1. Chấp trước trong Đạo Phật là gì?
Một hình tượng gần gũi mà Đức Phật thường miêu tả để giúp chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng về người cố chấp là những con tằm tự kéo kén để rồi tự ràng buộc mình vào trong tổ kén vừa kín vừa chật ấy.
Một câu chuyện giúp ta hiểu thêm về tâm chấp trước trong Đạo Phật đó là câu chuyện về người đánh bẫy khỉ. Anh này dùng quả dừa và khoét một lỗ nhỏ, cho vài hạt lạc bên trong và rải xung quanh.
Khi con khỉ xuất hiện, chúng lần lượt ăn các hạt lạc trên mặt đất, sau đó thò tay vào quả dừa để lấy thêm những hạt ở bên trong. Tay nó trở nên cồng kềnh hơn khi nắm các hạt lạc bên trong quả dừa, vì vậy nó không thể lôi tay ra khỏi lỗ hổng.
Thế nhưng nó không vì thế mà buông các hạt lạc, rồi khóc lóc, tức giận nhưng không thể nào rút tay ra. Nó quên mất rằng chỉ cần thả hạt lạc, tay chúng hoàn toàn có thể rút ra được khỏi cái bẫy. Trong lúc chúng sợ hãi thì người đánh bẫy đến bắt nó.
Việc chấp trước của hầu hết chúng ta cũng giống như con khỉ không dám buông các hạt lạc, cuối cùng là càng vẫy vùng thì càng mắc kẹt. Điều này cũng tương tự như việc ta mãi bị mắc kẹt mãi trong vòng luân hồi sanh tử chỉ vì sự tham luyến của chính mình.
Để hiểu hơn về chấp trước, ta có thể tham khảo một số ví dụ về người chấp trước:
- Người chấp trước sẽ tiếc cái thân xinh đẹp của mình không chịu hiểu rằng già đi thì cơ thể lão hóa theo thời gian.
- Người chấp trước vào một chiếc giường êm thì khi nằm giường cứng sẽ không ngủ được.
- Người chấp trước vào căn nhà thì đến chết vẫn muốn ngôi nhà đó là của mình.
- Người chấp trước vào món ăn ngon thì bữa nào không ngon sẽ khó chịu, cáu kỉnh.
- Người chấp trước vào tiền bạc thì tiền vơi sẽ buồn khổ, không yên.
- Người chấp trước với vợ/chồng thì khi họ làm trái ý là không vui, tức giận, mắng mỏ...
2. Tác hại của sự chấp trước
Sự chấp trước của mỗi người khác nhau và nguyên nhân là nghiệp của luân hồi sanh tử khác nhau. Việc này tương tự như việc khi thấy ai đó làm trái ý là ta tức giận mà không biết vì sao mình lại như thế, đó là do nghiệp duyên dẫn dắt. Trong khi đó, người có tu luyện, lường trước được những điều đó thì họ cũng không vì thế mà khởi tâm tức giận.
Hay giống như một người có sở thích ngủ dậy muộn thì bắt họ dậy sớm quả là cực hình, nguyên nhân của thói quen này chính là nghiệp của họ từ trong quá khứ, hình thành thói quen dậy muộn, muốn thoát khỏi tình trạng này không phải dễ dàng.
Cho nên, chấp trước chính là một trở ngại lớn nhất của hầu hết chúng ta. Nó khiến con người ở trong “vùng mù” của bóng đêm thì không thể tiếp cận ánh sáng mặt trời. Thế nên, bất kể bạn là người hay thần tiên, nếu còn chấp trước thì không thể nào ra khỏi luân hồi.
2.1 Ngăn chặn cơ hội học hỏi
Tương tự như vậy, kiến thức của họ bị giới hạn với những thông tin cũ, không có chỗ cho những thông tin mới, hữu ích hơn lọt vào. Người như vậy không bao giờ chịu thừa nhận thiếu sót của bản thân, không biết đâu là đúng - sai, trái - phải chỉ lo bảo vệ ý kiến của mình, và bịt tai trước những thông tin trái chiều.
Kiến thức trong thế gian bao la, rộng lớn, không thể nào học cho xuể, kiến thức cũng thay đổi liên tục theo thời gian nhưng những người chấp trước lại tự cố định trong một kiến thức nhất định và không chịu học hỏi thêm điều gì.
Đức Phật từng nói rằng người cố chấp tự mình ngăn chặn những cơ hội tiếp cận và học hỏi từ Ngài và đây là gốc rễ đưa đến sự tranh đấu vì họ sống trong vô minh, mê mờ của dục vọng.
Trong Kinh có ghi lại rằng: “Người chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ. Vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Đạo sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp”.
2.2 Bao bọc mình bằng tà kiến
Những người cố chấp, quá bám víu vào kiến thức mình biết thường tự hạn chế mình trong khe hẹp nhận thức một chiều để rồi càng ngày càng xa rời thực tế, tâm trí mê mờ.
Một người cố chấp vào một điều gì đó, một khái niệm nào đó thì họ nhất quyết cho rằng mình đúng, chỉ một thông tin sai khác liền tìm các dẫn chứng để bao biện, phủ định, thế nên họ chẳng bao giờ thấy được cái "chân" của sự thật.
Với tính cách trên, họ trở nên khó gần, tiêu cực, không ai muốn lại gần, cũng chẳng muốn chia sẻ. Họ là người tự trói bản thân mình vào định kiến, đánh mất sự tự do trong nhận thức.
Sau đây là lời Phật dạy về những điều đem lại nhiều đức hạnh nhất cho mỗi con người chúng ta, ai cũng có thể làm được để tích thêm phước cho mình.
2.3 Cuộc sống mệt mỏi, căng thẳng
Cứ nghĩ tới cảnh một người chỉ thích nằm chỗ ấm, chỗ mềm thì khi tới những chỗ cứng, không thoải mái sẽ không ngủ được. Kết quả là họ thao thức cả đêm không ngủ nổi. Chỉ một việc nhỏ ấy thôi họ đã tự làm mình mệt mỏi, căng thẳng rồi.
Những người này có cái tôi rất lớn, luôn tự xây ra bức tường ngăn cách với mọi người, dễ nóng nảy, phẫn nộ với những ý kiến trái chiều.
Cho dù họ xinh đẹp, thành công, nhiều tiền nhưng với tính cách này, họ như một ốc đảo lạnh lẽo, dù ở gần nhau vẫn không thể nào sưởi ấm cho nhau. Người khác cố gắng giao thiệp cũng chỉ thêm bực mình, khiến cuộc sống trở nên vô cùng mệt mỏi, căng thẳng và nặng nề.
Họ không thể chấp nhận được một sự thật rằng mỗi người là một tiểu thế giới và là duy nhất, không ai giống ai, nên mong ai đó sống theo “khuôn” mình đúc sẵn là một việc làm không xảy ra. Vậy nên họ tự làm mình chịu thiệt thòi và đau khổ.
2.4 Tham, sân sâu nặng
Tham không chỉ là tham tiền bạc, xả tham bằng việc bố thí tiền cho người khác chỉ là một bước khởi động. Phật dạy về chữ tham, lòng tham thì người cố chấp, động cơ sâu xa lại là tham chấp (tham vào ý kiến, quan điểm riêng của mình) đang chi phối bản thân.
Đức Phật từng tuyên bố “Do duyên chấp trước nên có xan tham”, theo đó, “Phàm phu thường chấp trước, chấp thủ và tham đắm”. Khi nào còn giữ tâm chấp trước, chấp thủ thì muôn kiếp mãi mãi là phàm phu.
Đức Phật thẳng thắn chỉ ra rằng người còn cố chấp thì không thể nào chứng quả A la hán: “Ai chấp trước, này Tỳ-kheo, người ấy bị ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi ác ma”, trong khi đó những người chấp trước sẽ rơi vào địa ngục.
3. Xả bỏ chấp trước như thế nào?
Chấp trước trong Đạo Phật đã chỉ ra rằng người cố chấp rất bảo thủ và cứ kiên trì ôm lấy kiến chấp của mình, không dễ hành xả. Cho dù chính bản thân họ biết rằng, nếu họ xả bỏ thì cuộc đời sẽ hạnh phúc, vui tươi hơn rất nhiều nhưng việc này không dễ dàng gì.
Có hai cách để có thể thoát khỏi sự chấp trước của bản thân đó là:
- Phá chấp: Nhận thức ta đang vướng mắc vào cái gì thì tìm cách cắt đứt, triệt tiêu đi sự bám víu này, không để cho nó tiếp tục buộc ràng lấy ta.
- Xả chấp: Là khi nhận thấy bản thân bắt đầu khởi lên sự chấp trước thì đồng thời tìm cách để kiềm chế việc bản thân không bám víu vào một điều gì đó một cách vô lý. Tuy nhiên, việc này chỉ là giảm nhẹ chứ không phải phá bỏ hẳn.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: