Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Hiểu đúng về việc đốt thân thể cúng dường chư Phật đau đớn nhưng có ý nghĩa cao đẹp

Thứ Năm, 11/06/2020 15:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đa số những người đốt thân thể cúng dường chư Phật tin rằng đó là sự cúng dường giá trị tâm linh cao lớn nhất không phải dễ dàng làm được nhưng mang lại hạnh phúc cho họ khi của cuộc đời tu theo Phật.
 

Tấn hương - Đốt thân thể cúng dường chư Phật là gì?


Trên đầu của những người xuất gia theo đạo Phật thường có những vết sẹo tròn, đây là vết tích của việc lễ Tấn hương cúng dường chư Phật mà tục gọi là “vết sẹo đốt hương”. 

Tấn hương còn gọi là đốt liều, nhiệt đảnh (Đốt đầu) là sự phát nguyện đốt thân cúng dường Tam bảo. Thường thì người phát tâm tấn hương tự nguyện đốt từ một liều hoặc ba liều hoặc nhiều hơn trên đỉnh đầu. Sau khi tấn hương xong, liều hương sẽ cháy thủng một phần da đầu, về sau để lại những vết sẹo hình chấm tròn trên đỉnh đầu. 
 
dot than the cung duong chu phat
 
Trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm quyển 6:
 
“…Nếu như sau khi Như Lại diệt độ, giả như có Tỳ kheo phát tâm quyết định tu tập thiền định mà có thể đối trước hình tượng của Như Lai đốt một ngọn đèn, đốt một lóng tay, cho đến đốt một chấm hương trên thân thể của mình thì Như Lai nói rằng tất cả những nghiệp chướng nhiều đời của người này lập tức trả hết, và tuy thường sống ở thế gian nhưng đã vĩnh viễn thoát ly phiền não. 

Tuy chưa chứng được Vô Thượng Bồ Đề, nhưng người này đối với giáo pháp của Như Lai, tâm đã quyết định. Nếu như không làm được một chút về sự xả thân như vậy thì cho dù có đạt được vô vi, rồi cũng phải sanh trở lại làm người hoàn trả nợ cũ…”.
 
 Tấn hương là hành động tự giác, hoàn toàn tự nguyện, hành động này mang tính đánh dấu lòng quyết tâm tin Phật của người xuất gia. Vết sẹo chấm hương đó không phải chỉ có ở trên đầu mà là ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể cũng đều có thể làm được.  
 
Lúc thực hiện nghi lễ tấn hương, người tu sĩ phải mang áo cà sa, ngồi ngay thẳng, nghiêm trang trước bàn thờ Phật. Họ sẽ phải trải qua cảm giác rất đau đớn vì da thịt bị đốt cháy liên tục trong hơn nửa giờ. Nhưng vì đó là dấu ấn quan trọng trong đời tu nên họ sẵn sàng chịu đựng và vượt qua.

Họ sẽ cùng những người xung quanh đồng thanh niệm danh hiệu Phật và trì tụng thần chú của quý chư Tăng, Ni, Phật tử… Việc tập trung cầu nguyện cũng giúp họ quên đi nỗi đau thể xác hiện tại.

Viên hương tròn thành phần gồm bột trầm hương và lá ngải cứu. Trầm để cho thơm và dễ cháy, còn ngải cứu là vị thuốc chống nhiễm trùng và nhanh lành vết thương.
 
Hai thứ này trộn lại, vo tròn, quấn trong tờ giấy mỏng hút thuốc lá bằng hạt bắp, phía dưới được làm to ra bằng móng tay út, phần trên vấn lại nhọn để làm ngòi dễ thắp lửa. Thời gian đốt từ 20 - 30 phút, tùy thuộc vào độ cháy và thịt của mỗi người.

Có những nhân viên y tế đo và đánh dấu trên đầu trước để tránh trúng mạch máu và dây thần kinh tránh gây nguy hiểm, bên cạnh còn có những người phụ giúp xem hương cháy được chừng nào và có ai bị xỉu, bị chảy máu…hay không. 

tan huong la thoi diem danh dau quan trong
 
 

Nguồn gốc lễ tấn hương


Nguồn gốc của lễ tấn hương này không hoàn toàn rõ ràng vì vào thời Đường và Tống dường như chưa thấy có tục lệ này nên các pho tượng điêu khắc về chân thân của Ngài Giám Chân (688 - 763) - một bậc cao tăng đời Đường không thấy có vết tích của sự đốt hương trên đầu.

Tượng của Ngài Huyền Trang cũng không thấy vết tích của sự đốt hương.
 
Một số thông tin cho rằng, ở Việt Nam, tục Đốt thân thể cúng dường chư Phật xuất hiện vào đời nhà Nguyên.

Thiền sư Nguyên Thiều vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) sang Quảng Đông thỉnh ngài Thạch Liêm và các vị danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển, tượng khí đem về. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ",

và từ giới đàn này luật thọ Bồ tát giới tấn hương cho Tăng Ni được truyền vào Việt Nam và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay (Thích Tâm Mãn, Học hạnh Bồ tát phát nguyện đốt liều khi thọ giới). 
 
Tấn hương có căn nguyên từ tinh thần phát tâm Đại thừa, thực hành Bồ tát đạo trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền. 
 
Ở Trung Quốc, tấn hương xuất hiện vào đời Nguyên (thế kỷ 13) khi trong sách cũ lưu lại: "Triều đình vì muốn phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và các vị Tăng Lạt ma cho nên sắc lịnh cho ba giới đàn lớn nhất của Trung Quốc bấy giờ là Giới đàn chùa Giới Đài ở Bắc Kinh, Giới đàn chùa Khai Nguyên ở Tuyền Châu, Giới đàn chùa Đài Khánh ở Hàng Châu, lấy lệ thọ Bồ tát giới phát nguyện tấn hương chế thành luật, khi truyền Bồ tát giới phải tấn hương cho giới tử, để lấy đó làm sự phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và Tăng chúng Lạt ma".
 
nghi le tan huong rat quan trong
 

Có phải có nhiều chấm hương là càng tốt


Không chỉ người xuất gia mới đốt thân thể cúng dường chư Phật, những Phật tử tại gia khi phát tâm thọ giới Bồ Tát cũng cạo đi một nhúm tóc trên đầu mình và xin đốt một chấm hương. Đốt cúng dường không phân biệt chủng tộc, nam, nữ… cứ ai phát nguyện thọ giới Bồ Tát, phát tâm đốt một phần trên cơ thể mình để cúng dường thì đốt.

Lễ đốt hương này chỉ thấy trong các Đại giới đàn thuộc Phật giáo Bắc tông (hay đại thừa). Còn đối với Phật giáo Nam Tông (tiểu thừa) không có truyền thống này. 
 
Mỗi kỳ thọ đại giới những người nào thọ giới Sa Di sẽ đốt một liều hương, còn với người thọ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thường đốt 3 liều hương. Mức độ đốt nhiều hay ít là do người đó phát nguyện. Riêng với Phật tử tại gia việc chấm hương cúng dường tùy theo tâm nguyện của người đó.
 
Tấn hương là một nghi thức biểu thị ý chí khao khát học hạnh Bồ tát, nguyện hiến trọn cuộc đời mình phục vụ đạo pháp và cuộc sống con người. Người phát tâm tấn hương có thể đốt 1 liều, 3 liều, 6 liều, 9 liều hay 12 liều trên đỉnh đầu tùy theo tâm nguyện của mỗi người.
 
Ý nghĩa sâu xa của 3 liều hương:
 
1. Thể hiện lòng kính tin Tam Bảo.
 
2. Thể hiện cho ba thệ nguyện là: Đoạn trừ tập nhiễm và ý nghĩ xấu; Vun trồng thiện nghiệp; Thủ đắc trí tuệ để giúp người khác thoát khổ.
 
3. Thể hiện cho sự cố gắng tu tập Giới, Định, Tuệ.
 
Vì thế, đốt bao nhiêu liều là việc hoàn toàn tự nguyện nên dựa vào số lượng các liều hương không thể xem đó là cơ sở đánh giá vị Tỳ kheo tu cao hay thấp. Việc phát nguyện tấn hương diễn ra sau khi các đệ tử tu theo đạo Phật thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát giới.

Cạo tóc hay Tấn hương trên đầu mới chỉ là khởi động và hình thức, điều quan trọng vấn là quyết tâm tu tâm kể từ đây. Đó là cái tâm đoạn trừ phiền não, ly tham, kính tín Tam bảo, kiên trì tu tập, tinh tấn trong giải thoát.

(Tổng hợp)

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X