(Lichngaytot.com) Đại lễ Phật đản ở Hàn Quốc diễn ra trong không khí hân hoan, và niềm hạnh phúc tràn ngập trong lòng người dự lễ đang cùng nhau múa ca, hát lên những ca khúc Phật giáo.
Hàn Quốc cũng ảnh hưởng khá nhiều bởi Phật giáo và đây là một tôn giáo lớn của đất nước này. Ngày lễ Phật đản thường được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 theo Âm lịch. Nhưng ngày nay vì sự thích nghi của xã hội, Đại lễ Phật đản ở Hàn Quốc được tổ chức trong thời gian đầu tháng 4 cho đến cuối tháng 4 Âm lịch.
Phật giáo là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc
Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc mà nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Hàn Quốc, phật giáo vẫn chiếm rất nhiều đa số so với các cộng đồng tôn giáo khác.
Ngày lễ Phật Đản tại Hàn Quốc hay là ngày Đức Phật ra đời được tổ chức vào đầu tháng 4 âm lịch hàng năm nhằm để tưởng nhớ Đức Phật và đây cũng là dịp để người dân Hàn Quốc thể hiện tính ngưỡng của mình.
Đạo Phật được truyền bá vào bán đảo Hàn Quốc vào khoảng thế kỷ thứ IV. Được du nhập thông qua Trung Quốc, Phật giáo tại Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa hướng đến cứu rỗi chúng sinh, khác với Phật giáo phương Nam hướng đến cứu độ và giải thoát cho cá nhân.
Tuy là tôn giáo ngoại lai nhưng Phật giáo kết hợp với văn hoá truyền thống, tín ngưỡng dân gian,…để phát triển thành văn hoá dân tộc và được truyền từ Tam Quốc cho đến thời Koryo.
Ngày lễ Phật Đản tại Hàn Quốc hay là ngày Đức Phật ra đời được tổ chức vào đầu tháng 4 âm lịch hàng năm nhằm để tưởng nhớ Đức Phật và đây cũng là dịp để người dân Hàn Quốc thể hiện tính ngưỡng của mình.
Đạo Phật được truyền bá vào bán đảo Hàn Quốc vào khoảng thế kỷ thứ IV. Được du nhập thông qua Trung Quốc, Phật giáo tại Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa hướng đến cứu rỗi chúng sinh, khác với Phật giáo phương Nam hướng đến cứu độ và giải thoát cho cá nhân.
Tuy là tôn giáo ngoại lai nhưng Phật giáo kết hợp với văn hoá truyền thống, tín ngưỡng dân gian,…để phát triển thành văn hoá dân tộc và được truyền từ Tam Quốc cho đến thời Koryo.
Tháng Phật đản thành tâm cầu phúc
Vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, háo hức chờ đợi lễ tắm Phật, các gia đình hiếm muộn cũng nhân dịp này để cầu mong con cái.
Vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, háo hức chờ đợi lễ tắm Phật, các gia đình hiếm muộn cũng nhân dịp này để cầu mong con cái.
Sau khi vương triệu Joseon được thành lập vào cuối thế kỷ XII, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng quốc gia và dần lấn át Phật giáo. Cho dù Hàn Quốc đã du nhập thêm rất nhiều tôn giáo khác tuy nhiên Phật giáo vẫn là tôn giáo mang giá trị tâm linh không thể thay thế và đã ăn sâu vào tâm trí của mọi người. Hiện nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc với số tín đồ chiếm trên 40% cộng đồng tôn giáo.
Phật giáo được đưa vào bán đảo Hàn Quốc từ năm 373 và trở thành một trong những tôn giáo chủ yếu tại đây trong hơn 1600 năm qua, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống văn hóa và xã hội của dân tộc Hàn. Hiện nay, Hàn Quốc có hơn 10 triệu Phật tử và khoảng 20.000 ngôi chùa trên toàn quốc. Năm 1975, Chính phủ Hàn Quốc lần đầu tiên quy định ngày lễ Phật đản ở Hàn Quốc là ngày nghỉ lễ.
Lễ hội rước đèn lồng
Trước và sau ngày Phật đản, các chùa chiền và đường phố được trang trí với nhiều loại đèn lồng. “Lễ hội đèn lồng hoa sen” đã trở thành chương trình tiêu biểu cho Phật giáo ở Hàn Quốc. Lễ hội còn được gọi là “Yeondeung”, âm Hán là “Nhiên Đăng” có ý nghĩa là thức sáng thế giới hay cống hiến và hy sinh để thông báo chân lý cho thế giới.
Ngoài ra còn một âm Hán khác là “Liên Đăng” có nghĩa là đèn lồng hoa sen, do loài hoa này tượng trưng cho sự thuần khiết, đồng thời cũng là loài hoa thiêng của Phật giáo.
Lễ hội rước đèn lồng như ngày nay được bắt đầu từ năm 1955 và được tổ chức dưới sự dẫn dắt của tông phái Phật giáo Jogye (Tào Khê). Tới năm 1975, ngày lễ Phật đản trở thành ngày nghỉ lễ quốc gia. Từ đó số lượng người tham gia vào lễ hội rước đèn lồng cũng tăng nhiều lên.
Lễ hội đèn lồng hoa sen ở Hàn Quốc vào ngày Phật đản được bắt nguồn từ câu chuyện Binjaildeung, tạm dịch là “cây đèn của người nghèo”. Truyện kể về một cô gái nghèo đã dùng toàn bộ số tiền cô dành dụm được để mua một chiếc đèn dâng lên đức Phật. Lòng thành của cô gái đã khiến cho duy nhất chiếc đèn của cô còn sáng, trong khi hàng vạn chiếc đèn khác đều tắt ngấm.
Câu chuyện này muốn nhấn mạnh tấm lòng thành của con người hướng tới đức Phật. Làm phúc không quản chi kẻ giàu người nghèo, chỉ cần có tâm thì ai cũng có thể làm được. Đây cũng là tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo.
Triển lãm đèn lồng truyền thống ở suối Cheonggycheon, Tổ đình Jogyesa, và Tổ đình Bongeunsa vừa mang tính lịch sử vừa ngoạn mục. Được làm từ các vật liệu như lụa và hanji (giấy truyền thống Hàn Quốc), những chiếc đèn lồng truyền thống Phật giáo có hình dáng của các loại trái cây, các loài động vật, và những hình dạng thú vị khác.
Các hình dạng và sự tinh vi trong từng chi tiết của mỗi chiếc đèn lồng tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như hy vọng cho sức khỏe tốt, tuổi thọ, hoặc một vụ mùa bội thu.
Câu chuyện này muốn nhấn mạnh tấm lòng thành của con người hướng tới đức Phật. Làm phúc không quản chi kẻ giàu người nghèo, chỉ cần có tâm thì ai cũng có thể làm được. Đây cũng là tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo.
Triển lãm đèn lồng truyền thống ở suối Cheonggycheon, Tổ đình Jogyesa, và Tổ đình Bongeunsa vừa mang tính lịch sử vừa ngoạn mục. Được làm từ các vật liệu như lụa và hanji (giấy truyền thống Hàn Quốc), những chiếc đèn lồng truyền thống Phật giáo có hình dáng của các loại trái cây, các loài động vật, và những hình dạng thú vị khác.
Các hình dạng và sự tinh vi trong từng chi tiết của mỗi chiếc đèn lồng tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như hy vọng cho sức khỏe tốt, tuổi thọ, hoặc một vụ mùa bội thu.
Hành hương Tự viện Phật giáo
Lễ Phật đản tiếng Hàn gọi là Seokga tansinil, nghĩa là “ngày đản sinh của đức Phật”, hoặc còn gọi là Bucheonim osin nal, nghĩa là “ngày đức Thế Tôn đến thế gian”. Trong ngày lễ Phật đản, hầu hết các tự viện Hàn Quốc đều cúng dường các bữa ăn sáng, ăn trưa cho tất cả du khách đến chiêm bái.
Các Cơ sở Tự viện Phật giáo đều tổ chức các sự kiện khác nhau để tôn vinh đức Phật. Ngày Phật đản, Cư sĩ phật tử và du khách thập phương đi Hành hương chiêm bái Danh lam Thánh tích Phật giáo, mọi người có thể thưởng thức Văn hóa Ẩm thực chay, Trà đạo miễn phí, được sự cung cấp của chư tôn đức Tăng Ni các Tự viện. Ngày này, giới Phật giáo đồ hay tổ chức chương trình phúc lợi xã hội.
Các Cơ sở Tự viện Phật giáo đều tổ chức các sự kiện khác nhau để tôn vinh đức Phật. Ngày Phật đản, Cư sĩ phật tử và du khách thập phương đi Hành hương chiêm bái Danh lam Thánh tích Phật giáo, mọi người có thể thưởng thức Văn hóa Ẩm thực chay, Trà đạo miễn phí, được sự cung cấp của chư tôn đức Tăng Ni các Tự viện. Ngày này, giới Phật giáo đồ hay tổ chức chương trình phúc lợi xã hội.
Diễu hành
Trong ngày Kỷ niệm Phật đản, nhiều cuộc diễu hành được tổ chức tại thủ đô Seoul và các thành phố khác. Trong khi một số trong những cuộc diễu hành chỉ kéo dài trên một khối vài thành phố, người dân rất vui mừng chờ đón để hưởng ứng tinh thần của ngày Đại lễ này.
Các cuộc diễu hành lớn nhất cho ngày Đại lễ Phật đản rất công phu, khá phức tạp và chi tiết. Những cuộc diễu hành thường có các vũ công, nhạc, xếp thành những hình tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp Thiện thần và nhiều linh thú khác nhau, hàng trăm nghìn chiếc lồng đèn khác nhau, tất cả đều có hệ thống phát sáng, tỏa ánh quang minh huyền diệu. Đây là thời gian hạnh phúc và hứng thú để người công dân Hàn Quốc được trải nghiệm với bạn bè và gia đình.
Nghi thức khác trong ngày Lễ Phật đản ở Hàn Quốc
Bên cạnh lễ hội rước đèn lồng thì dịp lễ Phật đản này còn có rất nhiều nghi lễ, nghi thức độc đáo khác như nghi thức làm sạch các chùa và khu vực xung quanh nơi diễn ra các chương trình kỷ niệm, các Phật tử dâng lên bàn thờ Phật sáu món đồ cúng bao gồm hương, đèn, hoa và một số loại quả. Họ cũng tổ chức lễ đánh trống và đánh chuông với ý nghĩa là làm cho người dân nhận ra lỗi của mình.
Ngoài ra còn có nghi lễ dùng nước thơm tắm rửa thân Phật sơ sinh. Nghi lễ Mộc dục (Tắm Phật) có ý nghĩa, tầm quan trọng đối với Phật giáo đồ Hàn Quốc, trong ngày Đại lễ Phật đản.
Biểu diễn dân gian thường được tổ chức ở các đường phố trong các thành phố lớn của Hàn Quốc, để Kỷ niệm ngày Phật đản. Những màn trình diễn từ vở kịch ngắn, với nghệ thuật âm nhạc dân gian Hàn Quốc. Chủ đề trong những buổi trình diễn thường tập trung vào những ý tưởng Phật giáo và lịch sử Phật giáo với Dân tộc Hàn Quốc. Những màn trình diễn dân gian thường phù hợp cho cả gia đình.
Đại lễ Phật đản là một sự kiện Văn hóa phong phú được người dân và Phật giáo đồ Hàn Quốc tôn trọng và nhiệt liệt hưởng ứng.
Kathy
Kathy