(Lichngaytot.com) Lễ tắm Phật là gì mà cứ hàng năm vào tháng Phật đản sinh người dân mộ đạo khắp nơi lại thành kính tham dự như vậy?
1. Ngày Phật đản sinh là ngày gì?
Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản? Ngày lễ Phật đản được coi là Thánh lễ của Phật giáo, là ngày xuất thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vốn là Thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, thuộc bộ tộc Thích Ca, nước Ấn Độ cổ đại.
Đức Phật sinh vào ngày 8/4 âm lịch, trải qua quá trình ngộ đạo và tu hành khổ hạnh đã xuất thần thành Phật, giảng đạo khắp bốn phương, độ hóa chúng sinh, truyền bá Phật giáo rộng khắp.
Để tưởng nhớ công đức của Ngài, ngày 8/4
lịch âm hàng năm trở thành ngày lễ Phật đản hay Phật đản sinh. Từ năm 1999, Phật giáo thế giới thống nhất lấy ngày 15/4 âm lịch là ngày lễ Phật Đản. Từ đó, tháng 4 âm lịch hàng năm trở thành tháng lễ Phật đản sinh.
2. Ý nghĩa nghi lễ tắm Phật trong ngày Phật đản sinh
Lễ tắm Phật là gì? Đây là nghi lễ thường được tổ chức vào rằm tháng 4 âm lịch hàng năm và được coi là nghi thức quan trọng trong ngày Phật đản sinh.
Về
tâm linh, ý nghĩa của nghi thức này là để dòng nước tinh sạch gột rửa mọi suy nghĩ, hành động, lời nói tội lỗi đã mắc năm qua, bây giờ dịp tắm Phật sẽ nhìn ra lầm lỗi để tự sửa mình. Nước tắm Phật như dòng cam lộ tưới mát, công đức vô lượng...
Tại các chùa trước khi diễn ra lễ tắm Phật các phật tử sẽ trang trí cờ, đèn, thiết lập đàn tràng có bồn tắm ở nơi thanh tịnh, trang hoàng trang nghiêm, đẹp thơm (thường đặt ngay dưới điện Phật), rồi cung kính dâng hương hoa, tịnh phẩm lên đức Phật, với tấm lòng nhất tâm hướng Phật để tâm tịnh, thân thanh, nghi thức mới vẹn tròn.
Các nhà sư dùng nước tắm Phật là thứ nước sạch thơm, thanh khiết, pha với nhiều loại tinh dầu, hương hoa thơm (như ngưu đầu chiên đàn, bạch đàn, tử đàn, trầm hương, uất kim hương, long não, xạ hương… ), đựng trong các bình chứa sạch để tắm Phật.
Buổi sáng lễ tắm Phật sẽ gióng chuông, giăng lọng báu, sắp những bình nước thơm tưới tắm tượng Phật, tất cả nghi thức tắm tượng Phật đều làm theo hướng dẫn của vị sư thầy.
Nghi lễ tắm Phật còn nhằm mục đích cầu may mắn, cát tường
Việc tắm tượng Phật để mong cầu cho người dân được hưởng nhiều phước báu, sở nguyện thành tựu, gia quyến được an ổn, con cái học hành, thi cử tốt đẹp... Theo đó, hàng năm vào tháng Phật đản, có rất nhiều người đi dự nghi lễ tắm Phật.
3. Lưu ý khi tham dự lễ tắm Phật
Người dân sau khi tụng kinh, niệm Phật sẽ lần lượt xếp hàng chờ tới lượt tưới nước thơm lên tượng, với ý nghĩa tẩy rửa để Thân - Tâm thanh thản, tịnh khiết.
Điều khó nhất trong lễ tắm Phật là làm sao để "thân hành, khẩu phát, ý nghĩ thanh tịnh", tránh đem đến nỗi khổ niềm đau cho mình và mọi người.
Khi tắm Phật, các nhà sư tưới nước thơm từ trên đầu tượng Phật xuống (hàm ý là gội đầu). Còn người dân tùy vùng, tùy chùa mà có nơi dội từ đỉnh đầu xuống rồi tới vai, chân, tay tượng. Lại có nơi người dân tôn kính Phật nên chỉ dội nước ở hai vai và thân tượng.
Sau khi tham dự lễ tắm Phật được coi như đã thanh tịnh “3 nghiệp thân - khẩu - ý”, mỗi người đã bớt đi tật xấu, sống chan hòa, bao dung với mọi người trong bình an, hạnh phúc.
Vì ý nghĩa may mắn tốt lành của việc tắm Phật trong ngày lễ Phật đản mà nhiều người không tham dự được nghi lễ này tỏ ra phiền não.
Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý khi bày Phật đường tại gia nên biết để thờ Phật ở nhà đúng chuẩn
Tuy nhiên, theo các nhà sư, trường hợp vì lý do gì đó mà không dự được lễ tắm Phật thì không nên tỏ ra khó chịu hay phiền muộn.
Bởi lễ tắm Phật chỉ tẩy rửa được chất bẩn bên ngoài tượng, còn cốt yếu là tắm phật tại Tâm (nhằm rửa sạch mọi phiền não, tham lam, sân hận, đố kỵ, cấu uế, mất mát, đau đớn…) để Tâm trở nên thanh tịnh, nhẹ nhõm.
Nước tắm Phật sau nghi lễ được chia, hoặc vẩy lên mọi người với tâm niệm mang lại bình an, sức khỏe cho mình và chúng sinh.
Ngoài ra, nhiều người bảo nhau dùng hai ngón tay thấm nước đã tắm Phật rồi thoa lên đầu, hoặc múc nước vẩy cho mọi người, hay mang về cho người nhà để cùng được may mắn, cát tường.
4. Những điều nên làm trong dịp lễ Phật đản
+ Khi đã hiểu lễ tắm Phật là gì trong tháng Phật đản sinh, mỗi người cần tự răn mình luôn làm điều phúc thiện, làm việc có ích cho gia đình, người xung quanh và cả xã hội.
+ Nên ăn uống chay tịnh.
+ Tuyệt đối không sát sinh, giết gà, vịt... trong ngày lễ.
+ Nên tiến hành phóng sinh, thả chim, thả cá tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài...
+ Luôn giữ tâm trong sáng, hướng thiện, thân mạnh khỏe, lời nói khiêm nhường, lễ độ.
Ngoài ra, quý Phật tử có thể trì tụng
chú đại bi hàng ngày để tâm bình an, thanh tịnh, diệt trừ nghiệp ác, được hưởng phúc lành.
S.T