(Lichngaytot.com) Mọi người thường nghe về tầm quan trọng của Rằm tháng giêng chứ ít ai hiểu rõ Tết Nguyên Tiêu là Tết gì? Thực ra hai ngày này là một mà thôi.
Tết Nguyên Tiêu là Tết gì
Do Rằm tháng Giêng trùng hợp với lễ Thượng nguyên và Tết Nguyên tiêu trong dân gian, đồng thời ngày này là rằm đầu tiên của năm mới, thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.
Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên (vì dựa vào phép lịch cũ qui định thì một năm được chia làm 3 nguyên. Ngày Rằm tháng Giêng là Thượng nguyên; Rằm tháng bảy là Trung nguyên; rằm tháng mười là Hạ nguyên) tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.
Khi nói về Tết Nguyên Tiêu là gì, người xưa giải thích: đêm là “tiêu”, đêm rằm tháng Giêng lại là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm, nên gọi rằm tháng Giêng là Nguyên tiêu. Xem thêm: Hiểu Tết Nguyên Tiêu là Tết gì để thấy yêu hơn nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt
Đây là ngày vía Thiên Quan (Khổng & Lão giáo), người ta đến chùa dâng sao để giải hạn. Trong dân gian, với số đông người theo phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì rằm tháng giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn.
Có một cách giải thích khác, nguyên nghĩa chữ tiết ở trong nghĩa của thời tiết, các tiết trong năm, về sau người ta gọi chệch đi là tết, nên tiết Nguyên Tiêu thành Tết Nguyên Tiêu là vậy. Do Tết Nguyên Tiêu được người xưa tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng, lại có vật phẩm dâng cúng Trời - Phật - Thánh một cách thành kính nên cũng gọi lễ Cúng rằm tháng Giêng.
Trong ngày Tết Nguyên Tiêu thông thường có 3 lễ cúng:
– Lễ cúng cầu may đầu năm.
– Tết lại (hay là Tết ăn bù) để cho mọi người có thể đi chúc Tết con cháu, hàng xóm mà không cần kiêng khem gì.
– Cúng sao giải hạn.
Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái Phật, có gia đình cúng Thổ Công, Thần Tài hoặc cúng Âm Hồn các đẳng... Nhưng bao giờ cũng có cúng Gia Tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn thuận lợi.
Theo lời các bô lão, thời xưa, rằm tháng giêng vốn là ngày tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, vua cho mở đại yến tại vườn thượng uyển, vời các Trạng Nguyên đến dự hội, ngắm cảnh xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và ca tụng ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị.
Dần dần những buổi họp mặt tương tự vào đêm rằm tháng giêng được các văn nhân thi sĩ tổ chức, không chỉ trong vườn thượng uyển với nghi lễ vua tôi mà ở nhiều nơi, việc xem hoa ngắm cảnh dưới trăng thoải mái hơn, những vần thơ xướng họa, đối đáp phong phú và sinh động hơn.
Văn nhân thi sĩ, nhất là các cụ cao niên thưởng trăng thù tạc với nhau bằng chén trà, chung rượu, bàn cờ. Các cụ ăn uống ít, chỉ ngâm nga bàn tán những câu tâm đắc. Đó là một trong Những điều thú vị chỉ Tết nguyên tiêu mới có
Tháng Giêng trùng với lễ Thượng Nguyên nên là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm. Đến ngày này, mọi người thường đi chùa phóng sanh, làm nhiều việc thiện, cúng dường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Việc cúng sao giải hạn là theo quan điểm dân gian chứ không phải văn hóa Phật giáo. Vì con người cảm thấy bé nhỏ trước thiên nhiên nên cúng các vị thần để mong tránh khỏi những tai ương trong cuộc sống.
Do vậy, trong đạo Phật không có cúng sao giải hạn hay coi ngày tốt, giờ tốt, tướng số,… Sự bình an trong cuộc sống nằm trong tinh thần, suy nghĩ của mỗi con người, nếu giữ tâm ý trong sạch thì lúc nào cũng cảm thấy bình an. Còn cúng sao giải hạn nhưng lại làm việc không tốt thì cũng không mang lại kết quả gì.
Không nên làm gì trong Tết Nguyên tiêu
- Kiêng quan hệ nam nữ: Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
- Kiêng sinh con gái vào ngày rằm tháng Giêng: Người xưa thường có câu “Trai mồng Một, gái ngày Rằm,” ám chỉ những bé trai sinh vào ngày mồng Một và những bé gái sinh vào ngày Rằm thường rất khó nuôi. Bởi vào ngày Rằm, năng lượng âm của đất trời sẽ lên đến cực đại. Nếu sinh con gái vào đúng ngày này sẽ cứng đầu, khó dạy dỗ. Chính vì thế các bà mẹ cần tránh sinh con trong ngày này.
- Kiêng để trẻ con khóc, bởi trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.
- Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém.
- Nên mang ít tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.
- Rằm tháng Giêng không được cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.
- Kiêng mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.
- Không được để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém.
- Chú ý không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.
- Kiêng sát sinh, nếu không tài vận suy giảm, gặp tai nạn, bệnh tật. Ngày nay, cùng sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng còn có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
- Kiêng câu cá vào ngày này vì theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi.
Xem ngay:
Xem ngay:
MiMo (Tổng hợp)