Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lưu ý khi bày Phật đường tại gia nên biết để thờ Phật ở nhà đúng chuẩn

Thứ Năm, 19/10/2017 15:38 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thờ Phật tại gia là một trong những phương pháp tâm linh được nhiều người lựa chọn. Không những thỉnh tượng Phật, bố trí ban Phật trong nhà mà còn mở Phật đường để hàng ngày cung dưỡng, cầu phúc lộc bình an cho bản thân cùng như toàn gia. Những lưu ý khi bày Phật đường tại gia dưới đây là kiến thức cần thiết, xin mời bạn đọc tham khảo.

Luu y khi bay Phat duong tai gia nen biet khi tho Phat o nha
 

1. Hoàn cảnh bố trí Phật đường

 
Nếu ban thờ Phật chỉ chiếm một diện tích nhỏ, có thể bố trí chung một chỗ với ban thờ tổ tiên hoặc các vị thần khác thì Phật đường yêu cầu không gian lớn hơn. Lưu ý khi bày Phật đường tại gia đầu tiên mà gia chủ nên quan tâm tới là lựa chọn vị trí sạch sẽ thanh tân, không khí lưu chuyển, ánh sáng sung túc, yên tĩnh không ồn ào. 
 
Không như nhiều người nghĩ rằng phải chọn nơi hợp phong thủy để thờ Phật thì mới tốt. Phong thủy đẹp nhất, lành nhất chính là lòng thành kính, chỉ cần lòng đủ chân tâm, điều kiện cho phép mà mở Phật đường thì đều đáng quý cả. Bài trí ở đây cũng không cần cầu kỳ, chỉ trang trí đơn giản, trang nghiêm thanh tịnh là phù hợp. 
 
Phật đường nên ở nơi yên tĩnh, ít bị quấy nhiễu, tránh gần những khu vực thường xuyên phát sinh cãi vã tranh chấp hoặc nơi buôn bán nhộn nhịp, sẽ ảnh hưởng tới quá trình thanh tu. Vì thế, thông thường nơi thờ Phật đặt ở tầng cao nhất trong nhà để tránh xa mọi tạp loạn.
 

2. Những tượng Phật bài trí trong Phật đường

Có ý kiến cho rằng không nên cung dưỡng Tây Phương Tiếp Dẫn Phật và Địa Tạng Bồ Tát trong nhà bởi đó là những vị Phật đưa tiễn người sắp chết tới cõi cực lạc. Vậy nên thờ Phật nào trong nhà? Thực ra bất cứ vị Phật, Bồ Tát nào cũng đều có sức mạnh từ bi, cứu khổ cứu nạn, soi đường chỉ lối cho chúng sinh, không có vị nào là xấu là ác cả. Vì vậy ý kiến cho rằng nên thờ vị này, không nên thờ vị kia trong nhà là không chính xác.
 
Cung dưỡng Phật lấy tâm mình làm chủ, phối hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, thỉnh được vị vào về nhà thờ thì thỉnh, không quá miễn cưỡng. Thông thường, Phật đường thường đặt tượng tam bảo (Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật, Dược Sư Phật), Tây Phương Tam Thánh (A Di Đà Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát), Hoa Nghiêm Tam Thánh (Thích Ca Mâu Ni Phật, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát), 
 
Theo nguyên tắc thờ Phật tại gia, tùy vào diện tích Phật đường và ban thờ Phật trong nhà để lựa chọn các vị Phật. Lưu ý, không nên bày tượng Phật quá cao, chạm tới trần nhà mà phải cách một khoảng không gian. Cung phụng tượng lấy trang nghiêm, đơn giản làm trọng điểm, bất luận là tượng đứng, ngồi hay nằm đều được
 
Ban thờ Phật không có quy chuẩn đặc biệt về độ rộng, tùy vào kích thước không gian nhưng phải vững vàng chắc chắn và càng cao càng tốt. Số tầng ban thờ nên lấy số lẻ, ví dụ như 1, 3, 5 tầng chứ không bố trí số chẵn. 

Dieu can biet khi bo tri Phat duong tai gia
 
Ban thờ Phật 3 tầng tượng trưng cho hành giả đem chính thân, khẩu, ý của mình cung dưỡng cho chư Phật Bồ Tát. Thông qua sự cung dưỡng chấp nhất tự thân này có thể hiểu được thân khẩu ý của Phật, đạt tới mức độ giác ngộ của Phật. Ban thờ Phật 5 tầng tượng trưng cho ngũ phương Phật hoặc ngũ trí, nhắc nhở Phật tử luôn hướng tới những điều này.
 
Ban thờ Phật 1 tầng lại trượng trưng cho chính quả tột cùng chỉ có một, cũng chính là tính viên giác. Ban thờ 1 tầng cũng bao hàm những ý nghĩa như ban thờ 3 tầng và 5 tầng. 
 
Ban thờ 5 tầng thường là ban thờ cao nhất, tại gia rất ít nhà dùng ban thờ to hơn vì không đủ diện tích. Với ban này, vị trí sắp xếp tượng các vị Phật Bồ Tát có thể tuân theo thứ tự như sau: vòng ngoài cung dưỡng chư vị thượng sư – dẫn dắt chúng ta khai ngộ căn nguyên; vòng trong cung dưỡng bản tôn nắm tất cả pháp môn; mật cung cung dưỡng Bồ Tát hộ pháp.
 

3. Cung phụng Phật đường

 
Nguyên tắc bố trí Phật đường không nhiều, đơn giản nên việc sắp xếp ban đầu không quá khó khăn. Quan trọng hơn là trong quá trình sử dụng chủ nhân phải cung phụng, giữ gìn cho nơi đây trở thành chốn thanh tịnh, hướng về tâm linh. Hàng ngày đều nên quét dọn tinh tươm, sạch sẽ, mở cửa để đón không khí mới mẻ, tránh tối ám tù túng. 
 
Mỗi ngày tu luyện khóa tụng vào sáng sớm và tối khuya, dâng hương vànước sạch để duy trì không khí Phật giáo. Hoa quả, trái cây không nhất thiết phải thay thế mỗi ngày mà có thể chỉ đổi vào ngày Rằm, mùng 1 hoặc những ngày kỷ niệm của Phật, Bồ Tát. Ngoài ra cần phải biết nên và không nên bày hoa nào trên ban thờ.
 
Đèn dầu hoặc nến là vật phẩm quan trọng mà ban thờ Phật nào cũng có. Đốt nến trước ban Phật để soi tỏ tấm lòng mình, tiếp dẫn con đường hướng tới chốn giác ngộ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên đốt nến khi có người ở đó, không nên đốt ngày đêm, rất dễ gây ra hỏa hoạn. Hiện nay, để thay thế cho nến có các loại đèn điện chiếu sáng, chủ nhân có thể sử dụng.
 
Các ngày lễ của nhà Phật như Rằm, mùng 1 theo lịch âm gia chủ nên biện lễ cúng và tụng kinh, làm khóa tu. Lễ không cần cầu kì, chỉ hoa tươi và quả là đủ. Nếu có điều kiện bày cơm cúng thì nhất thiết phải dùng cỗ chay, tuyệt đối không dùng cỗ mặn. Ngoài ra, cố định lau chùi các đồ vật trên ban thờ như lư hương, tượng, đèn, chân nến,… bằng nước sạch. 
 
Trong nhà nếu có người hấp hối thì càng nên tích cực tụng kinh niệm Phật để Phật dẫn đường sớm siêu thoát, về nơi Tây Phương Cực Lạc. Nếu gia chủ đi vắng nhiều ngày không có nhà, Phật đường không có người chăm nom thì trước khi đi hãy lau dọn gọn gàng, sạch sẽ, dập tắt các chân hương, đèn nến, ngắt các thiết bị điện và phủ vải lên tượng.
 

4. Thay đổi đồ đạc trong Phật đường


Nguyen tac bo tri Phat duong
 
Sau một thời gian sử dụng sẽ có những đồ đạc cần thay mới, tượng hay chân đèn cũng có lúc xuống cấp, vậy những đồ cũ sẽ được xử trí như thế nào? Nếu là đồ vẫn còn sử dụng được thì tốt nhất là tiếp tục dùng, không phải bất đắc dĩ thì không nên bỏ. Vật nào không dùng được nữa thì nên đốt đi, làm lễ hóa.
 
Gia đình khi di chuyển nơi ở đồng thời chuyển Phật đường theo cần dâng hương báo bước cho các Ngài hoặc tự mình tụng kinh niệm Phật. Khi chuyển đồ đạc đi nên đóng gói thật cẩn thận, tránh tạo thành tổn hại, sứt mẻ. 
 
Những lưu ý khi bày Phật đường tại gia chủ yếu là lời nhắc nhở mà gia chủ cần quan tâm hơn. Phật đường là nơi tâm linh trang nghiêm nên ứng với không gian sáng sủa, không khí lưu động, thoải mái. Đặc biệt, nơi đây tổ chức lễ bái, khóa tụng, thiện tu, nghiền ngẫm đọc kinh thư và học Phật pháp nên không thích hợp chơi đùa, trò chuyện, ăn uống để tránh bất kính với Phật Bồ tát.
 
Bố trí Phật đường gia đình không chỉ thuận tiện cho việc tự tu luyện mà dường như Phật Bồ tát lúc nào cũng ở bên hỗ trợ, mang tới cho bản thân và tất cả mọi người trong gia đình sự tĩnh tâm, sức mạnh để vượt qua những ngáng trở, sóng gió trong cuộc sống đồng thời tiếp dẫn, hoàng pháp, cùng độ hóa chúng sinh. 
 
Nếu đã có lòng bố trí ban Phật, nơi thờ Phật tại gia thì gia chủ nên chuẩn bị chu đáo, duy trì lâu dài, chăm chỉ học hỏi và hướng Phật, không nên lơ là. Phật đường to hay nhỏ không quan trọng, dâng lễ thịnh soạn hay đơn sơ đều được, chủ yếu là tinh thần học tập và sự bền bỉ của mình khi hướng về Phật và Pháp. 
Tâm Lan
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X