Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Cách cúng Rằm Tháng Giêng chính xác nhất để gia chủ đón tài rước lộc

Thứ Hai, 03/02/2020 09:39 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cúng Rằm Tháng Giêng như thế nào cho đúng hẳn đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong thời gian này. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn tất cả những điều cần biết.


Ai cũng biết Rằm Tháng Giêng là một ngày rất quan trọng với nhân dân ta, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện nghi lễ này một cách chính xác.

Vậy cúng Rằm Tháng Giêng như thế nào cho đúng? Hãy theo dõi trong bài viết dưới đây!
 

1. Ý nghĩa của việc cúng Rằm Tháng Giêng

 
Ngày Rằm Tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm. Đây là một trong những lễ tiết quan trọng trong năm nên dân gian ta có câu: ”Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng”.

Vào ngày này người Việt Nam thường cúng Rằm Tháng Giêng tại nhà hoặc đi lễ Chùa để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân và gia đình mình.
 

2. Nên cúng Rằm Tháng Giêng vào lúc nào?

 
Thông thường, lễ cúng Rằm Tháng Giêng được các gia đình tiến hành vào chính Rằm, tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch, bởi theo tục xưa truyền lại, đây là thời điểm tốt nhất để thực hiện các nghi thức thờ cúng.

Ngày 15 âm lịch là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, Đức Phật sẽ giáng lâm, phù hộ độ trì cho chúng sinh. Chỉ cần gia chủ thực hiện thành tâm thì ắt đạt được nhiều điều như ý muốn, cả năm gia đình bình an, may mắn.
 
cung ram thang gieng nhu the nao cho dung1
 
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là ta bắt buộc phải thực hiện cúng Rằm Tháng Giêng vào ngày 15 âm lịch do không phải gia đình nào cũng có điều kiện thuận lợi để tiến hành việc này.

Theo ý kiến của các chuyên gia tâm linh, cúng Rằm Tháng Giêng vào 15 âm lịch hoặc trước đó 1 ngày, tức ngày 14/1 âm lịch đều được. 
 
Thời gian cúng Rằm Tháng Giêng rất linh động, có thể là từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.

Khung giờ cúng Rằm Tháng Giêng tốt nhất là giờ Ngọ (11h – 13h), bởi người ta quan niệm đây là thời điểm thần Phật giáng thế, nghiệm chứng cho lòng thành của gia chủ và ban phát điều lành cho chúng sinh.
 
Trong năm nay, nếu bận rộn không thể thực hiện vào giờ Ngọ, gia chủ cũng có thể chọn giờ hoàng đạo trong ngày hôm đó để tiến hành cúng Rằm Tháng Giêng 2021.
 

3. Nên cúng Rằm Tháng Giêng ở đâu?

 
Cúng Rằm Tháng Giêng như thế nào cho đúng? Người Việt thường rất coi trọng lễ cúng này, vì vậy mà việc cúng lễ cũng trang trọng hơn những dịp cúng rằm khác trong năm. Đa phần mọi người thường làm lễ mặn để cúng gia tiên và lễ ngọt hay lễ chay để cúng Phật. 
 
Ngày nay, bên cạnh việc làm lễ mặn cúng Rằm Tháng Giêng ở nhà, một số hộ gia đình còn chuẩn bị lễ ngọt lên chùa dâng lên Phật. Tuy địa điểm cúng rằm có thể khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là cầu bình an và sức khỏe cho gia đình, con cháu ngoan ngoãn, công việc ổn định, học hành tấn tới.
 
Như vậy, mọi người có thể làm lễ cúng Rằm Tháng Giêng ở nhà, nếu nhà thờ Phật thì làm lễ dâng Phật, ngoài ra, việc dâng lễ lên chùa có thể thực hiện hoặc không chứ không bắt buộc, điều này còn phụ thuộc vào kinh tế của từng hộ gia đình.
 
Tuy nhiên, việc thờ cúng ở nhà lại nảy sinh một câu hỏi, đó là ta nên thực hiện lễ cúng Rằm Tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời, hay nên tiến hành đồng thời ở cả hai nơi?

Theo ý kiến của chuyên gia, việc cúng rằm nên tiến hành ở cả trong nhà và ngoài trời để tỏ lòng thành kính với Thần Phật, gia tiên, những người có công với đất nước, thể hiện lòng tưởng nhớ và đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn.
 
Vì thế, ngoài mâm lễ cúng gia tiên trong nhà, các gia đình có thể làm một mâm cỗ cúng ngoài trời đơn giản hơn để cảm ơn trời đất, thần linh, đức phật... 
 

4. Cúng Rằm Tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?

 
Lễ vật cúng Rằm Tháng Giêng không bắt buộc phải có cụ thể từng món mà tùy vào điều kiện của gia đình, truyền thống trong gia đình hoặc phong tục của địa phương. Song thông thường, người ta thường chuẩn bị hai mâm cỗ lễ chay và lễ mặn, phổ biến như sau:
 
a. Lễ mặn cúng Gia tiên
 
Lễ vật cúng Rằm Tháng Giêng trên bàn thờ gia tiên là lễ mặn, thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành 10 món.
 
- 4 bát gồm: Canh măng, canh bóng, miến, mọc.
 
- 6 đĩa gồm: Thịt gà (có thể thay bằng thịt lợn), giò (chả), nem thính (hoặc món xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng), nước chấm.
 
Ngoài ra, mâm cỗ cúng của các gia đình thường không thể thiếu món cơm tẻ. Có cơm tẻ, mâm cỗ của gia đình sẽ “có nếp có tẻ”, tượng trưng cho sự hài hòa và sinh sôi, phát triển. 
 
cung ram thang gieng nhu the nao cho dung
 
b. Lễ chay cúng Phật
 
Trên ban thờ Phật, lễ vật đều phải là đồ chay thanh đạm với số lượng không quá nhiều. Với mỗi món ăn, gia chủ chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa. Lễ vật thường gồm:
 
- Hoa quả, chè, xôi
 
- Món xào chay 
 
- Các món đậu
 
- Canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.
 
- Bánh trôi nước
 
c. Các vật phẩm cúng
 
Ngoài 2 lễ mâm cỗ cúng Phật và cúng Gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị thêm các vật phẩm cúng khác, bao gồm: Hương hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau và rượu trắng.

Các món cúng đều có thể hiện ước muốn về một năm mới tốt đẹp, nhiều may mắn, mọi việc hanh thông.
 
Tuy các món ăn bày biện trên ban thờ không có quy định quá cụ thể, tuy nhiên, gia chủ cũng tuyệt đối tránh bày những món đồ như: hoa giả, trái cây giả, tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính. Các món ăn thì tránh bày thủ lợn, các món chay giả mặn.
 

5. Văn khấn cúng Rằm Tháng Giêng

 
a. Văn khấn Rằm Tháng Giêng tại nhà
 
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
 
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
 
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
 
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
 
Tín chủ (chúng) con là: .................
Ngụ tại:.............................................
 
Hôm nay là ngày Rằm Tháng Giêng năm …….., gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
 
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
 
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
 
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
 
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
 
Nghi le cung ram thang gieng trong nha
 
b. Văn khấn Rằm Tháng Giêng tại chùa
 
Khi đi lễ chùa, nếu là Phật tử thì có thể ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, hoặc kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đình.
 
Nếu không tụng kinh được thì có thể dâng hương và tụng đọc bài lễ bái Tam Bảo dưới đây:
 
Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. ( 3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy )
 
(Cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)
 
Nguyện mây hương lành này,
 
Biến khắp mười phương giới,
 
Trong có vô biên Phật,
 
Vô lượng hương trang nghiêm,
 
Viên mãn đạo Bồ Tát,
 
Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương)
 
Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. ( 1 lạy)
 
(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)
 
Phật thân rực rỡ tựa kim san
 
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
 
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
 
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
 
Phật đức bao la như đại dương
 
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
 
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
 
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
 
Phật tại Chân Như pháp giới tàng
 
Không sắc không hình chẳng bụi mang
 
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
 
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.
 
Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)
 
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. ( 1 lạy)
 
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 1 lạy )
 
Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lạy )
 
Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)
 
(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối:
 
Xưa kia gây nên bao ác nghiệp
 
Đều vì ba độc: tham, sân, si
 
Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra
 
Hết thảy con nay xin sám hối.
 
Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng
 
Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư
 
Niệm niệm âm vang tận pháp giới
 
Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)
 
Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy)
 

6. Kiêng kị ngày Rằm Tháng Giêng

 
Sau khi biết cúng Rằm Tháng Giêng như thế nào cho đúng, ta cần biết thêm những điều cấm kị Rằm Tháng Giêng để tránh phạm phải, gây ra ảnh hưởng không tốt cho mọi người trong gia đình và chính bản thân mình.
 
Mam co cung ram thang gieng
 
Vào ngày này, người ta thường kiêng để trẻ con quấy khóc. Với những nhà có trẻ nhỏ, việc con trẻ quấy khóc vốn là một điều rất bình thường, tuy nhiên, vào ngày này, nhân dân ta cho rằng tiếng khóc trẻ con sẽ hút khí xấu, xua khí tốt, khiến cho vận khí gia đình sa sút, dễ gặp phải chuyện không may. 
 
Kiêng chuyện nam nữ: Thực chất, đây không phải là một quan điểm khoa học mà chỉ là quan niệm của nhân dân ta. Trong các ngày rằm, mùng 1 tránh làm điều này vì hành động đó sẽ dẫn đến những điều đen đủi, thậm chí là đại hạn.
 
Kiêng tới nơi âm khí nặng như bệnh viện, nghĩa trang, mồ mả, nơi vắng người qua lại. Ngày Rằm Tháng Giêng nên đoàn tụ với gia đình.
 
Kiêng sát sinh, bởi hành động này có thể khiến cho tài lộc suy giảm, người trong nhà dễ ốm đau bệnh tật, gặp họa huyết quang.
 
Tránh tranh cãi, xô xát: Trong ngày đoàn viên, mọi người cần lựa lời ăn tiếng nói, tránh to tiếng với nhau gây ảnh hưởng đến hòa khí. Bên cạnh đó, ta cũng cần tránh làm vỡ đồ đạc, khiến tài lộc tổn hao.

Xem các bài viết khác:

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X