Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hành Thiền để vượt qua nỗi đau thậm chí là đau đớn tới tột cùng

Thứ Hai, 05/03/2018 01:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chúng ta có thói quen né tránh những nỗi đau bằng cách nghĩ rắng sẽ tha thứ cho ai đó nhưng thực tế chỉ có hành Thiền mới giúp chúng ta tĩnh tâm và buông bỏ những rác rến trong lòng.
 

Cái sai khi chữa lành nỗi đau


Những người trải qua rủi ro tai nạn thập tử nhất sinh, những người lính trong chiến tranh, những người bị tù đày, những trẻ em bị cưỡng hiếp hay bị bạo hành, những người đang yêu đương bất ngờ bị bỏ rơi, những người đang ở đỉnh vinh quang đột nhiên bị hãm hại và phá sản, những người bị lăng mạ hay sỉ nhục… thường dễ bị sang chấn tâm lý mà không thể nào thoát khỏi sự ám ảnh của cảm giác đau đớn mà mình đã trải qua. 
 
Không phóng thích được nó, thậm chí còn muốn dung dưỡng nó, thì nó sẽ lớn mạnh và chiếm toàn bộ hoạt động của tâm thức.
 
Và rồi nạn nhân có những phản ứng rất bất thường, cực kỳ nhạy cảm, dễ tổn thương, luôn lo sợ rủi ro hay ai đó hãm hại. Theo thời gian, họ có thể  bị trầm cảm hoặc đi tới tâm thần.
 
Hầu hết những khổ đau đang gặm nhấm chúng ta, suy ngẫm kỹ sẽ thấy, chúng thường không xảy ra trong giờ phút hiện tại. Rất ít.
 
Phần lớn là đã xảy ra trong quá khứ và trở thành khổ đau khi ta nhớ lại nó. Tại sao ta cứ nhớ lại những tổn hại, mất mát của mình? Vì nó đã trở thành một phần ký ức, hễ tâm lơi lỏng không có gì hấp dẫn để vào là nó lại trào lên. Ví nó bị ngoại cảnh hay ai đó kích hoạt. Và vì cái tôi kiêu hãnh không muốn quên, không những không muốn quên mà còn muốn phóng đại lên cho trầm trọng, để thấy mình đáng thương, tội nghiệp, bởi nó ta muốn mình được xem là quan trọng để được động viên, che chở.

Tham khảo: Thiền là gì? Tại sao Thiền có thể cải thiện sức khỏe
 
hanh thien
 
Khi biết có vết thương, ta thường cố gắng bưng bít vì sợ săm soi, cười chê, hay sợ nó gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. Kiểu như ta giam hãm nó trong cái hộp. Ta cố gắng tìm thật nhiều việc để làm, kết nối với nhiều bạn bè hay tìm ai đó để yêu thương.

Ta nghĩ đó là cách tốt nhất để ta vui sống và quên đi. Trẻ con có thể khóc ngon lành để phản ứng lại cái đau và đó cũng là cách chữa lành tự nhiên. Nhưng người lớn không dám khóc, cứ cố nuốt nước mắt vào trong, cố nghĩ mình mạnh mẽ và chuyện đã qua không là vấn đề gì cả. Ta tự phỉnh gạt bằng cách dỗ ngọt là mình vẫn ổn để khỏi phải nhìn sâu vào, đối diện với nỗi đau. Tất cả chỉ vì sợ hãi, và càng tránh né nỗi sợ càng sâu. Nỗi đau nếu cứ tiếp tục kéo dài thì nó che mờ hết tâm trí và thậm chí lan qua cả thế hệ sau.
 
Một cách xử lý khác nữa, đó là khi được các bậc trải nghiệm hay các chuyên gia tâm lý chỉ cho ta rằng chỉ có tha thứ cho kẻ mà ta nghĩ đã gây ra tổn hại cho ta và cả chính ta nữa thì vết thương mới được chữa lành. Vì khi cảm thông, tha thứ, thì nỗi đau bắt đầu được giải phóng và sẽ tan chảy thành dòng cảm giác thuần khiết.

Tham khảo: Thiền ngủ là gì? Nghe xong chỉ muốn thực hành luôn
thuc hanh thien
 
Thế là ta luôn tự nhắc mình phải tha thứ, phải nằm lòng hai chữ ấy, cố gắng giải thích theo chiều hướng tích câu hỏi “tại sao lại như vậy” mỗi khi nó xuất hiện. Kiểu “tự kỷ ám thị” này cũng thoa dịu được phần nào, cũng nên làm khi không chịu nổi, nhưng nó khiến ta lầm tưởng là mình đã tha thứ rồi.

Nhưng làm sao có thể tha thứ khi ta chưa hiểu được bản chất của nỗi đau, của cảm giác, của cái tôi, nhất là ta chưa có chất liệu gì để chữa lành cả. Bảo tha thứ mà lòng vẫn đầy hoang mang, uất ức, oán giận và sợ hãi. Chỉ có ý chí thôi thì không thể hàn gắn nổi.
 
Theo thiền, ta phải học an trú trong hiện tại trước đã. Một mặt có thể tránh hao phí năng lượng và động chạm vào vết thương khi không tiếp tục suy tưởng về quá khứ, một mặt có thể tạo ra chất liệu thư giãn, an tĩnh vốn đang rất cần để ôm ấp vết thương.

Từng khoảnh khắc trở về kết nối, làm quen, thấu tới cảm giác là từng giây từng phút ta đang lần bước ra khỏi vũng lầy khổ đau, như thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: “Lối ra cũng chính lối vào nội tâm”. Chỉ có năng lượng tỉnh thức mới có thể làm cho chất liệu bình an và lòng từ bi trong ta ứa ra. Chỉ tình yêu đích thực mới có thể tha thứ đích thực.
 

Ngồi chơi với vọng tưởng

 
Ngồi hành thiền, ta thường mong muốn được định tâm. Năm ba phút cũng được, còn hơn là bị vọng tưởng bao trùm và kéo đi hồi nào không hay. Sau giờ ngồi thiền với cái tâm náo đông khó thuần phục như vậy, ta cảm thấy thất vọng, chán nản và mất chút niềm tin vào bản thân. Ta nghĩ chắc là mình không có duyên với thiền hay phải chờ khi nào tâm mình lắng xuống bớt thì mới có thể ngồi thiền được. 
 
Đó là thái độ sai lầm trong thiền tập mà ta cần phải lấy ra.
 
Thực ra ai mới hành thiền cũng đều bị như vậy. Ngay cả người hành thiền lâu năm mà nếu không duy trì việc “quay vào bên trong” liên tục, không giữ nhịp độ sinh hoạt đều đặn và cân bằng, lại gặp nhiều chuyện phiền phức xảy ra mà chưa giải quyết xong và buông xả được, thì cũng không có được trạng thái yên định bao nhiêu trong giờ ngồi thiền.

Tuy nhiên, họ không thấy đó là vấn đề. Họ biết trước khi ngồi thiền tâm họ cũng vậy, cũng nhiều rác rến nhưng họ không hay biết, bây giờ ngồi xuống mới có dịp xem kỹ mặt từng đứa. Nên thay vì tiêu hao năng lượng để cố gắng định tâm thì họ nhẹ nhàng chuyển sang kênh quan sát, xem chuyện gì đang diễn ra.
 
Khi chưa có kinh nghiệm và chánh niệm đủ mạnh thì ta không tài nào bắt được vọng tưởng, vì nó thoát ẩn thoát hiện rất nhanh. Giỏi lắm là bắt được “cái đuôi” của nó, còn không thì nhận ra là mình mới vừa suy nghĩ chuyện gì thôi. Vậy cũng là đã tiến bộ rồi. Bởi vì trước đây ta chưa từng có được kinh nghiệm này, chưa từng nhìn kỹ dòng suy tưởng trôi ngang qua mà không bị nó cuốn đi.
 
Nên dù không bắt kịp hay quan sát được phiền não thì ta cũng hài lòng, vì ta đang “quay vào bên trong”, đang thiết lập sự nhận biết, hay biết, và đối tượng thiền quán (quan sát) bấy giờ chính là vọng tưởng.
 
Như vậy, vọng tưởng hay không là vấn đề, có phát hiện và quan sát được hay không mới là vấn đề cần quan tâm, Chỉ cần đặt camera lên và bấm nút thì cái gì hiện ra cũng được hết. Mọi kinh nghiệm trong thiền tập dù tốt hay xấu cũng đều quý giá, cũng đều là chất liệu cần thiết cho công trình khám phá nội tâm. 
 
Ngoi choi voi vong tuong
 
Trường hợp phát hiện ra tâm mình bị cuốn vào vọng tưởng liên tục thì nên quay về đề mục hơi thở. Rồi khi thấy ổn thì lại quan sát tiếp những diễn biến trong tâm. Có vọng tưởng thì ghi nhận là có; không thì ghi nhận là không. Thấy rõ mặt mũi vọng tưởng là gì thì cũng mỉm cười ghi nhận rồi để cho nó trôi đi chứ đừng giữ lại, phân tích, mổ xẻ, lý luận rồi chìm đắm trong đó, thậm chí lôi cảm xúc lên luôn.
 
Cảnh báo là ngồi thiền càng lâu thì sẽ càng tiếp xúc với những tầng lớp phiền não sâu kín bên trong nên sẽ không tránh khỏi những đợt “phun trào” của vọng tưởng hay cảm xúc. Nhưng đừng lo! Cứ lùi lại quan sát, quyết tâm không đồng nhất, để cho nó đến và đi theo cách riêng của nó là sẽ ổn hết thôi.
 
Tuy nhiên, người mới hành thiền khi nào cần lắm mới thăm viếng lĩnh vực sâu sắc và phức tạp này, phải nên dành mọi ưu tiên để phát triển định tâm.
 
Định tâm (chuyên chú) tuy không phải là phần thực tập chính của thiền, nhưng nó là chất liệu quan trọng để giúp ta quan sát (niệm) liên tục và lâu bền trên những đề mục khó nhằn như vọng tưởng hay cảm xúc. 

Kate Nguyễn
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X