Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Ý nghĩa cao đẹp của việc thắp đèn cúng Phật: Chớ làm tùy tiện kẻo công đức tiêu tan

Thứ Năm, 04/04/2024 08:09 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Thắp đèn cúng Phật là một nghi thức vô cùng quan trọng trong Phật giáo, bởi ánh sáng của đèn cúng Phật sẽ tượng trưng cho trí huệ của người thắp. Cùng tìm hiểu cụ thể ý nghĩa của thắp đèn cúng Phật là gì, cách tiền hành ra sao?
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Vì sao phải thắp đèn cúng Phật?

 
Y nghia cua thap den cung Phat
 
Kinh sách Phật giáo ghi lại rằng, khi truyền pháp lý tứ diệu đế, Đức Phật từng nói “đời là bể khổ”, sống là khổ, giống như ở trong căn nhà tối, đầy rẫy những hắc ám vô minh, vì thế muốn thoát khỏi đau khổ thì phải tu nhân tích đức, cũng như dùng ngọn đèn sáng, phá trừ sự tối tăm đau khổ.
 
Phật không có tâm mong cầu đối với mọi món dâng cúng, nhưng chúng ta cúng dường để tích lũy công đức và trí tuệ cho chính mình. Nhờ năng lực của tích lũy này, chúng ta có thể loại trừ mọi bất toàn của đôi mắt vô minh của mình và đạt đến tuệ nhãn toàn giác của Phật. Đèn là 1 trong 6 phẩm vật dâng cúng dường Đức Phật.
 
Theo Kinh Thí Đăng Công Đức, việc thắp đèn sáng và cúng dường trước tượng Phật có sức mạnh vô cùng. Ánh sáng của đèn chỉ chiếu đến một lối đi hoặc một bậc thềm, nhưng công đức của người cúng lại lan tỏa khắp nơi.
 
Phúc đức mà người cúng nhận được không chỉ liên quan đến cuộc sống hiện tại mà còn ảnh hưởng đến kiếp sau. Chính Phật mới biết được mức độ phúc đức mà công đức này mang lại.
 
“Một điểm đèn tâm sáng tự nhiên

Hà sa rạng chiếu khắp vô biên

Ngàn sông có nước ngàn trăng hiện

Muôn dặm không mây muôn dặm thiên.”

Đèn tiêu biểu cho nhẫn nhục, vì nhẫn nhục thì chuyển lửa sân hận làm ánh đại quang minh.
 
Đèn được chia làm 2 loại:
  • Loại thứ nhất chỉ dùng lúc để lễ bái, tụng kinh thì thắp lên.
  • Loại thứ hai được gọi là “trương minh đăng”, “vô tận đăng”, tức loại đèn đèn thắp sáng hoài không phân biệt ngày đêm.
Lời Phật dạy: “Một ngọn đèn trừ được tối một ngàn nhà, một trí huệ hay trừ ngu muôn năm”.
 
Cúng dường đèn là phương pháp cúng dường mãnh liệt nhất bởi lẽ ánh sáng của ngọn đèn tượng trưng cho trí tuệ. Ngay khi ngọn đèn xua tan bóng tối, ánh sáng của ngọn đèn biểu hiện sự tan biến của bóng tối vô minh và chứng đắc trí tuệ sáng suốt của Phật.
 
Dâng cúng đèn là cúng dường tánh thấy lên mắt Phật. Vì mắt Phật là mắt trí tuệ, nên chúng không có sự đối nghịch của sáng hay tối.
 
Mắt của người phàm chúng ta dù sao đi nữa vẫn bị che lấp bởi bóng tối của hai bất tịnh: Một bất tịnh thô là cảm xúc phiền não (ngã chấp) và một bất tịnh vi tế là sở tri chướng (pháp chấp).
 
Khi chúng ta cúng dường ánh sáng, kết quả của nó là sự chứng ngộ trí tuệ Tịnh quang trong đời này; xóa sạch tâm phân biệt, dẹp tan sự rối loạn và nhận ra Tịnh quang tăng trưởng trí tuệ trong mỗi đời sống cho đến khi đạt được giác ngộ.
 
Chúng ta cũng cầu nguyện rằng ánh sáng này sẽ soi đường cho toàn thể chúng sanh trong sáu cõi, tịnh hóa mọi nghiệp chướng của họ để họ có thể đánh thức tuệ giác chân thật của chính mình. Với niềm tin và lòng sùng kính chân thành, thắp đèn cúng Phật tức là dâng cúng vô lượng ánh sáng đến toàn thể chư Phật, Bồ tát và Thánh chúng.

Xem thêm: 5 nguyên tắc khi cúng dường Phật để công đức được viên mãn
 

2. Nguồn gốc của việc thắp đèn cúng Phật

 
Nguon goc cua viec dang den cung Phat
 
Về nguồn gốc của việc thắp đèn cúng Phật, sách xưa có ghi chép lại rằng:
 
Vào thời Đức Phật, vua A Xà Thế có lần đã cúng dường nhiều thùng dầu để đốt đèn dâng cúng Đức Phật ở Tịnh xá Kỳ Hoàn. Có một bà già rất nghèo, có tâm chí thành muốn cúng dường Đức Phật nhưng lại không có tiền. Bà thấy vua A Xà Thế làm công đức như vậy nên rất lấy làm cảm kích. Bà đi xin được hai tiền, liền đến nhà hàng mua dầu.
 
Chủ hàng hỏi: “Bà nghèo như vậy, xin được hai tiền, sao không mua đồ ăn mà lại mua dầu?”
 
Bà lão đáp rằng: “Tôi nghe ở đời gặp Đức Phật rất khó, vạn kiếp mới được một lần. Tôi nay may mắn được sinh đời Phật, mà chưa có dịp cúng dường. Ngày nay tôi thấy vua làm việc đại công đức, tôi tuy cùng khổ, cũng muốn cúng dường ngọn đèn để làm căn bản cho đời sau”.
 
Nghe xong người chủ quán vô cùng cảm phục chí nguyện của bà lão, liền đong cho thêm cho bà ba tiền nữa, thành ra năm tiền dầu. Bà lão đến trước Đức Phật thắp đèn lên, tự nghĩ chắc dầu thắp không quá nửa đêm, bà phát nguyện rằng:
 
“Con không có gì cúng dâng Phật, ngoại trừ cây đèn nhỏ này. Nhưng do sự cúng dường này, mong cho con đời sau có trí tuệ. Mong cho con giải thoát tất cả hữu tình ra khỏi bóng tối ngu si. Mong cho con tịnh hóa tất cả những cấu uế chướng ngại của họ, và đưa họ đến giải thoát”.
 
Đêm ấy tất cả các ngọn đèn của vua cúng dường, có ngọn tắt, có ngọn đỏ. Riêng ngọn đèn của bà lão thì chiếu sáng hơn các ngọn đèn khác, suốt đêm không tắt, dầu lại không hao.
 
Đến sáng, Đức Phật bảo Mục Kiền Liên: “Trời đã sáng, hãy tắt những ngọn đèn này!”
 
Theo lời Phật, tôn giả Mục Kiền Liên lần lượt tắt đèn, các ngọn đèn đều tắt, chỉ riêng đèn của bà cụ vẫn sáng, ngài nghĩ: “Không lý gì để cho cây đèn này vẫn cháy vào ban ngày,” và ngài cố thổi tắt.
 
Ngài bèn đưa cà sa quạt đèn thì ánh sáng lại càng sáng rực. Dùng uy thần dẫn gió núi để thổi đèn mà đèn càng cháy rực hơn nữa.
 
Đức Phật vẫn nhìn ngài từ lúc đầu, bấy giờ mới lên tiếng bảo:
 
“Mục Kiền Liên, có phải ông muốn dập tắt ngọn đèn ấy không? Ông không làm được đâu. Ông không di chuyển được nó, chứ đừng nói là dập cho nó tắt. Nếu ông đem được bốn biển mà tưới lên cây đèn này, nó vẫn không tắt được, tại sao? Vì cây đèn này đã được đốt lên để dâng cúng với tất cả niềm sùng kính, và với tâm trí thanh tịnh. Chính động cơ ấy đã làm cho nó có công đức vô cùng.
 
Bà lão ấy đời quá khứ từng thân cận được 180 vị thánh có đức hạnh hoàn mỹ. Ba mươi kiếp sau, bà ấy sẽ thành Phật với hiệu là Tu Di Đăng Quang Như Lai. Vì đời quá khứ bà ấy làm ít việc bố thí, nên đời này phải chịu cảnh bần cùng như vậy”.
 

3. Ý nghĩa của thắp đèn cúng Phật

 
Trong Phật giáo, dâng đèn cúng Phật đúng chính là điều cực kỳ quan trọng. Đốt đèn không phải là “bỏ tiền ra để tiêu tai, hay cải đổi vận mệnh hay cầu phúc”, mà bên trong có hàm ý rất sâu sắc.
 
Cúng dường đèn là một trong 5 thứ cúng dưỡng quan trọng trong truyền thống lễ nghi Phật giáo gồm: Đăng minh (đèn hay nến thắp), đồ hương (hương xức hay thuốc cao), phạn thực (thực phẩm và cơm gạo), hoa man (tràng hạt) và thiêu hương (nhang hay hương thắp).
 
Đốt đèn tượng trưng cho sự thắp sáng trí huệ quang minh, đèn chính là đại biểu cho trí huệ quang minh của Phật pháp, giống như khi ánh quang minh chiếu ra có thể phá trừ những phiền não u ám của chúng sinh. Bởi ánh sáng của đèn cúng Phật sẽ tượng trưng cho trí huệ của người thắp.
 
Dâng đèn cúng Phật không phải là vì Đức Phật cần nhìn thấy ngọn đèn, nhìn thấy ánh sáng. Mà ý nghĩa của việc cúng dường ánh sáng là để chính chúng ta tẩy trừ bóng tối vô minh, phiền não, thắp lên ánh sáng của trí tuệ, của sự sáng tỏ. Để soi đường, dẫn lối cho chúng ta trên con đường phía trước, không bị u mê, lầm đường, lạc lối.
 
Chúng ta cũng cầu nguyện cho toàn thể chúng sanh có được trí tuệ cao quý để thấu hiểu nhân của hạnh phúc trường cửu là những thiện nghiệp của thân, khẩu và ý. Cuối cùng, chúng ta cúng dường chúng để ánh sáng của giác tánh sẽ xuất hiện trong tâm của mọi chúng sanh và xua tan bóng tối vô minh và những che chướng của kiến chấp.
 
Cho nên, khi đốt đèn cúng Phật một mặt có thể nhận được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát phóng quang gia trì, tiêu trừ nghiệp chướng, mặt khác mượn vào việc đốt đèn mà nhắc nhở mình phải thường nghe kinh và Phật pháp, và vận dụng đạo lý của Phật Pháp để tu hành, để làm tăng trưởng phúc báu và trí huệ, hơn nữa còn tích lũy tư lương thành Phật.
 
Khi bạn cúng dường đúng cách thậm chí chỉ cần một ngọn đèn, thì công đức nhận được cũng vô cùng lớn lao.
 
Đốt đèn tuy rằng cũng có công năng tiêu trừ tai nạn và kỳ phúc, hơn nữa Phật Pháp còn nói về nhân quả nghiệp báo, nếu như nhân duyên chưa đến, thì chúng ta phải thừa nhận quả báo và chấp nhận tiếp thọ.
 
Chúng ta phải nên mượn và nhân duyên đốt đèn này mà tiếp cận với Phật giáo nhiều một chút để tìm hiểu về Phật Pháp, các việc ác không làm, các điều thiện nên làm, sửa đổi những thói hư tật xấu, thì những thiện duyên tự nhiên tích tập, và những tai nạn sẽ từ từ giảm trừ, đó mới chính là tiêu tai giải nạn, là phương pháp chuyển vận kỳ phúc, đó mới là ý nghĩa đốt đèn chân chính của Phật giáo.
 
Thông qua sự tuỳ hỷ bố thí đốt đèn, cũng nhưng có thể tiến đến cúng dường Tăng đoàn, bảo trì chùa chiền, làm cho Phật Pháp hoằng dương, lợi ích cho nhiều chúng sinh, chúng ta vô hình hay hữu hình thực hành tài thí và pháp thí.
 
Như vậy, việc dâng đèn cúng Phật giúp mang đến phước báu và công đức vô lượng. Chỉ cần một ngọn đèn được cúng dường đúng cách thì công đức của chúng ta sẽ vô cùng lớn lao. Muốn tu phải có công đức, việc tích lũy công đức là vô cùng cần thiết, chỉ khi công đức dồi dào thì đường tu mới thông thoáng, mới có thể đi đến bến bờ giác ngộ, giải thoát, thành tựu quả vị vô thượng bồ đề.

Đọc thêm: Phật dạy phương pháp cúng dường cao quý nhất: Không phải vàng bạc
 

4. Công đức khi đốt đèn cúng Phật

 
Cong duc cua dot den cung Phat
 
Trong Kinh Phật có ghi lại rằng: “Nếu ở trước tháp Phật, chùa Phật, hình tượng Phật, kinh điển, đốt đèn cúng dường thì được nhiều công đức”.
 
Khi chúng ta thực hiện đúng cách dâng đèn cúng Phật sẽ nhận được 10 công đức vô lượng như:
 
- Người cúng đèn sẽ chiếu sáng thế gian như một ngọn đèn
 
Người cúng dường đèn giống như ngọn đèn sáng giữa đời này qua đời khác, khi tái sinh làm người cũng là vua giữa muôn người, giống như kho báu như ý của đạo sư, ngọn đèn trí tuệ chiếu sáng cả thế giới.
 
- Người cúng đèn dâng Phật thì mắt luôn luôn sáng, không hư hoại, không mù
 
Không tệ khi nhìn bằng mắt thường. Mắt của người hiến đèn rất sáng và sẽ không bị mù hay cận thị.
 
- Người cúng đèn dâng Phật sẽ đắc được thiên nhãn
 
Người này sẽ có được từ tài năng. Người dâng đèn sẽ nhận được nhiều phước báu trong tương lai.
 
- Người cúng đèn có thể phân biệt được pháp thiện và pháp ác
 
Người này sở hữu trí tuệ về thiện và ác. Có khả năng phân biệt luật thiện và ác, hiểu rõ mọi nguyên nhân và hậu quả. Nhiều người trên thế giới ngày nay cực kỳ mù quáng và không biết lựa chọn giữa thiện và ác, nhưng trí tuệ của những người dâng đèn lại vượt trội hơn những người khác.
 
- Người cúng đèn dâng Phật sẽ có trí huệ rộng sâu, phá tan ngu si hắc ám
 
Người này có công đức tiêu diệt bóng tối lớn. Sở hữu trí tuệ siêu việt, có thể loại bỏ mọi vô minh và bóng tối trong dòng tương tục của mình.
 
- Người cúng đèn dâng Phật sẽ có trí huệ siêu vượt quần chúng
 
Người này sẽ đạt được trí tuệ và có trí tuệ. Trí tuệ của họ vượt trội hơn những người khác, anh miễn nhiễm với mọi cám dỗ từ thế giới bên ngoài và có khả năng phân biệt giữa các lựa chọn, không bị mê hoặc, có năng lực biện biệt thủ và xả.
 
- Người đốt đèn sẽ không ở trong bóng tối
 
Người đốt đèn sẽ không bị chuyển trong tà kiến, không bị đày vào chỗ hắc ám. Thay vào đó họ sẽ thường được ở nơi quang minh thù thắng
 
- Người thắp đèn cúng Phật có phước lành lớn lao
 
Người đốt đèn cúng Phật được sinh ra trong gia đình đại phúc báo, không biết tạo ác nghiệp, có cơ duyên tu trì thiện pháp. Tái sinh thành một chúng sinh với phước lành lớn lao.
 
- Người dâng đèn cúng Phật khi chết sẽ không bị đọa vào ác đạo mà sinh thiên
 
Cuộc sống của người này được định sẵn sẽ kéo dài mãi mãi. Sau khi chết, họ sẽ không bị đọa vào các cõi thấp mà sẽ được tái sinh lên thiên giới. Và nếu bạn cúng dường đèn, bạn sẽ không tái sinh vào loại gia đình này trong mọi kiếp sống.
 
- Người cúng đèn tu hành thì theo thời gian rất mau sẽ đắc thánh quả
 
Người này nếu đi theo con đường tu hành thì nhanh chóng đạt được Niết-bàn. Bạn có thể đạt được trạng thái của một vị thánh trong một khoảng thời gian rất ngắn.
 
Ngoài 10 công đức kể trên, nếu có người lúc sắp lâm chung dâng đèn cúng Phật sẽ có được ba loại sáng suốt:
  • Một là thấy rõ phước thiện đã làm trước đây, nhớ lại thiện pháp, làm cho tâm sinh ra vui vẻ, phấn chấn.
  • Hai là thuận tiện niệm Phật bằng tâm, tâm hoan hỷ an lạc vì được thực hành bố thí, không có nỗi khổ của cái chết.
  • Ba là nhân tiện có thể nghĩ đến giáo pháp.
Người dâng đèn cúng Phật, lúc sắp mạng chung sẽ thấy được bốn loại ánh sáng là ánh sáng của mặt trời tròn đầy rực rỡ, ánh sáng của trăng tròn trong sáng, ánh sáng của chư Thiên và ánh sáng của Như Lai an tọa dưới cội Bồ Đề.
 
Lúc lâm chung, nếu thấy được bốn loại ánh sáng như vậy thì khi chết sẽ được sanh lên cõi trời Tam Thập Tam, được thanh tịnh 5 loại là:
  • Được sức lực thanh tịnh.
  • Được niệm tuệ thanh tịnh.
  • Được uy đức thù thắng ở giữa chư Thiên.
  • Được nghe âm thanh thâu nhiếp ý.
  • Được quyến thuộc thường bảo vệ làm cho tâm được hoan hỷ.
Dâng đèn cúng Phật cũng sẽ nhận lại được bốn loại pháp là sắc lực, tiền của, thiện tâm và trí tuệ.
 
Ngoài ra, nếu có người thấy người khác cúng dường đèn mà tín tâm thanh tịnh, chắp hai tay khởi tâm tùy hỷ thì sẽ được tám loại pháp tăng thượng. Bao gồm: tăng thượng về sắc thân, quyến thuộc, giới, niềm tin, biện giải, thánh đạo, ở trời người được sanh vào nơi tăng thượng, được A Nậu Bồ-đề.
 

5. Lời Phật dạy về cách thắp đèn cúng Phật

 
Cach thap den cung Phat
 
Vật phẩm cúng dường không nhất thiết phải là món đắt tiền, cũng không phải chiếu đúng y như sách xưa viết lại mà cần tùy thời, tùy khả năng mà chọn những thứ tốt nhất, đẹp nhất, phù hợp với điều kiện của bản thân và thời đại.
 
Cúng dường đèn để dâng Phật nên chọn những loại đèn đẹp, sạch sẽ, trang nghiêm, thanh tịnh, không nên dùng những thứ mình chê không muốn dùng mà đem cúng Phật.
 

- Cách thực hiện:

 
Đức Phật cho sử dụng đèn để thắp sáng Tăng phòng và chỗ an trí đèn, Phật dạy rõ thật ràng, đối với việc sử dụng đèn trong Kinh Phật chỉ rõ phương pháp và trình tự.
 
Kinh Phật quy định: Lúc đốt đèn thì trước hết đốt ở trước tượng Phật, Xá lợi Phật, tượng Phật. Trước khi lễ lạy, nên ra ngoài lần lượt thắp những nơi khác. Kế đó mới đốt những ngọn đèn bên cạnh, lúc tọa thiền đốt đèn ở thiền đường thì phải báo cho chư Tăng biết, sau đó mới đốt ở chỗ kinh hành, đường đi trên gác. Nếu như dầu đủ dùng thì đèn ở nhà xí phải thắp suốt đêm không tắt.
 
Người tắt tùy ý dùng tay hoặc vạt áo để quạt tắt. Nên nán lại chuyển đầu cháy để gạt bớt tàn lửa. Lúc đi vào không được bất ngờ đi vào, nên nói to rằng: “Các Đại Đức sắp tắt đèn” rồi mới được đi vào. Nếu không như vậy thì vượt qua pháp tắc oai nghi.
 
Lúc tắt không được tắt hết, không được dùng miệng thổi tắt. (Nghĩa là có loài sâu ăn tàn lửa, sợ rằng hơi miệng của người làm tổn hại côn trùng; cho nên không được dùng miệng thổi tắt.)
 
Ngoài ra, quá trình thắp đèn có 5 sự việc cần lưu ý:
  • Một là nên cầm khăn sạch lau trong ngoài làm cho sạch sẽ.
  • Hai là nên làm bấc đèn sạch sẽ.
  • Ba là nên tự mình pha dầu vào đèn.
  • Bốn là pha dầu không được làm cho đầy tràn, cũng không được làm cho thiếu hụt.
  • Năm là nên giữ gìn khiến cho chắc chắn, đừng trèo cao làm trở ngại đến người khác hành đạo.
Trong Ngũ Bách Vấn nói: “Nối tiếp ánh sáng của Phật thì ban ngày không được tắt. Phật không có sáng - tối, bởi vì căn bản là vô ngôn, nghĩ đến giới hạn như nhau. Cho nên tắt thì có tội”.
 
Có rất nhiều loại đèn có thể sử dụng để cúng dường Phật. Quý Phật tử có thể cúng dường tại nhà bằng cách dùng đèn thờ Phật hoa sen, đèn chữ Phật, chữ phúc, đèn mái chùa, đèn bơ, nến, nến điện tử, đèn dầu đều được… 
 
Hoặc có thể cúng dường ánh sáng tại các chùa miếu có thờ tượng Phật, tượng Bồ Tát, bằng cách dâng cúng một ngọn đèn, một ngọn nến, góp tiền mua đèn, mua nến hoặc trực tiếp mua đèn và cúng dường cho chùa.
 

- Cúng đèn với lòng sùng mộ

 
Khi tiến hành cúng đèn, mọi người hãy nhớ đến mười công đức trong kinh, nếu có thể cúng dường đèn với niềm tin, nhất định sẽ được phước đức.
 
Kinh Phật có nói: “Phúc lành của người cúng dường đèn là vô lượng không thể tính được, chỉ có Như Lai mới hiểu được.” Mong các thiện tri thức có thể ghi nhớ câu này. Phước lành của người cúng dường đèn là vô lượng và chỉ có Đức Phật mới hiểu được.
 
Chúng ta phải hết sức cẩn trọng trong việc cúng dường, vì công đức tạo ra phụ thuộc vào động lực thanh tịnh, sự quán tưởng và việc sắm sửa cũng như chuẩn bị vật phẩm của chúng ta. Nếu mọi việc được chú tâm thực hiện, công đức của chúng ta sẽ tăng trưởng. 
 
Đặc biệt, nếu bạn có thể thắp đèn cầu nguyện cho cha mẹ trước Đức Phật thì đó sẽ là một công đức lớn lao.
 

- Động lực cúng dường đèn rất quan trọng

 
Trong quá trình cúng dường đèn, động lực rất quan trọng, bạn phải thành tâm muốn diệt trừ bóng tối vô minh trong tất cả chúng sinh. Dù khó khăn, đau khổ đến đâu cũng phải kiên trì. Khi cúng dường đèn, chúng ta phải quán tưởng thắp sáng bóng tối địa ngục để chúng sinh đang đau khổ được sưởi ấm.
 
Tuy nhiên, lý do Phật giáo khuyến khích chúng sinh thắp đèn là vì ngoài việc cầu nguyện phước lành, điều quan trọng nhất là hy vọng rằng có nhiều chúng sinh hơn nữa có thể thắp sáng những chiếc đèn trong trái tim, biết quan tâm và giúp đỡ đồng loại, tức là Phật giáo hướng đến việc khơi dậy bồ đề tâm và phát bồ đề tâm.
 
Đây cũng là một cách để tích lũy những phẩm chất tốt đẹp và đạo hạnh để giác ngộ và trở thành một vị Phật, là mục tiêu cuối cùng thực sự của việc tiêu diệt tai họa, giải quyết khó khăn và chuyển nghịch cảnh và đạt được phước lành .
 
Nếu có điều kiện, chúng ta nên đích thân dâng đèn trước Đức Phật, nếu điều kiện không cho phép, chúng ta cũng có thể quán tưởng trong tâm: Trong các ngọn đèn bao la vô biên ở thế gian có bấc và dầu, chúng ta có thể cúng dường chư Phật và Bồ Tát ở mười phương.
 
Hãy cúng dường ánh sáng cho tất cả chúng sinh trước chư Phật và Bồ Tát. Dù chỉ là một ngọn đèn dầu nhỏ, công đức mà nó mang lại vô cùng lớn lao.
 

6. Lưu ý khi thắp đèn cúng Phật

 
Dâng đèn cúng dường Phật, Bồ Tát không phải là vì các Ngài cần ánh sáng từ ngọn đèn của chúng ta, mà người cần thứ ánh sáng ấy soi rọi bản tâm của mình là chính chúng ta. 
 
Khi cúng dường ánh sáng, để có thể nhận được công đức mạnh mẽ, trọn vẹn, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
  • Người cúng dường phải hiểu ý nghĩa, bản chất hành động của mình. Cúng dường ánh sáng là loại cúng dường mạnh mẽ, mãnh liệt, có ý nghĩa lớn lao. Vì thế, chúng ta cần cúng dường bằng một các tâm sáng suốt, thanh tịnh, tràn ngập tín niệm, niềm tin, lòng tôn kính và sự tin tưởng với Tam Bảo.
  • Khi cúng dường, không nên quá chú trọng về số lượng, bạn chỉ cần cúng dường một ngọn đèn bằng lòng thành thì công đức sẽ vô cùng lớn lao, như Đức Phật đã nói, lợi ích của cúng dường đèn vượt qua sự tính toán của các bậc Thanh Văn và Duyên Giác.
  • Công đức cúng dường phụ thuộc vào động lực thanh tịnh, sự quán tưởng, trí huệ, tín niệm, sự chuẩn bị vật phẩm của người cúng dường. Không cần phải khoa trương, xa hoa, lãng phí nhưng cũng không thể keo kiệt, qua loa, xuề xòa, tùy tiện.
Thắp đèn cúng Phật, cúng dường ánh sáng là cách để chúng ta tích lũy công đức, thắp lên trí tuệ và sự sáng tỏ, thể hiện tấm lòng thành kính với Tam Bảo.
 
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu về ý nghĩa của thắp đèn cúng Phật, công đức của việc dâng đèn và cách cúng dường sao cho đúng đắn, phù hợp để thể hiện lòng thành kính với bề trên, nhận được công quả hạnh phúc.
 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X