(Lichngaytot.com) Giáo dục là giá trị cốt lõi của Đạo Phật chứ không phải những thứ ta thường thấy như tu thiền hay bố thí, giải thoát... tất cả chúng chỉ là biểu hiện ra bên ngoài mà thôi.
Vì sao giáo dục là giá trị cốt lõi của Đạo Phật?
Từ hơn 25 thế kỷ trước, sau khi chứng ngộ, Đức Thế Tôn vẫn lặng lẽ hàng ngày đi chia sẻ kiến thức của mình cho các đệ tử cho đến khi nhập Niết Bàn.
Từ lúc khởi sinh cho đến nay, Đạo Phật luôn đề cao giá trị giáo dục con người và xem ra điều này vẫn đang phát huy tốt tác dụng của nó. Vì sao Đức Phật đề cao việc giáo dục đến vậy?
Vai trò giáo dục rất quan trọng, thế nên mới có câu: Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới. Giáo dục là hoạt động định hướng, chỉ cần giáo dục sai đã có thể hủy hoại cả một thế hệ, hệ lụy vô cùng đáng sợ. Giáo dục Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó, cho nên không ai được phép chủ quan.
Hệ thống giáo lý của Phật giáo là một nền giáo dục nhân bản và trí tuệ, có lợi ích thiết thực cho con người và đưa con người đi vào chân lý do chính Đức Phật đã chứng nghiệm.
Theo Phật giáo, giáo dục góp phần xây dựng con người và xã hội có một giá trị rất lớn. Chính nhờ việc xây dựng con người giúp cá nhân giải thoát khỏi mọi xiềng xích của thân và tâm bằng chính sự tu tập tự thân của mình chứ không phải nhờ dựa vào bất cứ ai khác hay bất cứ đấng Thần linh nào. Kể cả Đức Phật cũng chỉ là người chỉ đường chứ không phải là người có thể giúp đỡ bất cứ ai bằng một phép màu nhiệm nào đó.
Có thể nói, với Phật giáo, việc giáo dục luôn được đề cao vì Đức Phật quan niệm việc giáo dục như một sự màu nhiệm, mới thực sự là sự giáo hóa thần thông kỳ diệu nhất, có thể cải biến con người vì chính việc giáo dục góp phần rất lớn cho việc hình thành nhân cách đạo đức của mỗi cá nhân.
Thông qua giáo dục, con người mới có được sự hiểu biết, trí tuệ, từ nhận thức đúng đắn, con người mới xây dựng cho mình một lộ trình tu tập, hình thành nên một tiến trình riêng cho mình và ngày càng hoàn thiện được bản thân hơn nên không còn bị sân si, dục vọng dẫn lối.
Có thể nói, hiểu biết là điều kiện cần thiết mà giáo dục có thể mang lại cho con người. Từ đó, con người mới có thể đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ.
Giáo dục Phật giáo xây dựng con người là hạt nhân của những tập thể nhỏ, từ đó tác động làm thay đổi bản chất xã hội. Như vậy từ việc xây dựng giá trị con người toàn diện tiến đến xây dựng một cộng đồng những người được giáo dục toàn diện rồi xây dựng được một xã hội lý tưởng. Muốn đạt được tiến trình ấy, cần phải có quá trình lâu dài, đấu tranh không mệt mỏi và Ngài là người đặt những viên gạch đầu tiên.
Có thể nói, hiểu biết là điều kiện cần thiết mà giáo dục có thể mang lại cho con người. Từ đó, con người mới có thể đạt được những giá trị chân, thiện, mỹ.
Giáo dục Phật giáo xây dựng con người là hạt nhân của những tập thể nhỏ, từ đó tác động làm thay đổi bản chất xã hội. Như vậy từ việc xây dựng giá trị con người toàn diện tiến đến xây dựng một cộng đồng những người được giáo dục toàn diện rồi xây dựng được một xã hội lý tưởng. Muốn đạt được tiến trình ấy, cần phải có quá trình lâu dài, đấu tranh không mệt mỏi và Ngài là người đặt những viên gạch đầu tiên.
Ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi thế giới . Leibniz |
Giáo dục Phật giáo sống mãi với thời gian
Nền giáo dục Phật giáo rất thiết thực, luôn gần gũi và quan tâm đến đời sống xã hội, giúp con người hoàn thiện nhân cách sống với đầy đủ các giá trị về trí tuệ và đạo đức, giáo dục con người về việc cải thiện môi sinh, nhờ nuôi dưỡng lòng từ bi và thấu hiểu nhân sinh một cách sâu sắc, hóa giải cộng nghiệp của nhân loại để hướng đến việc kiến tạo một thế giới hòa bình và an lạc thực sự.
Đi qua hơn 25 thế kỷ, với sức tàn phá của thời gian nên các lý thuyết của Ngài đã phần nào bị mai một nhưng những lời Phật dạy cùng giá trị minh triết trong giáo lý vẫn còn nguyên giá trị.
Không ít người thuộc các ngành nghề khác nhau từ người làm kỹ thuật, nghệ sĩ, hay doanh nhân đã áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống để có được thành công như ý. Điều này càng khẳng định giá trị của những gì Đức Thế Tôn giáo huấn vẫn sống mãi với thời gian.
Đi qua hơn 25 thế kỷ, với sức tàn phá của thời gian nên các lý thuyết của Ngài đã phần nào bị mai một nhưng những lời Phật dạy cùng giá trị minh triết trong giáo lý vẫn còn nguyên giá trị.
Không ít người thuộc các ngành nghề khác nhau từ người làm kỹ thuật, nghệ sĩ, hay doanh nhân đã áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống để có được thành công như ý. Điều này càng khẳng định giá trị của những gì Đức Thế Tôn giáo huấn vẫn sống mãi với thời gian.
Có thể nói, nền tảng giáo dục trong giáo lý của Phật luôn phù hợp với gốc rễ văn hóa con người dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vì vậy, con người có thể dựa trên nền tảng chân lý đạo Phật mà áp dụng vào đời sống nhằm thay đổi tự thân cho đến cải biến xã hội.
Giáo lý của đạo Phật có thể nói là mênh mông vô tận, nhưng tùy hoàn cảnh, tùy nhân duyên mỗi người mà lời dạy Đức Phật trở thành một bài học thiết thực. Theo đó, tùy theo sự thực tập cũng như khả năng cá nhân của từng người mà thành tựu đạt được là khác nhau.
Với tính chất một nền giáo dục đa chiều, đa lĩnh vực, giáo dục Phật giáo đã mang đến cho nhân loại nhiều giá trị thiết thực, ứng dụng đầy đủ và toàn diện vào đời sống nhằm giải quyết những vấn đề xã hội.
Với tính chất một nền giáo dục đa chiều, đa lĩnh vực, giáo dục Phật giáo đã mang đến cho nhân loại nhiều giá trị thiết thực, ứng dụng đầy đủ và toàn diện vào đời sống nhằm giải quyết những vấn đề xã hội.
Việc học không tách rời với việc làm
Những lý thuyết mà Đức Phật giảng dạy không phải một học thuyết mơ hồ mà chứa đựng đầy đủ tính thực tiễn, đó là lý do Ngài thường từ chối trả lời các câu hỏi về những vấn đề siêu hình và đó là một trong những câu hỏi Đức Phật không bao trả lời vì xét cho cùng, chúng không mang lại lợi ích gì cụ thể cho con người cả.
Ngài chỉ nói ra những điều cần thiết cho cuộc đời và giúp chúng ta tìm ra con đường vượt thoát khổ đau: “Đừng nghĩ về quá khứ, vì quá khứ không còn, đừng vọng tưởng tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy quán chiếu sự sống, trong giây phút hiện tại”. Trong giáo dục Phật giáo, Đức Phật hướng đến giải quyết những vấn đề thực tế nơi bản thân con người, vì lợi ích chúng sinh mà thôi.
Điều này cho thấy hệ thống giáo dục Phật giáo không lý luận suông, mà chú trọng phương thức đối trị để giải quyết vấn đề. Phật giáo quan niệm về hiện pháp lạc trú, nhìn nhận một cách trung dung về khổ đau.
Hơn nữa, những lý thuyết đó dễ dàng áp dụng vào thực tế và đòi hỏi chúng ta không ngừng thực hành và quán chiếu bản thân. Theo góc nhìn của Đạo Phật, hiểu biết mà không thực hành thì không đưa đến một giá trị nào trong đời sống. Giáo dục Phật giáo đề cao phẩm hạnh trí tuệ, tức phẩm hạnh được hình thành thông qua giáo dục bên cạnh phẩm hạnh luân lý hình thành qua hoạt động thường nhật.
Hiểu biết được xem là điều kiện cần thì sự thực hành chính là điều kiện đủ. Khi đã đầy đủ hai yếu tố trên, con người tự nhiên sẽ hình thành những giá trị thánh thiện, cuộc sống an vui, tự tại, không còn sợ hãi trước khó khăn.
Hơn nữa, những lý thuyết đó dễ dàng áp dụng vào thực tế và đòi hỏi chúng ta không ngừng thực hành và quán chiếu bản thân. Theo góc nhìn của Đạo Phật, hiểu biết mà không thực hành thì không đưa đến một giá trị nào trong đời sống. Giáo dục Phật giáo đề cao phẩm hạnh trí tuệ, tức phẩm hạnh được hình thành thông qua giáo dục bên cạnh phẩm hạnh luân lý hình thành qua hoạt động thường nhật.
Hiểu biết được xem là điều kiện cần thì sự thực hành chính là điều kiện đủ. Khi đã đầy đủ hai yếu tố trên, con người tự nhiên sẽ hình thành những giá trị thánh thiện, cuộc sống an vui, tự tại, không còn sợ hãi trước khó khăn.
Vì vậy, Đức Phật khẳng định: “Ta thuyết giảng con đường tu hành cho các đệ tử. Và các đệ tử của Ta y cứ con đường tu hành này, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát”.
Có thể nói, việc học không tách rời với việc làm, chính trong hệ thống giáo dục Tây Tạng, tăng sinh thực sự học thêm nghề mộc, nề, may và thêu bên cạnh các môn học phải thi cử khác. Đó là nền giáo dục toàn diện mà Phật giáo hướng tới để xây dựng con người hoàn thiện về Đức dục, Trí dục và Thể dục.
Trong xã hội hiện đại, Phật giáo không thể tách rời đời sống nên việc xây dựng con người không thể không giáo dục các các yếu tố liên quan tới đời sống thường nhật. Bản chất giáo dục Phật giáo mang trên mình những giá trị khai phóng rất cao, nên việc khuyến khích xây dựng con người toàn diện như vậy là thiết thực.
Trong xã hội hiện đại, Phật giáo không thể tách rời đời sống nên việc xây dựng con người không thể không giáo dục các các yếu tố liên quan tới đời sống thường nhật. Bản chất giáo dục Phật giáo mang trên mình những giá trị khai phóng rất cao, nên việc khuyến khích xây dựng con người toàn diện như vậy là thiết thực.