Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Hiểu Tết Nguyên Tiêu là Tết gì để thấy yêu hơn nét văn hóa đẹp đẽ của người Việt

Thứ Ba, 25/02/2020 14:50 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ngày rằm tháng giêng Âm lịch hay ngày Tết Nguyên Tiêu là Tết gì mà người người, nhà nhà nào cũng cố gắng chuẩn bị chu đáo nhất có thể?


Tết nguyên tiêu là Tết gì? 

 
Rằm tháng Giêng tục xưa gọi là Tết Nguyên Tiêu. Vậy Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới với ý nghĩa “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên sau đó mới đến Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).
 
Với người dân Việt Nam, sau một năm lao động vất vả, người dân tự thưởng cho mình một thời gian ngắn để nghỉ ngơi, du xuân. Tết Nguyên Tiêu đánh dấu sự kết thúc tháng ăn chơi để bắt tay vào công việc của một năm mới. 
 
Đúng đêm rằng tháng Giêng - Đêm Nguyên Tiêu, ánh trăng được xem là đẹp nhất trong năm. Dù bao biến đổi của đất trời đã và đang diễn ra, nhưng xưa và nay, vầng trăng tháng Giêng vẫn vẹn nguyên như thế, tròn và trong sáng giữa đêm Xuân.
 
Ngoài ra, trước đây lễ rằm tháng Giêng thường gọi là Tết muộn, những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường. 
 
Tet Nguyen Tieu la Tet gi
 
Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo đó, người Trung Quốc sẽ treo đèn có màu sắc sặc sỡ trước cửa nhà và ăn bánh trôi nước để cầu mong một năm mới bình an, sung túc. Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam lại bắt nguồn từ việc đồng áng của cư dân nông nghiệp lúa nước và văn hóa Phật giáo.
 
Sau quãng thời gian nghỉ ngơi, ăn Tết dài ngày, bà con nông dân sẵn sàng chuẩn bị cho công việc đồng áng. Thường thời điểm sau ngày rằm tháng Giêng, bà con nông dân ở các nơi sẽ bắt đầu ra đồng vì thế tối ngày Rằm tháng Giêng sẽ ra đồng đốt cây, cỏ, lá khô để diệt sâu bọ.

Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật…
 
Bởi vậy, những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đến đức Phật. Rằm tháng Giêng tuy không phải là lễ quan trọng của Phật giáo nhưng thời điểm thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm, nên thu hút sự tham gia đông đảo của giới Phật tử và toàn thể dân chúng.

Thành ngữ "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng" đã nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt và những dân tộc Á Đông nói chung.
 
Đây là dịp lên chùa lạy Phật, cúng sao giải hạn, giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Trọng tâm của hội Rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng và phát triển cho bá tánh và đất nước. 
 
Ngày rằm tháng Giêng còn được coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau. Phái Tịnh độ tông chủ trương khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc.
 
ram thang gieng
 
Còn với Phật Tử thì lúc này là thời điểm để lễ bái chư Phật, Bồ-tát, cúng dường Tăng Ni, phóng sanh, làm những việc phước thiện nhằm cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đồng tha nhân, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sanh an lạc.

Ngày nay, khi chùa chiền được tự do sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, được sửa chữa trùng tu to đẹp khang trang cùng với sự quan tâm khôi phục các lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc của các cấp chính quyền và nhất là ý thức tìm về những giá trị sống của tổ tiên thông qua các lễ hội văn hóa của nhân dân được đánh thức, thì việc tham dự đông đảo các lễ hội như hội rằm tháng Giêng là điều bình thường.
 
Khá nhiều chùa chiền nhân dịp tết Nguyên Tiêu đã lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư trong suốt tháng Giêng (hoặc từ mùng 8 đến rằm tháng Giêng), khuyến khích Phật tử tham gia tụng niệm rồi phục nguyện hồi hướng công đức an lành cho Phật tử. Có thể nói, đây cũng là một cách tu tập, cầu nguyện có hiệu quả nhất để đem lại phước báo an lành như mong cầu của mọi người trước thềm năm mới.

Tham khảo: Biết nguồn gốc Rằm Tháng Giêng để hiểu đúng và cúng chuẩn
 

Tết Nguyên tiêu có gì đặc biệt?

 
Theo quan niệm của người Việt thì “đầu xuôi đuôi lọt”. Thời khắc đầu tiên trong năm là rất quan trọng. Vì vậy, ngày mùng một tháng giêng là Tết Nguyên đán, ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu đều rất quan trọng.
 
Sau khi hiểu Tết Nguyên Tiêu là Tết gì, chúng ta không nên bỏ qua các yếu tố không thể thiếu khi nhắc đến Tết Nguyên tiêu đó là: LỬATHƠ.

LỬA


Nguồn gốc của yếu tố lửa xuất phát từ các tích truyện như đã kể ở trên. Ngoài ra, yếu tố lửa trong Tết Nguyên tiêu còn được lý giải là do bắt nguồn từ tập quán nông nghiệp của nông dân.
 
Tiết Lập Xuân, trời ấm, hoa nở, bướm phát triển. Sau đó, theo chu kỳ sinh trưởng của loài bướm, trứng bướm nở ra sâu, lan rộng khắp nơi phá hoại mùa màng. Vì vậy công việc cần thiết của nông dân lúc này là diệt sâu bọ. Trong những ngày đó (sau tiết Lập Xuân), họ sẽ đi ra đồng tập trung rơm rạ, lá khô đốt lên để diệt các loại côn trùng có hại.
 
Yếu tố lửa vẫn duy trì đến ngày nay thể hiện qua tục treo đèn lồng vào ngày này. Mặt khác, màu đỏ của lửa trong văn hóa Đông Á là màu dương, màu của sự sống, của sự nhiệt thành… Nó thích hợp với tâm lý vui tươi, phấn khởi của người dân trong những ngày đầu năm.
 
Tho ram thang gieng
 

THƠ

 
Với người Việt, Tết Nguyên Tiêu là thời khắc đẹp, tạo cảm hứng sáng tác thơ ca cho các thi sĩ. Từ xưa, đã có rất nhiều văn nhân thi sĩ yêu và làm thơ về Trăng cũng như Tết Nguyên Tiêu như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát... 

Đã từ lâu, tại các nhà thờ họ, trưởng họ, trưởng tộc thường triệu tập những thanh niên học cao, hiểu rộng, có tài và đức lên đọc bản báo cáo thành tích một năm hoạt động với tổ tiên. Qua đó để thấy được sự hưng vượng của dòng họ và giáo dục các thế hệ con cháu một cách tốt nhất. Sau đó, các bô lão tổ chức ngắm trăng, thi đọc thơ hoặc chơi tổ tôm, tam cúc. 

Vào dịp này, vua chúa có lệ ban lấy ngày Nguyên Tiêu là dịp để triệu tập các Trạng nguyên và những người đỗ đạt cao trong nước về kinh hội họp, đãi yến tiệc trong vườn Thượng Uyển. Tại đây, các ông Trạng cùng nhau xem hoa thưởng nguyệt, làm thơ xướng họa, ứng đáp câu đối, thổi sáo chơi đàn, ca ngợi tạo hóa và triều đại, bởi vậy nên về sau người ta gọi là Tết Trạng nguyên; một ngày tết dành riêng để tôn vinh việc học hành. 
 
Nước ta vào thời Lý - Trần, triều đình có tổ chức Tết Trạng nguyên. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Tết Trạng nguyên được tổ chức một cách trọng thể ở kinh thành Thăng Long, khắp cả trong cung ngoài phố múa hát đàn ca tưng bừng, cờ hoa trang hoàng rực rỡ.
 
Và từ năm 2003, rằm tháng Giêng còn là Ngày Thơ Việt Nam. Ngày thơ Việt Nam được tổ chức tại Văn Miếu Hà Nội vào đúng Rằm tháng Giêng theo quyết định của Hội nhà văn Việt Nam. 
 
Ngày nay, Tết Nguyên Tiêu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ hay thăm viếng cảnh chùa, lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. 

Kate Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

X