(Lichngaytot.com) Chết rồi sẽ đi đâu về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không?... những câu hỏi đó chỉ được trả lời khi đã hiểu về luân hồi của cuộc sống này.
Đã bao nhiều lần bạn bước tới nơi nào đấy lần đầu nhưng có cảm giác như điều đó đã xảy ra từng lúc nào. Có lúc bạn ngỡ như đã xảy ra trong giấc mơ của mình vậy. Thậm chí, có người khẳng định họ nhớ chính xác từng chi tiết về một người hoặc nơi chốn chưa hề viếng thăm trong đời, hay có thể nói thông thạo ngôn ngữ chưa từng học qua trước đây. Hiện tượng này khiến không ít người lúng túng và tự hỏi: làm thể nào hiểu về luân hồi, liệu luân hồi có thực sự tồn tại trên thế giới hay không?
Định nghĩa Luân hồi
Luân hồi, tiếng Phạn là samsàra, có nghĩa là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống; và sự chuyển sinh liên tục đó, thường được biểu thị bằng bánh xe (cakka) và được gọi là bánh xe luân hồi (samsaracakka): Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh.
Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và bánh xe ấy cứ quay mãi trong vòng trầm luân của sanh tử khổ đau cho đến khi nào con người tu tập và đạt đến sự giải thoát tối thượng. Ðức Phật dạy:
"Ðêm dài đối với kẻ thức
Ðường dài đối với kẻ mệt
Luân hồi dài đối với kẻ ngu
Không biết rõ chân diệu pháp"
Hiểu luân hồi theo khái niệm này là sự đầu thai của linh hồn. Nói rõ hơn là khi chết thì linh hồn sẽ chuyển từ thân xác này để nhập vào một thân khác. Khi chết thân xác hủy hoại tan rã nhưng chỉ có linh hồn là luôn tồn tại.
Luân hồi tồn tại độc lập, không phải là niềm tin tôn giáo
Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và cả những người theo thuyết thần trí học đều đề cập đến vấn đề này. Thuyết luân hồi bao hàm ý nghĩa rằng sau khi chết thì linh hồn của loài người cũng như loài vật và ngay cả loài cây cỏ cũng sẽ chuyển sinh từ cơ thể này qua cơ thể khác tùy theo những gì đã gây ra lúc còn sống.
Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, tức niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.
Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.
Trong một số tôn giáo, luân hồi có mối liên hệ mật thiết với nghiệp chướng, tức niềm tin cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình nơi mà quá khứ và hiện tại nối kết nhau dựa trên những lựa chọn mà con người đưa ra trong cuộc sống.
Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi. Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo hay ngược lại, người có tôn giáo chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.
Nhiều người nghĩ kiếp luân hồi là chuyện cao siêu trong Phật Pháp tuy nhiên hiểu về luân hồi sẽ nhận ra đây được coi là vòng xoay trong muôn loài dù được thừa nhận hay không thì luân hồi vẫn là sự thật hiển nhiên có thực trong cuộc sống. Riêng đối với Phật giáo thì luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sinh tử khổ đau.
Thời điểm sắp chết tâm thức hoạt động như hạt giống cho sự sản sinh một tâm thức mới trong một cấu trúc sinh học mới, dẫn đến ý chí thúc đẩy tại thời điểm của cái chết. Theo quy luật nhân quả luân hồi thì hiện tượng tái sinh cũng chỉ là một trong các hiện tượng nằm trong quy luật của luân hồi mà thôi.
Thời điểm sắp chết tâm thức hoạt động như hạt giống cho sự sản sinh một tâm thức mới trong một cấu trúc sinh học mới, dẫn đến ý chí thúc đẩy tại thời điểm của cái chết. Theo quy luật nhân quả luân hồi thì hiện tượng tái sinh cũng chỉ là một trong các hiện tượng nằm trong quy luật của luân hồi mà thôi.
Ở góc độ khoa học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu đối với người trẻ nhất là trẻ con, họ cho rằng bộ óc của chúng có khả năng phát triển về trí nhớ mạnh và khả năng nhớ lại tiền kiếp là rất lớn. Trong vòng vài thập kỷ qua thì vấn đề con trẻ nhớ lại những gì gọi là tiền kiếp đã được xem như vấn đề có cơ sở khoa học chứ không đơn thuần là chuyện mê tín huyễn hoặc nữa.
Kiếp luân hồi không có gì huyền bí hay huyễn hoặc có rất nhiều trường hợp đã được ghi nhận trên thế giới điều đó trở nên huyền bí do khoa học hiện đại của con người vẫn chưa có cách chứng minh thuyết phục được thế giới vô hình mà thôi.
Những vết bớt bí ẩn
Ngày nay, chính các nhà khoa học đã bắt đầu thực sự tiến bước vào sâu trong lĩnh vực nghiên cứu vấn đề này. Từ thập niên 60 đến nay nhiều nhà khoa học trên thế giới và đặc biệt ở Á Đông nơi mà Phật giáo ra đời đã dấn thân vào việc tìm hiểu vấn đề luân hồi. Kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu huyền bí vẫn còn chờ ở phía trước.
Qua hàng ngàn câu chuyện luân hồi và cả chuyện tâm linh luân hồi người nổi tiếng đã được ghi nhận xảy ra trên khắp thế giới với chứng cứ và tư liệu rõ ràng chứng minh vấn đề luân hồi đã được thu thập. Nhưng các nhà nghiên cứu nhất là các nhà khoa học còn muốn tìm thêm nhiều những hiện tượng đã xảy ra có liên quan đến luân hồi.
Những hiện tượng có thể xem là những dấu tích của luân hồi mà theo các nhà khoa học nếu luân hồi là có thật thì ít ra trên chặng đường chuyển hóa từ kiếp này sang kiếp khác cũng phải có dấu vết rơi rớt lại không nhiều thì ít.
Bằng chứng đã có rất nhiều dấu tích còn lại trên cơ thể sinh vật và sự kiện ấy đã giúp các nhà sinh vật học nhất là cổ sinh vật học biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ xa xăm mà thời gian diễn ra đến hàng triệu năm.
Nhiều người cho rằng, những dấu vết trên cơ thể như vết bớt có liên quan tới cuộc sống của một người trước đó, là dấu vết của sự luân hồi. Trong sự thay đổi đó có những dấu vết của cơ thể cũ còn lưu lại, tạo thành vết bớt.
Những dấu vết ấy được khẳng định trong y học hình thành từ trong bụng mẹ với hình dạng, màu sắc khác nhau. Theo một số nhà y học giải thích thì do những tác động bên ngoài lên cơ thể người mẹ hay tự bản thân cơ thể người mẹ đã ảnh hưởng lên thai nhi trước khi hài nhi chào đời.
Những dấu vết ấy được khẳng định trong y học hình thành từ trong bụng mẹ với hình dạng, màu sắc khác nhau. Theo một số nhà y học giải thích thì do những tác động bên ngoài lên cơ thể người mẹ hay tự bản thân cơ thể người mẹ đã ảnh hưởng lên thai nhi trước khi hài nhi chào đời.
Mặc dù vậy những cái dấu tích ấy chẳng ảnh hưởng gì đến đứa bé và người ta có thể tẩy xóa hoặc cắt đi một cách đơn giản. Sự giải thích vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn như vết bẩm sinh từ tác động lúc người mẹ mang thai do uống thuốc, xáo trộn chuyển biến cơ thể, do bệnh lý, hiện tượng di truyền… Tuy nhiên, vẫn chưa có giải thích nào thuyết phục.
Quan niệm được xem phổ biến nhất trong dân gian cho rằng đó là đầu thai. Bởi vậy đã có nhiều gia đình gặp chuyện không may khi tâm niệm quệt vết mực lên người đứa trẻ để lại một dấu tích hy vọng sau này nhận biết được nó.
Tìm hiểu về vòng luân hồi là để sống được an nhiên
Hiểu về luân hồi để ta tìm ra lẽ thật của kiếp người. Chúng ta không cố tìm gặp luân hồi, vì đôi khi luân hồi đang trôi chảy ngay trên thân của mỗi con người giống như dòng máu luân lưu. Cái khổ đau nhất của người đời chính là tham muốn và nắm giữ những thứ thuộc về người khác.
Bản thân mỗi người hãy cố gắng hiểu đúng về chữ buông và tập buông bỏ từ từ, để lỡ một mai nếu có lìa đời thì chính bản thân ta cảm nhận được sự thanh tịnh cũng như bình an trong chính tâm hồn mình. Đó chắc chắn là điều kiện tối thiểu và cần thiết cho sự tái sinh vào một đời sống tốt đẹp và cao cả hơn.
Bản thân mỗi người hãy cố gắng hiểu đúng về chữ buông và tập buông bỏ từ từ, để lỡ một mai nếu có lìa đời thì chính bản thân ta cảm nhận được sự thanh tịnh cũng như bình an trong chính tâm hồn mình. Đó chắc chắn là điều kiện tối thiểu và cần thiết cho sự tái sinh vào một đời sống tốt đẹp và cao cả hơn.
Người thế gian hay oán trách cha mẹ không có phước nên mới sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên khiến mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính họ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ứng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi nhưng hãy nhớ gốc là bản thân mình.
Và để làm được điều đó ngay bây giờ và ở đây, bạn hãy thực tập tư duy về vô thường - vô ngã.
"Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
Vô minh nẻo trước xa xôi dặm về..."
Minh Anh