Thứ Bảy, 24/03/2018 11:10 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Học thiền cơ bản qua từng bước sau bạn sẽ thấy mọi việc vô cùng dễ dàng và có thể áp dụng được ngay, không tốn qua nhiều thời gian cũng như công sức của bạn.
Thiền mang lại rất nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần của con người nên những công ty lớn như Apple, Google... khuyến khích nhân viên học Thiền.
Điều quan trọng là phải biết tọa thiền đúng cách và trong thời lượng phù hợp với từng người.
Sau đây là 6 bước dành cho những người học thiền cơ bản có thể thực hành ngay:
Bước 1: Chọn thời gian thiền
Để chọn thời điểm học thiền cơ bản, bạn có thể chọn thời gian buổi sáng sớm sau khi thức dậy giúp đầu óc tỉnh táo và tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ sâu.
Tuy nhiên, thời gian thiền có thể linh động, nếu vì lý do nào đó, bạn không thể ngồi Thiền trong khoảng hai thời gian trên thì có thể bất kỳ thời gian nào trong ngày mà bản thân thấy thoải mái.
Nếu mới thực hành Thiền, bạn chỉ cần 5-15 phút tùy theo khả năng. Nếu bạn có thể tịnh và ngồi lâu hơn thì càng tốt. Việc ngồi lâu không quan trọng bằng việc bạn ngồi đúng cách và thật sự cảm nhận được trạng thái an vui, thư giãn.
Bạn nên thiền khi bụng đói bởi sau khi ăn, năng lượng cơ thể bạn phải tập trung cho các cơ quan tiêu hóa, tâm trí trở lên thụ động và khó tập trung hơn. Vì vậy, bạn nên thiền khi bụng đói hoặc sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng.
Mục đích của thời gian ngồi thiền để làm bạn quen dần với việc quan sát tâm mình, biết những gì đang diễn ra. Quan trọng nhất là bạn biết áp dụng Thiền trong cuộc sống hàng ngày, khi không ngồi thiền, đi vào trong đời sống, vào công việc, bạn vẫn thiền giữa đời thường, nghĩa là vẫn luôn giữ tâm định tĩnh và tập trung trong mỗi giây phút hiện tại.
Bước 2: Không gian thiền
Không gian thiền rất quan trọng, nên chọn vị trí thoáng đãng, không gian mát mẻ, sạch sẽ để ngồi thiền. Đó có thể là một góc phòng ngay cạnh cửa sổ, trước sân nhà nhiều cây cỏ hoặc ngay trong phòng làm việc. Miễn là bạn thấy thoải mái khi ngồi vào nơi đó.
Tuy nhiên, nếu bạn mới học Thiền sẽ dễ bị phân tâm, bạn nên ngồi trong phòng, không nên ngồi ngoài trời bởi không gian rộng lớn không giới hạn sẽ làm cho bạn khó lắng tâm và tập trung được. Hơn nữa, các điều kiện ngoại cảnh khác ngoài trời cũng dễ làm bạn bị phân tâm hoặc có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn như trúng gió, cảm lạnh…
Xem thêm:
Thiền làm đẹp và những tác dụng bất ngờ mà phụ nữ nào biết xong cũng mê
Bước 3: Dụng cụ hỗ trợ ngồi thiền
Trang phục khi tập thiền cần phải thoải mái, có thể ngồi xếp bằng ngay trên sàn nhà hoặc ngồi trên một chiếc gối vuông. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị cho mình tọa cụ là một tấm nệm vuông và bồ đoàn giúp ngồi lâu hơn, đỡ tê chân hay đau lưng. Chỉ cần bạn ngồi cảm thấy thoải mái nhất và luôn giữ cột sống thẳng.
Có nhiều cách ngồi thiền. Với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Lưu ý khi ngồi xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng sang trái cũng không ngả sang phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi cùng một đường thẳng với rốn. Miệng ngậm lạ, mắt nhắm nhẹ, giữ đầu thẳng và thả lỏng vai, thả lỏng đầu và bắt đầu theo dõi hơi thở để vào thiền.
Điều quan trọng nhất trong việc ngồi thiền là phải giữ được cột sống thẳng, nếu không, lâu ngày sẽ làm hư cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu ngồi một thời gian thấy đau lưng và lưng đang gù xuống thì bạn phải ý thức mau chóng chỉnh lưng thẳng lại hoặc dừng việc ngồi thiền, nằm xuống để trả lại sự thư giãn cho lưng.
Học thiền cơ bản chỉ cần chọn cách đơn giản nhất là ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position). Cách thứ hai là ngồi bán kiết già (Half Lotus position). Đặt chân trái lên đùi phải. Có thể thay đổi, chân phải đặt trên đùi trái.
Cách thứ ba là toàn kiết già: Hai chân khóa vào nhau. Trước tiên đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn. Bàn tay trái để lên bàn tay phải hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên phía trên hai lòng bàn chân. Những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau nằm ngay đường thẳng với rốn. Khuỷu tay vừa ôm hông.
Cách thứ tư là ngồi kiểu Nhật Bản (Seiza position). Ngồi trên một ghế nhỏ, hai chân để dưới chân ghế. Cũng có thể dùng một cái gối nhỏ đặt lên trên hai chân và dưới mông.
.
Cách thứ năm là ngồi trên ghế (chair position). Bạn ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi lên chiếc bồ đoàn đặt trên ghế. Lưng giữ thẳng giống như các thế ngồi trên.
Lưu ý: Dù ngồi bất bất cứ kiểu nào, phải đảm bảo xương sống hoàn toàn ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng sang trái cũng không ngả sang phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau. Lỗ tai thẳng với vai và lỗ mũi nằm trên đường thẳng với rốn. Mắt nhắm nhẹ vừa phải (nếu mắt nhắm hoàn toàn sẽ dễ ngủ, còn mở rộng quá thì sẽ dễ bị tán loạn vì chi phối bởi ngoại cảnh). Gương mặt bình thản, miệng hơi mỉm để cho các cơ bắp trên mặt được giãn ra. Điều này rất cần thiết cho hệ thần kinh.
Tham khảo:
4 bước thực hành Thiền đơn giản tự chữa bệnh cho mình ngay tại nhà
Bước 5: Cách để tay khi thiền
Khi thực hành thiền cơ bản, bạn chỉ cần đảm bảo ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ. Hai ngón cái chạm vào nhau là được.
Bước 6: Cách thở trong lúc thiền
Thở bụng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể hơn.
Thở thiền là tự nhiên, tức là không quá cố gắng thở mạnh, thở sâu, không cố gắng căng ngực hay phình bụng ra thóp bụng lại. Tất cả động tác thở đều diễn ra bình thường theo nhịp điệu tự nhiên của cơ thể. Điều quan trọng là bạn phải quan sát, cảm nhận và nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra qua mũi hoặc qua sự phồng lên xẹp xuống của bụng. Hay chỉ đơn giản là tâm bạn trụ vào việc theo dõi hơi thở là được, còn lại cứ để hơi thở tự nhiên như bình thường.
Trong yoga việc thở bụng là điều quan trọng, giúp tăng cường sinh khí và sức chịu đựng của cơ thể, cung cấp đủ oxy cho các cơ quan. Do đó các chuyên gia khuyến khích mọi người khi thiền nên tập luyện phép thở bụng như trong yoga sẽ tốt cho cơ thể hơn.
Lưu ý: Tình trạng tê chân và đau lưng là triệu chứng hết sức bình thường đối với người ngồi thiền. Ngay cả người thực hành thiền lâu cũng bị. Do đó, trước và sau khi ngồi thiền, nên khởi động, xoa bóp hoặc massage nhẹ nhàng vai, cổ, lưng, bắp tay, bắp chân để hạn chế đau nhức. Đồng thời nên đứng dậy đi tới lui như dạng đi kinh hành để máu huyết lưu thông. Với những người tập yoga sẽ có lợi thế hơn, các cơ khớp của họ đã dẻo dai do quá trình luyện tập nên việc ngồi thiền sẽ tốt hơn và hạn chế bị đau hơn.
Kate Nguyễn