Nghiệp là gì?
Nghiệp là những hành động có tác ý bao gồm hành động, lời nói, ý nghĩ. Tất nhiên, cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý niệm hay còn gọi là tâm.
Vì vậy, khi xét đến nghiệp của một con người là xét đến thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Hay nói cách khác, nghiệp là một lực hút và 1 lực đẩy. Nếu giữa sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần là lực hút sẽ tạo ra nghiệp, ngược lại nếu sáu căn khi gặp sáu trần là lực đẩy thì nghiệp không phát sinh.
Dù cho trăm ngàn kiếp đi chăng nữa, thì nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện mà chúng ta tạo ra nó sẽ không bị mất, chỉ cần hội đủ nhân duyên là nó xuất hiện.
Trước hết, giáo lý về nghiệp được chia thành hai loại: nghiệp do vô ý, nghiệp do cố tình. Trong
Luật nhân quả cũng vậy, gieo nhân cố ý thì có kết quả cố ý, gieo nhân vô tình thì sẽ có kết quả vô tình. Tuy nhiên, dù nhân là vô tình hay cố tình đều tạo ra quả của nó.
Năng lực của nghiệp được hình thành theo từng loại nghiệp khác nhau trong một tiến trình tâm lý rồi đưa đến sự hình thành các đặc tính của nghiệp.
Sức mạnh của nghiệp lực
Khi con người trút hơi thở cuối cùng thì cơ thể vẫn còn có một nơi tập trung hơi nóng ấm, đó là Thần Thức. Thần Thức là tất cả những hành động của quá khứ tập trung lại tạo nên một sức mạnh vô hình, mầu nhiệm chuyển dẫn người chết lại đầu thai vào xác thân khác để chịu Quả Báo. Sức mạnh đó là sức mạnh của Nghiệp lực. Cái mà nhiều người gọi là Hồn thật ra là Thần Thức chớ không gì khác.
Thần thức lưu giữ tất cả mọi cá tính, bản năng, hành động, hoàn cảnh... của người đã chết đầy đủ, không thiếu sót (Chính vì lẽ đó mà không ai có thể che dấu những gì mình đã làm, vì Thần thức đã giữ bản sao của đời người đó từng chi tiết rồi).
Vì thế cho nên dù người đó đã qua đời nhưng vẫn còn phần quan trọng là Thần thức là bản sao chép về đời người đó vẫn còn và tạo ra một năng lực gọi là Nghiệp lực. Nghiệp lực ấy sẽ chuyển dần người chết đầu thai vào một thân xác mới khác để chịu quả báo.
Nếu phân chia theo chi tiết thì có rất nhiều loại Nghiệp khác nhau. Tuy nhiên để hiểu khái quát, chúng ta chỉ nên nhớ mấy loại Nghiệp chính sau đây:
1) Nghiệp hiện tại:Tạo ác và bị quả báo ngay trong đời. Ví dụ anh A giết người và mấy năm sau anh ta bị tai nạn qua đời.
2) Nghiệp đời sau: Do tạo nghiệp đời này và đời sau (kiếp sau) mới bị quả báo. Có khi đến mấy kiếp sau mới bị quả báo.
3) Nghiệp bất định:Quả báo đến không nhất định về thời gian có thể mau hay chậm.
4) Nghiệp tích lũy: Nhiều nghiệp quả từ nhiều đời tích tụ lại. Các nghiệp được tích lũy dần như rót nước vào chai, có thể xem thân của ta như là một tích lũy nghiệp từ vô thủy.
5) Tập quán nghiêp: Nghiệp tạo ra theo tập quán. Là nghiệp được huân tập bởi một thói quen trong đời sống hằng ngày. Có thể đó là thói quen thuộc tâm lý, hành vi, cách ứng xử… Ví dụ: uống rượu là một tập quán nghiệp hoặc người làm nghề giết mổ heo gà vịt hành nghề lâu thành lập quán không bỏ.
6) Nghiệp Cận tử: Nghiệp tạo ra vào lúc gần lâm chung. Là nghiệp lúc sắp lâm chung hay những sức mạnh tâm lý của con người trước lúc tắt thở. Nghiệp này cực kỳ quan trọng trong việc hướng dẫn nghiệp thức đi tái sinh. Những tư tưởng cuối cùng của người chết sẽ tạo nên một cận tử nghiệp (thiện hoặc bất thiện).
Làm thế nào để chuyển nghiệp khi một người có thể lúc sống không làm được việc thiện nào, nhưng trước lúc tắt thở, nỗ lực sinh khởi về thiện pháp, về những điều thiện trong đời, và nhờ ý lực đó có thể tái sinh vào cõi tốt đẹp (tương tự như vậy đối với các trường hợp ngược lại).
Từ đó, chúng ta cần huân tập các thiện nghiệp để tạo thành một sức mạnh đoạn trừ các ác nghiệp ngay trong đời sống hàng ngày và cả đến giờ phút lâm chung.
Làm gì khi nghiệp lực chi phối?
Sức mạnh của nghiệp lực không ai có thể phủ nhận, ngay cả khi đã chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà khi dư báo đến cũng phải chịu thọ nhận.
Ai chưa nắm vững và tin vào luật Nhân Quả thì chưa biết sợ. Người tin chắc vào Nhân Quả thì biết sợ và khiến họ không dám phạm vào điều bất thiện vì biết rằng khi nghiệp báo đến thì" Chạy trời không khỏi nắng ".
Hầu như đại đa số Phật tử chúng ta đều biết về lịch sử đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nhưng hầu như chẳng ai thắc mắc một điều là ngài có bị chịu ảnh hưởng của sức mạnh nghiệp lực?
Theo kinh điển, sau khi chứng Phật Quả, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng chư Thánh Đệ Tử đã du hành giáo hoá chúng sanh trong suốt thời gian hơn 40 năm dài.
Trong giai đoạn này, trong kinh điển có ghi lại, mỗi khi Phật thuyết pháp thì rất nhiều người (thuộc nhân loại), chư Thiên ở các cõi Trời, chư Hộ Pháp ( gồm chư thần trong Thiên Long Bát Bộ, các Thiện hoặc Ác trong bộ Dạ Xoa, La Sát), chư Đại Bồ Tát ở mười phương thế giới câu hội nghe pháp, tán thán và rải các loài hoa quý trên cỏi trời cúng dường đức Phật.
Nghe qua nếu suy nghĩ theo thế tục, chúng ta có cảm giác như chung quanh đức Phật là một lực lượng hùng hậu ủng hộ Phật và không thể có một thế lực lớn nhỏ nào có thể chạm vào ngài.
Và rồi cũng kinh điển ghi chép lại rằng, đức Phật cũng thị hiện một số tai nạn mà ngài phải chịu như:
- Bị voi say tấn công.
- Bị lăn đá chảy máu chân. (Do ngài Đề Bà Đạt Đa mưu hại)
- Bị gươm vàng đâm vế.
- Suốt một một mùa nhập hạ phải thọ dụng lúa ngựa ăn.
- Các vu oan hãm hại của ngoại đạo.
Có nhiều người vây quanh đức Phật nên không ai có thể làm hại ngài, thế nhưng những lúc này kinh điển có ghi rõ, Đức Phật phải tự đơn độc ứng phó, hoàn toàn không thấy sự giúp đỡ của bất kỳ một vị nào trong thành phần nghe pháp hội, từ vị có thần thông nho nhỏ đến chư Đại Bồ Tát có đại thần thông.
Có điều rất lạ là chính đức Phật cũng không hề dùng thần thông chống lại những tai nạn đó.
Trong kinh điển có nói rõ đây là "Dư Báo" trong tiền kiếp còn sót lại mà một vị đã chứng Phật quả vẫn phải trả, dù là trả rất nhẹ nhàng bởi do chính phước báo trong vô lượng kiếp tu hành của ngài bảo vệ ngài.
Đôi khi ta nhìn thấy những cảnh báo đó cũng như hình dung được kết cuộc đa số của con đường mình đi nhưng ta vẫn liều mình hoặc không thể vượt qua được “sức hút” của nó. Như vậy ta thấy, khi nghiệp lực đủ duyên đến lúc chín mùi phải trả, không ai gánh cho ai được, không một thế lực nào có thể bảo vệ ta được. Đến đức Phật mà còn như thế thì nói gì đến phàm phu phước mỏng, nghiệp dầy như chúng ta.
Như vậy, ngay ba nghiệp thân, khẩu, ý, tùy theo khả năng của mỗi người để ứng dụng tu sửa. Sửa ngay nơi chính mình thì đó là chúng ta đang tu hành thiết thực chứ không cần phải mong cầu một cái gì xa xôi, ảo huyền thần thông nào cả.
Cao hơn nữa, nếu ngay cuộc sống, mỗi mỗi khéo nhận lại tánh giác thì sẽ có đạo thông, nhổ tận cội gốc sanh tử, được an lạc niết bàn. Công phu tu hành rất đơn giản, rõ ràng và thiết thực như vậy chứ không phải cần đến thần thông cầu kỳ.
Hiểu về luân hồi không để đi tìm quá khứ mà để tìm ra lẽ thật của kiếp người để biết mọi thứ trên cuộc đời đều bị chi phối bởi dòng năng lượng của nghiệp quả.
Cứ theo căn nghiệp và hạnh nguyện của các thể linh mà luân hồi chuyển thế học hỏi các trạng thái thăng trầm của nghiệp lực, để cho đến khi nào thể linh đó nhận thức được rõ ràng thì tự nó sẽ tìm ra con đường tách khỏi nghiệp quả, đi đến con đường tiến linh và độ sinh. Chúng ta cố gắng tạo ra nhân lành, vun trồng cây đức để được hưởng trái ngọt mà mình đã vun trồng.
“Nếu ai muốn biết nhân xưa.
Xét xem hoàn cảnh bây giờ chịu đây.
Muốn biết quả báo sau này.
Xem điều tội phước ta nay đang làm.