Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

7 điều CHỚ CẦU, 3 điều KHÔNG NGUYỆN khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng năm 2024

Thứ Sáu, 16/02/2024 08:13 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nếu bạn và gia đình có ý định đi lễ chùa dịp Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 thì nên nhớ kỹ những điều tuyệt đối không được cầu khi đi lễ chùa kẻo phạm phải cấm kỵ nhé.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

I. 7 điều chớ cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng


1. Cầu duyên


nhung dieu khong nen cau khan khi di le chua ram thang gieng
 
Theo giáo lý nhà Phật, duyên phận là thứ không thế cưỡng cầu. Duyên ở đây không đơn giản chỉ chuyện tình duyên nam nữ mà còn có thể là duyên cha mẹ, duyên con cái. 
 
Đức Phật luôn hướng con người ta buông bỏ, giải thoát khỏi bể khổ, hướng tới những điều an lạc trong cuộc sống. Khi duyên chưa đến, có cầu xin, cưỡng ép cũng không được. Bị duyên chưa tới ép mình vào vòng ân oán, sân si hơn thiệt là điều không nên có khi hướng tâm về Phật. 
 

2. Cầu tài lộc, danh lợi

 
Tài lộc, danh lợi ở kiếp này suy cho cùng cũng chỉ là vật ngoài thân, có chết đi cũng chẳng thể mang theo được. Vì ham danh lợi, chúng ta có thể sa vào kiếp luân hồi, vứt bỏ hết mọi đạo lý trên đời để theo đuổi lợi ích cá nhân.
 
Con người vì danh lợi mà tham lam, sinh cuồng vọng thì khó có thể có được kết cục tốt đẹp. Khi đi lễ chùa rằm tháng Giêng, chớ nên hướng về Đức Phật mà cầu xin tài lộc, danh lợi cho mình.
 

3. Cầu thuận buồm xuôi gió

 
Nhiều người khi đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng hay cầu thần Phật phù hộ cho mọi chuyện trong năm được thuận buồm xuôi gió, tuy nhiên, đó là điều mà bạn không nên cầu khi đi lễ chùa.
 
Cuộc đời con người hiếm có ai bằng phẳng cả, phải có lúc khó khăn mới hiểu được hạnh phúc khi bình an. Khó khăn phía trước là động lực cho chúng ta cố gắng hơn, phấn đấu để đạt được cuộc sống tốt đẹp.
 
Nếu mong cầu không gặp phải trắc trở, sóng gió gì trong đời thì e rằng bạn khó lòng trưởng thành được qua năm tháng. Thuận theo tự nhiên, hướng về cửa thiện, đừng chỉ mong cầu mình gặp chuyện dễ dàng, suôn sẻ như vậy. 
 

4. Cầu lợi ích cho bản thân

 
Ai cũng muốn mình được hưởng lợi, vậy thì phần thiệt sẽ dành cho ai. Sự ích kỷ sẽ khiến chúng ta trở nên sân si, tham lam, chẳng thể trọn được đạo làm người. Phật pháp là vô lượng, đức Phật vô tư công bằng với tất cả mọi người.
 
Nếu gieo nhân tốt thì nhận quả tốt, nhưng nếu gieo nhân xấu mà cũng mong nhận được quả tốt thì đó là chuyện vô lý. Nếu muốn có được những điều mình muốn thì chính bản thân mình phải cố gắng, phải năng tích đức hành thiện.
 
Chỉ dựa vào cầu khấn thần Phật mà có được điều mình muốn là chuyện không thể, chẳng có thần Phật nào bằng lòng giúp đỡ người như vậy đâu.
 

5. Cầu người khác giúp mình


cam ky khi di le chua
 
Khi đi lễ chùa rằm tháng Giêng, cầu gì thì cầu chứ đừng cầu gặp được quý nhân, có người giúp mình vượt qua kiếp nạn. Mỗi người lại có số phận của riêng mình, phải tự mình vượt qua nghịch cảnh chứ không thể trông chờ vào bất cứ ai.
 
Mong cầu lúc khó khăn có người giúp đỡ là tâm lý ỷ lại, sống ích kỷ chỉ nghĩ đến mình. Hơn nữa, cầu khấn như vậy chỉ khiến cho bản thân chúng ta trở nên mềm yếu, phụ thuộc vào người khác, lại luôn mang ơn và phải báo đáp công ơn đó, khiến cho cuộc sống chẳng còn được thoải mái, tự do tự tại nữa.

Hãy cầu cho bản thân mình được chân cứng đá mềm, có ý chí kiên cường, vậy thì không phải sợ hãi bất cứ điều gì nữa.
 

6. Cầu được báo đáp, đền ơn

 
Sống trên đời, nếu thấy có thể giúp được người khác thì đưa tay cứu giúp. “Cứu 1 người bằng xây 7 tòa tháp”, Phật đã dạy như vậy, mong rằng con người có cái tâm hướng thiện, yêu thương lấy những người sống xung quanh mình với tâm tự nguyện chứ không phải mong cầu được báo đáp.
 
Làm ơn vì muốn đối phương hàm ơn mà báo đáp thì cái tâm giúp người đã trở nên lệch lạc, âm đức giành được cũng theo đó mà tiêu tan. 
 

7. Cầu không ốm đau, bệnh tật

 
Bệnh tật chúng ta mắc phải, theo giáo lý nhà Phật là do chúng ta đang phải trả nghiệp. Nghiệp này có thể là của kiếp này, cũng có thể là từ kiếp trước mà giờ phải trả.
 
Đi lễ chùa rằm tháng Giêng chớ nên cầu hết ốm đau bệnh tật bởi như thế sẽ sinh tham niệm, phạm giới. Bệnh tật sẽ hết khi chúng ta trả hết nghiệp của mình. 
 
Theo Phật pháp thì con người biết hướng thiện, hành thiện tích đức, tu tâm dưỡng tính thì dần dần sẽ đẩy lùi được khổ đau do bệnh tật mang lại cũng như  những nỗi thống khổ trong kiếp người. Thân thể bệnh tật sẽ được cứu rỗi bởi tâm thiện lành. 
 

II. 3 điều không nên nguyện khi đi lễ Phật


le chua ngay ram thang gieng
 
Sau khi cầu khấn thần Phật sẽ cần phải có nguyện. “Nguyện” ở đây chỉ những việc mà chúng ta có thể làm được và mong muốn sẽ làm trước cửa Phật. Các bạn cần suy nghĩ kĩ càng trước khi phát nguyện, tuyệt đối không nguyện những điều mình không thể làm được, ví dụ như 3 điều sau:
  • Thứ nhất: không nguyện cúng dường chư Phật.
  • Thứ hai: không nguyện đem tiền vàng, lễ vật dâng Phật theo thời gian nhất định.
  • Thứ ba: không nguyện cúng dường 3 cảnh (tức cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm).

III. Đi chùa rằm tháng Giêng nên cầu gì?


di chua nen cau gi
 
Đã biết về những điều không nên cầu, không nên nguyện khi đi lễ chùa rằm tháng Giêng, chắc hẳn nhiều bạn độc giả sẽ thắc mắc, không cầu, không nguyện những điều trên thì đi chùa nên cầu gì? 
 
Lịch ngày tốt xin đưa ra 4 điều mà các bạn nên cầu khấn khi đi lễ chùa ngày rằm này.
  • Thứ nhất, nên cầu hồi hướng công đức cho ông bà, tổ tiên đã khuất của mình.
  • Thứ hai, nên cầu hồi hướng công đức cho cha mẹ, người thân hiện tại của mình được bình an.
  • Thứ ba, nên cầu hồi hướng công đức cho oan gia, trái chủ.
  • Thứ tư, nên cầu xin sám hối, hóa giải nghiệp dữ của bản thân mình.

IV. Những điều không nên làm khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng

 
Ngày rằm tháng Giêng đi lễ chùa, gia chủ nhớ không nên sắm lễ mặn. Lễ mặn chỉ nên đặt ở nơi thờ tự Thánh, Mẫu hay Đức ông chứ không dân lên Đức Phật.
 
Lễ vật dâng cúng lên chư Phật không trọng ở mâm cao cỗ đầy, không cần quá cầu kỳ. Lễ dâng Phật phải là lễ chay, không được dâng lễ mặn lên chùa, nhất là ở chính điện. 
 
Không dâng cúng vàng mã, tiền thật lên ban thờ Phật. Người dân quan niệm “trần sao âm vậy” nên thường dâng cúng lễ vật có kèm cả vàng mã, tiền âm phủ và cả tiền thật. Tuy nhiên, giáo lý nhà Phật không hề ủng hộ chuyện đốt vàng mã gây tốn kém. Còn tiền thật thì có thể đặt ở hòm công đức ở chùa chứ không nhất thiết phải “rải” ở khắp các ban thờ. 
 
Nói tóm lại, việc đi chùa lễ Phật cốt ở thành tâm. Người xưa đi chùa lễ Phật là một lòng hướng Phật, mong muốn được sống theo những gì Đức Phật dạy bảo, nhờ đó mà đạt được sự thanh thản trong tâm hồn, đạt được cảnh giới giải thoát trong tâm hồn. 
 
Đi lễ Phật chớ nên chỉ mong cầu thần Phật ban cho mình cái này cái kia mà cần phải thành tâm sám hối, ăn năn về những việc làm sai trái, về những tội lỗi mình đã gây ra, cầu xin cho bản thân có cơ hội được sửa sai, được làm lại cuộc đời, sống tốt đời đẹp đạo, hành thiện tích đức để tạo phúc muôn đời.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X