(Lichngaytot.com) Không ít người tò mò một ngày của Đức Phật như thế nào, có khác gì so với chúng ta hay không. Thực ra, ngài cũng có kế hoạch thời gian cụ thể cho từng giờ để làm những việc nhất định.
Trong bài viết
những hiểu nhầm về Đạo Phật có nói đến Đức Phật là một con người, đã giảng dạy cho chúng ta con đường, hoặc là một hệ thống mà chúng ta có thể đi theo ngài, để tu hành.
Đức Phật đã chỉ bày cho chúng ta những điều kiện hỗ trợ khác nhau về khía cạnh
tâm linh cũng như cuộc sống thường nhật, để giúp bạn đi trên con đường ngài cũng đã chỉ bày chúng ta các mối nguy hiểm khác nhau, mà sẽ là các chướng ngại, ngăn cản chúng ta đi trên con đường này.
Đức Phật cũng đã khuyến khích chúng ta nhận lấy nhiệm vụ và, đấy là nhiệm vụ của Đức Phật, và đấy là tất cả những gì ngài có thể làm được. Phần còn lại, là tùy thuộc vào chúng ta, là nhiệm vụ của chính chúng ta mà thôi.
Để trả lời câu hỏi: Một ngày của đức Phật như thế nào? Bạn có thể Cuộc sống mỗi ngày của Đức Phật được chia thành 5 phần:
1) Thời hạn buổi sáng (từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa)
2) Thời hạn buổi trưa, chiều (từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều)
3) Canh giờ đầu buổi tối (từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm)
4) Canh giờ giữa buổi tối (từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng)
5) Canh giờ cuối buổi tối (từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng)
1. Buổi sáng (từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa)
Đức Phật thức dậy lúc 4 giờ sáng, và ngay sau khi ngài tắm rửa xong, ngài ngồi thiền trong một giờ đồng hồ.
Trước khi xuất định từ lúc 5 giờ sáng đến 6 giờ sáng, ngài nhìn quanh thế giới bằng Phật nhãn (con mắt trí tuệ của ngài), để biết hôm nay ai là người hữu duyên cần ngài giúp đỡ. Biết rồi, Phật sẽ đến. Như Lai đi bộ. Phật vẫn thích đi bộ, mặc dù Ngài có thể bay.
Ngài đến những người như tên cướp sát nhơn hung tợn Angulimala và quỉ Dạ Xoa, bạo tàn ác độc. Nhưng cô bé Visakha có tâm đạo nhiệt thành và nhà triệu phú Cấp-Cô-Độc (Anathapindika).
Còn những bực thiện trí như Xá-Lợi Phất (Sariputta) và Mục-Kiền-Liên (Moggallana) thì tìm đến thọ giáo để được Ngài dẫn dắt.
Vào lúc 6 giờ sáng, ngài đắp y, rồi hoặc là ngài đi ra ngoài để giúp đỡ những người thiếu thốn, hoặc là ngài đi khất thực. Hoá độ xong, Ngài lặng lẽ ôm bát qua từng con hẻm, như pháp khất thực.
Khi Đức Phật đi khất thực, ngài sẽ đi từ nhà nầy sang nhà khác, mắt ngài nhìn xuống đất, ngài im lặng nhận lấy bất cứ thức ăn nào đặt vào bát của ngài.
Đôi khi Đức Phật đi khất thực cùng với các môn đệ của ngài, lúc đó họ sẽ xếp thành hàng đi theo sau ngài đến từng nhà. Họ không thốt ra một lời, ngài thọ lãnh vật thực nào mà tâm trong sạch bố thí của thiện tín hoan hỉ sớt vào bát, rồi trở về chùa.
Dân chúng thường hay mời ngài cùng các Phật tử vào nhà của họ ăn trưa, rồi sau đó ngài thuyết giảng pháp để chỉ cho chúng sanh biết được đâu là lối đi về.
Thế Tôn, bậc tôn quý nhất trên đời, sống đời sống của một kẻ không nhà, vì chúng sanh cầu thực tha phương.
Ngài vẫn làm việc này đều đặn, tám mươi tuổi, mặc dầu đau ốm bất thường, Ngài vẫn đi bát trong thành Vesàli.
2. Buổi trưa, chiều (từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều)
Buổi trưa Phật dùng cơm trước giờ ngọ, rồi thuyết một bài pháp ngắn, cùng quý thầy nghĩ nhớ ơn đàn tín. Sau thời Pháp, Đức Phật ban lễ quy y Tam Bảo. Các nhà sư thường đến gặp Đức Phật để đặt câu hỏi, rồi họ được ngài giảng dạy và tư vấn.
Đức Phật sẽ giảng dạy cho mọi người theo một phương cách, mà mỗi người đều có một cảm nhận như là, ngài đang giảng dạy riêng biệt cho từng người một, ngài đem lại niềm vui cho người khôn ngoan, ngài nâng cao trí tuệ cho người trung bình, và ngài làm tan bớt đi sự vô mình của họ.
Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý, và Ngài nhắm vào tri thức hơn là tình cảm.
Do đó, nàng không ra diện kiến Phật, chỉ lấp ló bên trong. Trộm nghe Phật giảng về các sự trói buộc ở thế gian, trong đó ân ái là cái nguy hại nhất. Da Du tự nghĩ như Phật nhắc nhở với riêng nàng. Ðiều này cho thấy Như Lai vẫn còn tưởng nhớ tới mẹ con nàng.
Vì thế nàng vơi bớt giận hờn và bắt đầu chịu nghe Phật thuyết pháp. Về sau, nàng là một trong những vị công nương dự vào hàng Thánh đệ tử Ni tối thắng của Như Lai. Ðủ biết năng lực của bậc Ðạo sư như thế nào.
Sau khi giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật trở về phòng của ngài. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng mình bên mặt và định thần một lát.
Lúc dậy, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn quan sát thế gian, nhất là các vị tỳ khưu đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các vị đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn, nhưng nếu một vị ở xa cần được hỗ trợ, Ngài dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.
3. Buổi tối
Canh đầu (từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm):
Những Phật Tử sẽ trở lại gặp Đức Phật, hoặc là để lắng nghe ngài thuyết pháp, hoặc là họ đặt các câu hỏi để ngài làm sáng tỏ những gì họ nghi ngờ.
Quý thầy tự do thưa hỏi những hoài nghi trong lòng hay tham thỉnh đề mục thiền định.
Do Phật nhãn, Ngài nhìn vào khuynh hướng tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một giờ. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảm hoàn toàn khác nhau, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật.
Đối với người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến những nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, buông xả, thoát ly. Với các vị đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ Diệu Đế.
Canh giữa (từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng):
Trong thời gian này, mắt người thường thế gian không thể thấy được các chư Thiên từ các cõi trời đến hầu Phật, và thưa hỏi giáo pháp, học hỏi về chân lý của cuộc đời. Đức Phật khi trả lời xong các câu hỏi của họ, thì canh giờ nầy cũng thường chấm dứt.
Trong kinh vẫn còn ghi lại: "Lúc bấy giờ đêm đã khuya, có một thiên tử hào quang rực rỡ đến gần Ðức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng qua một bên...". Nhiều giai thoại vấn đáp giữa Thế Tôn và các vị thiên tử vẫn được nhắc đi nhắc lại trong tập Sàmyutta Nikàya (Tạp A Hàm).
Canh cuối (từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng)
Canh này được chia làm bốn giai đoạn.
- Giai đoạn một, từ 2 đến 3 giờ Ðức Phật đi kinh hành. Đức Phật sẽ đi thiền hành, để thân thể ngài được thư giãn vì ngài đã ngồi cả ngày.
- Giai đoạn hai, từ 3 đến 4 giờ Ngài nằm nghiêng bên phải, theo thế kiết tường mà nghỉ.
- Giai đoạn ba từ 4 đến 5 giờ Phật nhập Ðại bi định, rải tâm từ khắp nơi làm êm dịu tâm trí cho tất cả chúng sanh.
- Giai đoạn bốn từ 5 đến 6 giờ Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn, xem hôm nay có thể tế độ ai. Rồi mở lòng bi mẫn vì tất cả chúng sanh, từ trong chánh định an lành mà dậy, Phật đến với muôn loài.
4. Buổi khuya
Chư Tăng tọa thiền Phật cũng tọa thiền, chư Tăng xả thiền Phật cũng xả thiền. Chư Tăng làm gì Phật làm thế. Chư Tăng ở đâu Phật ở đó. Nhưng Phật là Phật. Bởi tâm lượng của Như Lai là tâm lượng của một bậc đại sư đã giác ngộ.
Một sự giác ngộ viên mãn được thực hiện ngay trong lòng cuộc đời. Phật không thể xa rời chúng sanh mà thành tựu đạo nghiệp được.
Đức Phật Ngài sống một cuộc sống rất đơn giản. Đức Phật đi bộ khắp nơi, với ba y và một bát. Ngài khất thực, nhận thức-ăn cúng dường, và ăn mỗi ngày một bữa.
Biết một ngày của Đức Phật như thế nào bạn có thể nhận thấy Ngài bận rộn suốt ngày, ngài sống đơn giản với một cuộc đời với phẩm hạnh trong sạch, và cao quý. Trên thực tế, Đức Phật chỉ ngủ một giờ mỗi ngày, trong suốt 45 năm trời ngài giảng dạy.
Bình Minh (Tổng hợp)