Đức Phật chọn người để thuyết pháp
Kinh Trung A Hàm ghi chép lại rằng, nhân ngày 15 Âm lịch, Đức Phật thuyết pháp về giải thoát cho các Tỳ kheo tại Chiêm ba ở bên hồ Hằng già. Người ngồi trải tọa trước các Tỳ kheo và nhập định, quan sát tâm đại chúng.
Thế nhưng mọi người ngồi cùng Ngài từ buổi đầu hôm, chuyển sang giữa đêm, rồi tới cuối đêm vẫn không thấy Ngài nói một lời nào. Quá nóng ruột vì thời gian cứ thế lặng lẽ trôi, một vị Tỳ kheo cung kính thưa Đức Phật rằng thời gian đang trôi đi, trời gần về sáng, Ngài và chúng Tỳ kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn thuyết pháp Tùng giải thoát.
Những Phật tử luôn chăm chăm tìm câu trả lời cho việc: Bao giờ ta được giải thoát. Thế nhưng họ quên mất vô số điều nhỏ nhoi họ thực hiện được mỗi ngày cũng
Vì sao Đức Phật không thuyết pháp cho tất cả?
Theo Luật định
Ngày nay, tăng ni hầu hết là người phàm, chưa có thời gian tu luyện đủ nhiều nên để thiết lập một hội chúng thuần khiết, thanh tịnh như thời Đức Phật là điều khó khăn. Vậy nên chúng ta không biết rằng, theo Luật định, trước khi thuyết giới chư Tăng sẽ tác pháp yết ma, vị nào phạm giới trọng hoặc có hạnh bất tịnh phải tự giác ra khỏi đại chúng.
Vì thế, khi nhận ra trong các tăng ni có người làm hạnh bất tịnh nên Thế Tôn im lặng, không thuyết giới, cần sự tự giác của người đó. Mặc cho thời gian kéo dài từ đầu đêm đến gần sáng mà Ngài vẫn không nói gì, cuối cùng phải cần đến Mục Kiền Liên nhập định, dùng tha tâm trí phát hiện ra người bất tịnh và đuổi ra khỏi hội chúng.
Vậy liệu Đức Phật có quá đáng khi đuổi kẻ này đi?
Những người mong muốn, chấp nhận làm đệ tử của Ngài nghĩa là nguyện sống đời thanh tịnh, thiện lành, phải biết trút bỏ những tham lam, lầm lỡ của người đời, giữ tâm trong sáng. Đây cơ bản là điều kiện cần tối thiểu mới có thể nghe và hiểu những điều Đức Thế Tôn chỉ bảo. Đó là còn chưa nói tới việc áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống còn khó khăn, cần sự nghiêm khắc, kỷ luật bản thân đến thế nào.
Nếu đã gia nhập hàng đệ tử của Ngài mà tâm còn loạn động, còn làm điều xấu xa thì có nghe pháp cũng chẳng hiểu, mà nếu có hiểu cũng chẳng thể áp dụng được, chỉ phí công, phí sức của Ngài mà thôi. Không những thế, những người có tâm địa như vậy trong tương lai còn có thể gây phiền nhiễu cho các Tỳ kheo xung quanh.
Ví như trong một lớp học có kẻ quấy phá, chống đối lại lời dạy của thầy cô thì thậm chí họ còn gây hại cho các học trò khác khiến mọi người không an tâm học hành. Thế nên họ bị đuổi ra khỏi lớp cũng là điều phải làm mà thôi.
Tuy giáo dục là giá trị cốt lõi của Đạo Phật nhưng ta chỉ có thể dạy cho người muốn học nếu không sẽ phản tác dụng, thế nên cần có sự chọn lọc là điều tất yếu.
Trong cuộc sống đời thường cũng vậy, ta chỉ có thể nói, chỉ bảo cho người muốn nghe, muốn chỉnh sửa bản thân nếu không sẽ chẳng khác gì "vịt nghe sấm". Điều này cũng giống như khi ta muốn đưa ra lời khuyên cho ai đó nhưng họ giả vờ gật gù nhưng không nghe, không hiểu thấu cuối cùng cũng chỉ gây lãng phí thời gian của cả đôi bên.
Bảo vệ mạng sống cho kẻ tâm bất tịnh
Lý do thứ 2 được nói đến để giải thích cho việc Ngài chọn ai để thuyết pháp là để giữ mạng sống của vị Tỳ kheo nọ.
Đức Thế Tôn giải thích cho các Tỳ kheo còn lại biết rằng: "Nếu Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mảnh". Điều này có nghĩa là Ngài nghĩ cho vị Tỳ kheo kia, khó có thể giữ được mạng của mình nếu nghe những lời thuyết pháp ngày hôm nay của Đức Thế Tôn.
Việc “đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mảnh”, theo giải thích là do các vị Kim cang Hộ pháp thực hiện khi kết hợp với uy lực mạnh mẽ trong bài giảng của Ngài muốn chia sẻ với chúng sinh trong lần này.
Do đó, Đức Phật chọn người để thuyết pháp là có lý do chính đáng, kẻ Tỳ kheo kia dù bị đuổi đi nhưng có thể giữ được mạng sống vì họ đã làm điều xấu xa, gây tổn phước nghiêm trọng tới mức gần như cạn kiệt, đe dọa tính mạng, thế nhưng vẫn tỏ ra ung dung như không có gì và tiếp tục nghe pháp như những vị đệ tử khác.
Nếu họ còn được sống thì còn có cơ hội hối cải, biết quay đầu là bờ, tích đức hành thiện, và đó là giá trị nhân văn mà Đức Phật muốn gửi gắm.
Ta cũng học được bài học rằng, bản thân luôn giữ ý niệm tốt, làm việc thiện, nếu mình có làm điều sai trái do sự mê lầm, ngu muội của mình thì cần sớm tỉnh thức mà tâm niệm sám hối để tránh tổn giảm phước đức.
Hiện nay, các giá trị của đạo Phật đã bị mai một đi phần nào do tác động của nhiều yếu tố nên không còn được uy lực như những lời chính Đức Phật nói ra, thế nên việc lẫn lộn các Tỳ kheo có tâm địa tốt và không tốt là điều khó tránh khỏi. Song, đừng vì thế mà cố gắng nhập nhèm trắng đen.
Những ai đang làm việc bất thiện nên ý thức để nhận ra rằng bản thân đang làm hao tổn phước báu của chính mình, không có Đức Phật hay Mục Kiền Liên để kéo họ ra ngoài như vị Tỳ kheo kia nên chẳng có ai có thể cứu giúp họ ngoài chính họ cả. Tâm bất thiện nhưng vẫn tỏ ra mình thiện, tiếp tục nghe pháp thường xuyên mà chẳng chịu tu thân thì càng làm mình tổn phước nhiều hơn mà thôi.