Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Mất chồng, mất con, mất bố mẹ nhưng chỉ hiểu lời của Đức Phật giúp cô thoát mọi đớn đau

Thứ Ba, 22/11/2022 17:16 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Câu chuyện Đức Phật và người phụ nữ điên giúp ta hiểu hơn về luân hồi, nếu ta càng bám chấp vào những thứ mình yêu thương, quý trọng, tôn thờ thì càng nhân thêm khổ đau mà thôi.
 

1. Câu chuyện Đức Phật và người phụ nữ điên

 
Paṭācārā là một cô con gái xinh đẹp của thương gia giàu có nhất nhìn thành Sāvatthī lúc bấy giờ. Người cha cô sợ con gái mình giao du với những kẻ xấu nên khi cô đủ 16 tuổi, ông cho con gái ở trên tầng lầu cao nhất của tòa nhà 7 tầng. Thế nhưng điều không ai ngờ nhất là cô nảy sinh tình cảm với người hầu của mình.

Khi biết bố mẹ ấn định ngày cưới cho mình với một người ngang hàng về địa vị xã hội thì Sāvatthī đã tìm cách chạy trốn cùng bạn trai. Cô đóng giả người hầu và trốn ra ngoài thành. Cả hai rời đi và cùng nhau sống ở một ngôi làng xa xôi.
 
Cau chuyen Duc Phat va nguoi phu nu dien

Câu chuyện Đức Phật và người phụ nữ điên

Chọn cuộc sống khổ cực bên người mình yêu


Ở đó họ kết hôn thành vợ thành chồng. Chồng cô hàng ngày canh tác đất, và đi mót củi trong rừng. Còn cô đi lấy nước, giã gạo, nấu nướng, và chăm sóc gia đình.

Mặc dù từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ phải động chân tay vào việc nhà nhưng cô đã chấp nhận tất cả để được sống bên cạnh người mình yêu. Hai vợ chồng cứ như vậy cùng nhau trải qua những tháng ngày hạnh phúc.

Một thời gian sau, cô mang thai khi gần đến ngày sanh nở, cô muốn trở về nhà vì tin rằng bố mẹ vẫn luôn yêu thương cô nên sẽ được chăm sóc đầy đủ. Thế nhưng chồng cô từ chối vì sợ bị bố mẹ vợ sẽ không bao giờ tha thứ cho anh.

Cứ thế cô van xin chồng nhiều lần, và mỗi lần như vậy người chồng lại từ chối cô.
 
Nhân một hôm chồng vào rừng, cô dặn hàng xóm nhắn với anh rằng cô về nhà cha mẹ đẻ rồi bỏ đi. Chồng cô trở về nhà không thấy vợ, khi nghe tin từ hàng xóm liền đi tìm.

Anh đuổi theo kịp và van xin cô quay trở về nhưng không thể nào thuyết phục được vợ. Đúng lúc này, cô lên cơn đau đẻ, cả hai lách mình vào những lùm cây, cô vợ nằm xuống trên mặt đất và hạ sinh một bé trai đáng yêu. Không còn lý do để trở về với bố mẹ đẻ nên cô đành theo chồng, con trở về nhà.
 

Những cái chết ám ảnh người phụ nữ trẻ


Một thời gian sau cô lại mang thai, sắp đến ngày sinh nở, cô lại cầu xin chồng trở về nhà cha mẹ nhưng không được đồng ý. Lần này, cô cũng âm thầm bế con đi theo trong tình trạng mình vẫn bụng mang dạ chửa.

Chồng cô trở về hay tin lại đi tìm và đuổi kịp, cầu xin cô trở về nhà thế nhưng cũng như lần trước, cô từ chối không chịu quay về. 

Họ cùng nhau đi được một đoạn đường thì một cơn bão to ập tới. Ngay lúc ấy, cô lại trở dạ và yêu cầu chồng tìm chỗ trú để cô sinh con. Chồng liền cầm búa để tìm đồ làm chỗ trú cho vợ con.

Ngay khì nhìn thấy bụi cây mọc trên gò mối, anh chuẩn bị để chặt nó xuống liền bị một con rắn độc trườn ra cắn vào. Không lâu sau, anh ngã lăn ra chết.
 
Trong lúc này, hai mẹ con Paṭācārā đợi chồng trong vô vọng, sau đó cô hạ sinh đứa con thứ hai. Mưa gió lạnh lẽo, hai đứa trẻ gào khóc trông rất thảm thương. Cô phải ôm con vào lòng, chống hai chân hai tay quỳ trên đất để che chở cho chúng suốt cả đêm.  
 
Sáng hôm sau cô một tay bế đứa bé đỏ hỏn, tay kia nắm con trai lớn đi theo con đường mà người chồng mình đã đi. Khi cô đi đến gần gò mối, cô thấy chồng toàn thân bầm tím, cứng đơ. Cô gào khóc thảm thiết tự trách bản thân gây ra cái chết của chồng. Sau đó, dùng chút sức lực cuối cùng, cô lại cùng hai con tiếp tục cuộc hành trình của mình.
 
Khi họ tới một con sông nó đã bị ngập cao do cơn mưa lớn tối qua, cô quá yếu không thể mang theo cùng lúc hai đứa nên để đứa lớn trên bờ, cùng con nhỏ sang bờ bên kia rồi mới quay lại đón con. Nhưng khi quay lại đón đứa lớn, đúng lúc cô tới giữa dòng, con diều hâu sà xuống cắp lấy đứa bé còn đỏ hỏn. Người mẹ gào thét cũng không được gì.
 
Khi đứa con lớn đứng bên bờ thấy mẹ đứng giữa sông dơ hai tay lên vẫy, và còn nghe tiếng hét lớn tưởng rằng mẹ đang gọi, nó luống cuống và rơi xuống nước. Cô bất lực nhìn thấy cảnh mình mất cả hai con và gào khóc to hơn nhưng không ích gì.
 
Sau đó, cô lại tiếp tục lên đường về nhà, gặp một người đàn ông từ hướng Sāvatthi đi tới. Cô hỏi lân la và biết được đêm qua bão đã thổi sập căn nhà của gia đình cô, đổ đè lên bố mẹ và em trai. Lúc này, những người láng giềng và thân quyến của họ hiện đang thiêu xác ba người trên giàn thiêu.
 
Nghe xong những lời đó, cô bỗng trở thành kẻ điên, cô gào la than khóc rất thảm thiết:
 
Cả hai con đã chết;
Chồng vùi lấp bên đường;
Trên giàn lửa hoả thiêu;
Là xác mẹ cha ta!
 
Lúc này Đức Phật đang ở tại Kỳ Viên Tinh Xá (Jetavana) thấy Paṭācārā từ đằng xa đi đến, và nhận ra ở cô một con người đã hoàn thành các pháp ba la mật (paramī) (paramī) trong một trăm ngàn đại kiếp, một con người đã phát đại nguyện và đã đúng thời để đạt đến nó.

Mặc cho mọi người yêu cầu không cho người đàn bà điên lại gần Đức Phật nhưng Ngài nói với mọi người:

- Các người hãy tránh xa Như lai ra, đừng ngăn cản cô ấy.

Và khi cô đến gần, ngài nói với cô: Hãy trở lại chánh tâm của mình.

Ngay tức thì, cô trở lại bình thường, sợ hãi thu mình khép nép trên đất. Một người thiện nam ném cho cô ta chiếc áo choàng của mình. Cô mặc chiếc áo vào, và tiến đến gần Đức Phật cúi gập dưới chân của Ngài để bày tỏ nỗi lòng.

Đức Phật lắng nghe câu chuyện của cô và rồi trả lời:

- Này Paṭācārā, chớ có đau buồn nữa. Con đã đến đúng người có thể là nơi che chở cho con. Những điều con nói là sự thực. Nhưng trong vòng luân hồi này, con cũng đã từng khóc cái chết của con cái và những người thân yêu khác của con tương tự như vậy. Quá nhiều nước mắt cho suốt bao nhiêu kiếp người đã qua.
 
Theo cách này Đức Phật đã thuyết về vòng tử sanh luân hồi mà điểm khởi đầu không thể nào quan niệm được, nghe xong những lời này, cô thấy lòng mình bỗng nhẹ tênh.

Nhận ra điều này, Đức Phật tiếp tục thuyết như sau:

- Này Paṭācārā, đối với người đang trên đường đi qua bên kia thế giới (sắp chết), không có con cái, bạn bè hay thân quyến nào có thể làm nơi che chở hay nương nhờ cho người ấy được.

Huống nữa con có thể trông đợi họ làm nơi nương nhờ cho con trong đời này như thế nào được. Người có trí sẽ cố gắng trong sạch giới hạnh của mình, và khai quang con đường dẫn đến Niết-bàn (Nibbāna) cho chính mình.

Sau khi đức Phật đọc xong, ngồi dưới chân đức Phật lúc này cô đã ngộ đạo, một người có khả năng đạt được sự giải thoát cuối cùng.
 
Ngay sau đó, cô xin đức Phật cho phép quy y Phật pháp, trở thành một đệ tử của Phật môn. Đức Phật đồng ý, cho phép cô gia nhập vào đoàn tỳ kheo ni.  
Bất ngờ với phản ứng của Đức Phật với lời khiêu khích nhắm về mình
Đức Phật phản ứng với tâm ưa thích khen ngợi một cách bình tĩnh, sáng suốt và mang lại cho ta bài học sâu sắc về cách đối nhân xử thế trong những tình huống

2. Bài học lớn từ cô gái điên loạn vì đã mất tất cả


Quán niệm về cái chết 

Loi thuyet phap cua Duc Phat
 
Qua câu chuyện Đức Phật và người phụ nữ điên giúp ta hiểu rằng việc cô phải đón nhận những cái chết thương tâm của người thân tuy là đau đớn nhưng đó là điều không thể tránh khỏi trong quy luật luân hồi của cuộc sống này. Một khi đã mang cái thân này thì ai mà không phải trải qua sinh - lão - bệnh - tử cơ chứ?

Vì thế, khi nhìn thẳng thắn về cái chết, sự khổ mà Đức Phật thường nói tới lại nhắc nhở ta nhìn ngay dòng chảy của nghiệp lực, để thừa nhận sự “vô thường”, để thấy tánh “vô ngã” trong dòng chảy tâm mình, và từ đây bước qua dòng sông sinh tử.

Chính vì sự luân hồi mà Paṭācārā trải qua bao nhiêu kiếp người là bấy nhiêu lần khóc vì đau khổ do mất người thân như thế. Xem ra chết không phải là hết, ta vẫn gặp lại bài học cũ trong những kiếp sau nữa nếu ta chưa thể tìm ra lời giải cho nó.

Cũng như Paṭācārā vậy, cô khóc hết nước mắt qua bao nhiêu kiếp mang thân người, thế mà cô cũng chẳng thể tìm ra cách nào để thoát được hoàn cảnh ấy cho đến khi được nghe những lời thuyết giảng của Đức Thế Tôn.

Nghĩ về bản thân chúng ta, ta cũng phải nhìn thấu khái niệm chết mà Đức Phật thường nói đến để không còn run sợ, lo lắng khi nghĩ đến nữa.
 
Nhắc nhở về cái chết không có nghĩa là phủ định hay chê bai sự sống mà ngược lại, ta cảm thấy trân trọng từng khoảng khắc mình đang còn sống trên cõi đời này. Ta thấy trân quý thời gian đang diễn ra với mình, với những con người mà ta gặp. Ta không dám lãng phí bất cứ thời gian, khoảnh khắc nào, có gắng sống sao cho thật ý nghĩa, trọn vẹn nhất có thể. 
 
Ta thêm yêu những khoảnh khắc hạnh phúc dù là bé nhỏ mà mình đang có trên cõi đời này. Có đi qua khổ đau ta mới biết những điều tốt đẹp quý giá đến nhường nào, đó chính là quà tặng mà cuộc sống mang đến cho mỗi chúng ta.
 

Ung dung đón nhận bất cứ điều gì


Theo suy nghĩ thông thường, khi một người nào đó mà ta quá yêu quý lìa đời thì ta đau đớn như thể không sống được nữa. Thế nhưng khi cùng Đạo Phật ngẫm về cái chết để thấy chẳng có gì đáng sợ cả vì đó cũng chỉ là một trong những nốt thắt, một điểm nhỏ trên sợi dây luân hồi này mà ai cũng phải trải qua.

Khi đã hiểu và có thể chấp nhận được sự độc lập và khách quan của "cái chết" cũng là lúc ta có được trí tuệ, có được sự sáng suốt nhất định. Chúng sẽ soi tỏ cho ta trên con đường rèn luyện bản thân.

Thế nên ta mới bắt đầu có đủ tự tin để có tâm thế ung dung đón nhận bất cứ điều gì có thể xảy ra trong cuộc sống của mình. Vui hay buồn, thậm chí sầu khổ rồi cũng sẽ qua, vì ta đã biết rằng nếu không có tâm thế đón nhận chúng ta sẽ càng thêm khổ, không biết bao giờ mới có thể hoàn toàn dứt ra được.

Chấp nhận không có nghĩa là chỉ hài lòng trong ảo tưởng về những gì mình có. Quan trọng hơn, sự chấp nhận có nghĩa là thừa nhận quá khứ, tương lai của mình - không chỉ những thành công mà cả những sai lầm.
 
Điều đó có nghĩa là, chấp nhận những thất bại và học hỏi từ thất bại như là một hành trang của bất cứ ai đang mang thân người ở cõi Ta Bà này.


Tin cùng chuyên mục

X