe Steve Jobs nói về cội nguồn hạnh phúc thật sự của đời mình trong mối tơ duyên nhọc nhằn của sống và chết: “Làm người giàu có nhất nằm trong nghĩa địa đối với tôi không thành vấn đề... Mỗi đêm khi đi ngủ và nói với mình rằng chúng ta đã làm điều gì đó thật là tuyệt vời... đó mới là vấn đề quan trọng với tôi.

MiMo