Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Cúng rằm tháng Giêng như thế nào để chuẩn không cần chỉnh

Thứ Năm, 22/02/2018 16:40 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cúng rằm tháng Giêng như thế nào là vấn đề khiến nhiều người "điên đầu" của không ít người nhất là đối với những người lần đầu về làm dâu và phải bắt đầu tập làm quen với những thói quen, quan niệm mới.


 
Trong đời sống tâm linh của người Việt, những gì mang tính chất đầu tiên rất quan trọng bao gồm cả rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây được coi là thời điểm người dân ăn thêm một ngày Tết nữa, nên mâm cỗ được chuẩn bị rất chu đáo, tươm tất.
 
Điều này mang một giá trị văn hóa đẹp và là đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng ở nước ta nhưng không phải ai cũng hiểu được cúng rằm tháng Giêng như thế nào cho chuẩn khi mỗi nhà, mỗi địa phương cúng theo một cách riêng, không ai giống ai.
 
Cung ram thang Gieng
 

Mâm cúng rằm tháng Giêng

 
Trong ngày lễ này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng của mỗi gia đình, vùng miền có thể khác nhau nhưng đều để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc.  
 
Có nhiều người cho rằng cứ làm lễ cúng thịnh soạn, mâm cao cỗ đầy, đốt thật nhiều vàng mã thì sẽ được trời đất phù hộ ban cho nhiều tài lộc, công danh. Thế nhưng, điều đó đang đi ngược lại những giá trị tốt đẹp và nhân văn của nó. Vì thứ nhất, đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.
 
Thứ hai, nó gắn liền với nền nông nghiệp nguyên thủy xa xưa của nước ta, là ngày bắt đầu làm việc trở lại. Điều này thúc đẩy mọi người hăng say lao động, góp phần phát triển đất nước. Nhưng một số bộ phận người dân lại bỏ bê công việc, đi cúng bái là việc không nên. Vậy cúng rằm tháng giêng như thế nào mới đúng? 
 
Ngày Tết Nguyên tiêu các gia đình thường sắm hai lễ: 1/ cúng Phật, cúng thần linh và 2/ cúng gia tiên.

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.
 
Mâm cơm cúng gia tiên nên đầy đủ 5 vị chua, cay, mặn, ngọt, chát, thế nhưng mỗi gia đình vẫn có thể tùy nghi biến tấu sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng. Nhưng dù sao cũng nên làm mâm cỗ Rằm tháng Giêng đơn giản nhưng đầy đủ dinh dưỡng cũng như đáp ứng được tiêu chí về mặt thờ cúng tâm linh.
 
Về cơ bản mâm cơm cúng có một con gà trống - vật tế trong nghi lễ truyền thống. Tiếp đó là bánh chưng, tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất. Món thứ 3 là xôi gấc. Không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ thêm đẹp mắt mà theo quan niệm dân gian, màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.
 
Tiếp theo trong mâm cỗ là chân giò bó luộc; dưa món; chè kho... Mâm cỗ phải có vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của chè kho.
 
Ngoài ra, người làm cỗ cũng có thể làm các món có tính mát, dễ ăn, như cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống, hành cuốn củ quả… hoặc món thịt lợn luộc cuốn kèm thêm khế, rau thơm, lạc rang, chuối xanh...
 
Cúng rằm tháng Giêng như thế nào cho đúng còn phụ thuộc vào tập tục, thói quen của từng gia đình. Nhiều người quan niệm, mâm cỗ cúng bắt buộc phải có giò chả, thịt bò xào…thế nhưng những ngày Tết mọi người thường ăn quá nhiều những món này nên có thể bỏ qua kẻo lãng phí. 
 
Hình thức cỗ cũng cúng Rằm của người Hà Nội phải đầy đủ 8 đĩa, 5 bát chỉ mang tính cầu kỳ trong chế biến món ăn của người Hà Nội cổ nhưng thực tế thì chỉ cần tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán, mỗi gia đình, có khả năng đến đâu thì làm lễ như vậy, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy. Điều quan trọng là mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.
 
Hơn nữa, nhiều người cho rằng, trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng phải có bánh trôi với ý nghĩa cho mọi việc trôi chảy, suôn sẻ. Nhưng ở Hà Nội xưa, trong mâm cỗ truyền thống không hề có bánh trôi. Người Hà Nội chỉ cúng bánh trôi vào dịp Tết Hàn thực (mùng 3/3 âm lịch) hay ngày Giết sâu bọ (mùng 5/5 âm lịch). 
 
Sau này, nhiều người ở tỉnh thành khác về, mới du nhập món này vào mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng.

Tham khảo: Nên làm lễ cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay lên chùa?
 
mam co Cung ram thang Gieng
 
 

Thời gian cúng

 
Nhiều người phân vân không biết cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 và giờ nào tốt nhất? Theo quan niệm từ nhiều đời nay, trong một năm chọn lấy một ngày, trong một ngày chọn lấy một giờ. Vì thế, thời gian được mọi người chọn cúng vào ngày 15 tháng giêng.

Đây là ngày chính rằm.Vì thế, trong ngày 15/1 âm lịch cũng chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng. Giờ thích hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng tại nhà đó là giờ Ngọ - thời khắc này là đúng thời khắc thần Phật giáng thế. 
 

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 

 
Bài khấn gia tiên:

Con lạy tổ tiên nội ngoại hai bên. Con tên là... Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, ngày rằm đầu năm, con cháu chúng con có tấm lòng thành kính, có mâm cơm, chút lễ vật, nhang đèn để kính mời tổ tiên nội ngoại về chứng giám và phù hộ độ trì cho con cháu năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng, mọi điều tốt đẹp, mọi sự hanh thông. Cầu xin thượng uyển phù hộ cho chúng con (Lạy 3 lạy).
 
Sau đó, đi ra hướng Đông khấn:

Con lạy các vị hoàng đế Việt Nam, con lạy các vị đại thần Việt Nam, các vị trạng Việt Nam, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu, ngày hoàng đế mời các vị trạng vào triều để vịnh thơ và bàn luận việc nước.
 
Chúng con là những người dân được hưởng ân phúc của các vị hoàng đế, được hưởng thái bình, chúng con tưởng nhớ đến công lao to lớn của các vị hoàng đế, các vị đại thần, vua quan. Hôm nay, gia đình chúng con kính mời các vị vua, các vị quan thần các triều đại từ thời vua Hùng đến nay về thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của con dân chúng con. Con xin cám ơn. Lạy.
 
Tiếp đến, đi xuống hướng Nam khấn:

Con lạy các vị thần tiên trên trời dưới đất, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, gia đình con với tấm lòng thành kính gọi là có chút lễ vật nhang đăng thỉnh cầu, kính mời chư vị chứng giám cho tấm lòng của chúng con.
 
Cầu năm sang năm mới, các vị thần tiên và long thần, sơn thần thổ địa giúp đỡ phù hộ độ trì cho chúng con sang năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc an khang thịnh vượng, mọi sự cát tường. Con xin đa tạ các ngài. Lạy.
 
Quay sang hướng Tây khấn:

Con Nam mô A Di Đà Phật, con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư vị mười phương. Con lạy Thiên đế vạn năng. Con lạy Phật tổ vạn pháp. Con lạy chư vị Tam thiên, chư vị Phật pháp.
 
Con Nam mô Hội thượng Phật Bồ Tát, con nam mô bạch y thần chú, cảm quan thiên bồ tát ma ha tát hồng niên. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, gia đình chúng con có tấm lòng thành, lễ vật cơm chay, cầu xin Phật Tổ, cầu xin chư vị bồ tát, hội thượng phật bồ tát, quan thế âm bồ tát hạ giá phù hộ độ trì cho gia đình chúng con. Chúng con xin đa tạ chư Phật. Lạy
 
Quay về hướng Bắc khấn:

Con lạy thượng đế, con lạy ngũ đế, con lạy các vị thánh tổ, con lạy các vị thiên binh thiên mã. Hôm nay là ngày 15 tháng Giêng là ngày rằm đầu năm, chúng con là người trần mắt thịt được hưởng thiên đức của thượng đế, của các vị thần tiên trên trời đã cho chúng con được sống, thành người được làm ăn phát triển trên trần gian này.
 
Tất cả những điều chúng con có là nhờ sáng lập của thượng đế. Hôm nay nhân ngày rằm đầu năm, chúng con làm mâm cơm đạm bạc kính mời thượng đế, kính mời các vị thần tiên trên trời, các vị thiên binh thiên tướng chứng giám cho chúng con. Chúng con xin khấu lạy và đa tạ các ngài. Lạy.

MiMo (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

X