Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Chánh tư duy là gì mà dù giàu hay nghèo không biết thì vẫn muôn đời khổ đau?

Thứ Hai, 08/01/2024 17:09 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Chỉ khi có Chánh tư duy dẫn lối chúng ta mới có thể từng bước nhận diện khổ đau, đi xuyên qua nó và luôn có được sự an lạc, hạnh phúc, bất kể là bạn đang giàu hay nghèo đi chăng nữa.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Chanh tu duy la gi
 

1. Chánh tư duy là gì?


Trong Bát chánh đạo, Chánh tư duy được biết tới một thành phần cực kỳ quan trọng. Khi cắt nghĩa "Chánh tư duy" có "Tư duy" là suy nghĩ, là quá trình vận hành của tâm giúp con người suy nghĩ, xem xét giải quyết vấn đề. "Chánh" là đúng đắn, ngay thẳng.

Thế nên Chánh tư duy là suy nghĩ đúng đắn, chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người. Biết loại trừ những tư tưởng bất thiện như thể ta đang dọn cỏ hoang dại đang sống trong vườn tâm của mình vậy.
 
Ta còn phải hiểu Chánh tư duy còn có nghĩa là ý nghĩ, tư tưởng, ý định, chủ đích và mục tiêu chân chánh... Trái ngược với Chánh tư duy là Tà tư duy: 
  • Chánh tư duy: là biết nghĩ đến nguyên nhân đau khổ của mình và chúng sanh. Nguồn gốc của mọi tội lỗi là do vô minh mà ra, từ đó phải thực hành tu tập để tìm được cách giải thoát cho mình và cho người. 
  • Tà tư duy là suy nghĩ không chân chánh: tập trung lợi ích cá nhân, lợi dưỡng, tài sắc, danh vọng, sẵn sàng hại người để phục vụ cho lợi ích của mình. 

Chánh tư duy theo sách "Giới Đức - Phật học tinh yếu"


Chánh tư duy là gì, theo sách "Phật học tinh yếu" là Sammāsankappa. 

comment leftTừ sankappa, từ lâu ai cũng dịch là tư duy (suy nghĩ). Tuy nhiên, tùy theo văn cảnh, ngữ cảnh, đối cơ mà sankappa còn có nghĩa là ý nghĩ, là tầm, tìm kiếm, tư tưởng, ý định, chủ đích, mục đích.

Vậy, ta còn phải hiểu chánh tư duy còn có nghĩa là ý nghĩ chơn chánh, tư tưởng chơn chánh, ý định chơn chánh, chủ đích chơn chánh và mục tiêu chơn chánh nữa.
Giới Đức - Phật học tinh yếu
comment right

Kinh Tương ưng bộ ghi lại lời Phật dạy:


“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Chánh tư duy”.

Còn trong bài Kinh Chánh Tư Duy trong Tạp A Hàm Kinh có ghi: 
 
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
 
"Đối với sắc, các thầy hãy tư duy chân chánh, quán sát và biết một cách như thật sắc là vô thường. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo, đối với sắc mà tư duy chân chánh, quán sát và biết một cách như thật sắc là vô thường, thì đối với sắc, dục tham được đoạn trừ. Do dục tham được đoạn trừ mà nói là tâm giải thoát.
 
Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức các thầy hãy tư duy chân chánh, quán sát và biết một cách như thật… thức là vô thường. Vì sao vậy? Vì Tỳ-kheo, đối với thức mà tư duy chân chánh, quán sát và biết một cách như thật… thức là vô thường, thì đối với thức, dục tham được đoạn trừ. Do dục tham được đoạn trừ mà nói là tâm giải thoát.
 
Như vậy, Tỳ-kheo, nếu muốn tự chứng tâm giải thoát này thì có thể tự chứng, biết rằng: ‘Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong và tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.
 
Cũng như tư duy chân chánh về vô thường, khổ, không, phi ngã cũng như vậy.
 
Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Chánh tư duy còn để suy ngẫm về mười điều thiện và mười điều ác. Do có sự Tư duy như vậy, ta nhất định sống trong mười điều lành, loại trừ mười điều ác, chúng ta mới lìa tham dục và ác pháp. Còn bằng Tà tư duy, chấp ngã, vì lợi ích cá nhân chỉ gây ra đau khổ, tội ác, bất ổn cho người và xã hội.
 
Đừng bỏ lỡ:
10 thiện nghiệp Phật Thích Ca dạy, học theo để hưởng phúc báo
Có thể ai cũng phạm phải những điều trong Thập Thiện Nghiệp nhưng nếu ta cố gắng thực hành chuyên chú thì không chỉ giúp chúng ta có cuộc sống an lạc, an nhàn

2. Lợi ích của Chánh tư duy

Loi ich cua Chanh tu duy la gi
 
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã truyền đạt những trải nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm giác ngộ trực tiếp của Ngài cho chúng ta. Ngài còn “thấy” thế gian đầy những khổ đau và tìm chỉ ra con đường diệt khổ.

Trong đó Chánh tư duy được Ngài xếp ở vị trí thứ hai, sau Chánh kiến, chứng tỏ nó có vai trò quan trọng không kém Chánh kiến. Nếu như Chánh kiến nói về khía cạnh nhận thức thì Chánh tư duy nói về khía cạnh của sức mạnh tinh thần (ý chí) điều khiển mọi hành động của bản thân.

Trong Phật giáo, thực hiện Chánh tư duy sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con người, một trong số đó có thể kể đến: 
 

2.1 Sống trong bình an, lạc quan

 
Tư duy có thể khiến chúng ta hạnh phúc hay đau khổ. Người không có Chánh tư duy cho rằng thân mạng là thường hằng là của riêng mình nên tham lam, luyến ái, dính mắc với thường hằng, cái ngã.

 Nhưng khi có Chánh kiến ta biết rằng cứ bám víu vào bất cứ điều gì từ sắc, thọ, tưởng, hành, hay thức đều đem lại đau khổ đau. Trong khi đó chúng là vô thường. Thế nên ta đoạn trừ được chúng nhờ có Chánh tư duy giải thoát khỏi khổ đau.

Ví dụ như một người ăn xin cũng cảm nhận được hạnh phúc riêng của mình mà không thấy mình đang khổ, đơn giản là bản thân đang đón nhận những gì mình đã từng gây ra trước đây, thậm chí vẫn có tâm hoan hỉ khi giúp người bên cạnh chút bánh mì để ăn, chút đồ dùng để cùng sống qua ngày,...

Từ đó ta biết cách để buông xả hay bố thí trong ý nghĩa cao thượng nhất, tình thương yêu và tâm từ bi. Dứt hết tư tưởng hoặc nghiệp phiền não, có được sự an lạc từ sâu thẳm trong tâm hồn.

Khi đó, ta dễ dàng suy nghĩ lạc quan với bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống của mình. Nếu suy nghĩ tiêu cực khởi lên, đó là dấu hiệu để chúng ta quán sát nó thấu đáo hơn để phát triển tuệ giác đối với các thói quen hằng ngày.

Tăng cường hạnh phúc với cách tập trung vào suy nghĩ tích cực và điều tốt đẹp trong cuộc sống. Càng ngày càng lạc quan thông qua việc tin tưởng vào bản thân và tương lai.

Tất nhiên, khi vận rủi ập tới, ta vẫn cảm thấy sợ hãi nhưng ta đủ bình tĩnh hơn để quán sát nó phát triển, rồi qua đi như thế nào. 
 
Nhờ Chánh tư duy ta còn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần thông qua việc giảm thiểu lo lắng, căng thẳng, những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống để luôn cảm thấy bình tĩnh, thư giãn.
 

2.2 Tăng cường khả năng sáng tạo


Mang Chánh tư duy là hành trang của cuộc sống, ta không bị ngũ dục làm điên đảo trí năng. Thế nên có thể tập trung trí tuệ cho những việc thực sự quan trọng, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của chúng ta. Hơn nữa, Chánh tư duy còn giúp chúng ta tăng cường khả năng sáng tạo, mở rộng tâm trí, suy nghĩ về điều mới mẻ, giải pháp tốt hơn.
 
Trí huệ sáng suốt, như xưa kia cậu bé Sa Di Suy Ca chỉ tu chuyển đổi tư tưởng trong một buổi mai gần đúng ngọ, sạch hết phiền não…Tâm cậu thanh tịnh và chứng quả A La Hán; trong lúc thầy Xá Lợi Phất đi khất thực vừa về đến, Thầy trò vui vẻ trong buổi ngọ trai chứng Đạo.

2.3 Đồng cảm


Nhờ Chánh tư duy mà ta có được những suy nghĩ chân chính, đúng với lẽ phải, do có nghiệm xét, có nghĩa là suy tư phù hợp với nguyên lý duyên khởi, vô thường, vô ngã, như việc mình muốn có một cái nhìn chính xác về tình trạng xã hội hiện giờ đang tiến bộ hay bị tha hóa về mặt đạo đức tâm linh.
 
Chúng ta thường suy tư, quán chiếu tại sao con người phải chịu nhiều phiền muộn, đau khổ, bất hạnh trong đời, nguyên nhân vì sao?

Chỉ có trực giác nhạy cảm nhờ khả năng đồng cảm xem việc của người như việc của mình mới giúp chúng ta suy nghĩ, nhận thức đúng đắn về sự vật và hiện tượng, mới có hướng xử lý và cải tạo chúng phù hợp với cuộc sống, mới chuyển hóa được những mục tiêu, nguyện vọng thấp hèn và vô giá trị thành cao thượng và đáng khâm phục, đem lại an vui hạnh phúc cho chúng ta và mọi người, như lời Phật dạy.

2.4 Có tầm nhìn xa, đoán biết tương lai


Hiểu rõ Chánh tư duy là gì chúng ta có khả năng thấy được dòng chảy của Nhân - Quả để thấy rằng một việc người này làm thì sẽ gây ra những việc gì trong tương lai. Nếu ta có thân, khẩu, ý như thế này thì sẽ tạo ra kết quả gì.

Khi có những suy nghĩ khách quan, dựa trên logic sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định thông minh, hiệu quả hơn. Từ đó có tầm nhìn xa trông rộng, hoàn toàn đón biết được tương lai.

Thế nên chúng càng giúp tăng cường khả năng lãnh đạo, chúng ta có tầm nhìn xa và có thể truyền cảm hứng đến người khác nhiều hơn. 
 

2.5 Tăng lòng trắc ẩn


Mỗi người đều có mục tiêu, nguyện vọng và tham vọng. Chánh tư duy dạy rằng những mục tiêu, nguyện vọng và tham vọng đó phải cao thượng và đáng khâm phục, chứ không được thấp hèn và vô giá trị.

Nhờ thấu hiểu, cảm thông mọi thống khổ của mỗi chúng sanh, ta sinh lòng trắc ẩn, muốn tùy phương tiện thích trung mà giáo hóa.

Lòng bi mẫn, trắc ẩn là một cảm giác rung động trong lòng khi thấy người khác đau khổ, cộng với ước muốn giải thoát nỗi khổ cho họ. Phát khởi tâm từ bi đối với bản thân, với cha mẹ, con cái và người phối ngẫu sẽ giúp bạn an tĩnh và làm êm dịu trái tim bạn. 

Chánh tư duy nhờ vậy mà giúp mỗi người tăng cường lòng trắc ẩn, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc, quan tâm đến người khác để giúp đỡ họ.

Tình thương yêu, là cảm giác của sự tương quan với tất cả mọi chúng sanh và là ước muốn chân thành mong tất cả được hạnh phúc, tạo ra những ảnh hưởng rất sâu đậm.  

Tóm lại, đây là công cụ mạnh mẽ giúp mỗi người cải thiện cuộc sống trở nên hạnh phúc, viên mãn, ý nghĩa hơn.

3. Làm thế nào để có Chánh tư duy 


Lam the nao de co Chanh tu duy
 
 
Sách "Giới Đức - Phật học tinh yếu" có ghi:

comment left"Muốn có chánh tư duy, người tu Phật phải biết lìa xa 3 bất thiện tầm sau đây:
  • Dục tầm (kāmavitakka): Là tìm kiếm, suy nghĩ, nghĩ tưởng, suy tưởng, suy tầm, tìm cách thỏa mãn những ham muốn dục lạc qua mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Khi đắm chìm trong khao khát, tham muốn ấy; và do chúng dẫn dắt, ta tạo những nghiệp bất thiện.
  • Sân tầm (byāpādavitakka): Gặp những đối tượng ta ganh ghét, đố kỵ, tỵ hiềm; gặp những hoàn cảnh trái ý, nghịch lòng, tâm trí ta như chìm đắm trong những suy nghĩ, nghĩ tưởng... bực bội, bất mãn, phẫn nộ, sân hận.
  • Hại tầm (vihiṃsavitakka): Từ sân tầm ở trên nếu không được thấy rõ (tuệ tri) thì tâm trí sẽ bị nung đốt, có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, nghĩ đến những mưu kế, thủ đoạn ác độc, bạo tàn để họa hại người khác.
Người có chánh kiến, thêm chánh tư duy tiếp năng lực, sẽ lấy “tư duy ly dục” để đối trị “dục tầm”, lấy “tư duy ly sân” để đối trị “sân tầm” và lấy “tư duy vô hại” để đối trị “hại tầm”.

- Tư duy ly dục (nekkhammakāmavitakka)

Những trạng thái tâm như khát vọng, tham muốn dục lạc lúc xen dự vào “cái thấy”, nó sẽ tung hỏa mù, nó sẽ làm lệch chiều, lệch hướng để tạo tác những nghiệp bất thiện qua thân khẩu ý nên ta phải có tư duy ly dục để đối trị với dục tầm.
 
Như vậy có nghĩa là những đối tượng của ngũ trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc), thuộc đối tượng “rất lớn”, dễ khích thích, tác động đến ta, nó duyên khởi với tâm ái dục của ta tức khắc thì nên thu thúc, gìn giữ (giới) hay tránh xa, viễn ly nó, đấy được gọi là tư duy ly dục.

- Tư duy ly sân (nekkhammabyādavitakka)
 
Những trạng thái tâm như nóng nảy, khó chịu, bực bội, không vừa lòng, không thích ý - nếu không được nhìn thấy thì nó sẽ dẫn đến sân si, giận dữ, biểu hiện qua thân khẩu ý để tạo nghiệp bất thiện.

Do vậy, ta phải thu thúc, gìn giữ, tìm cách xa lánh nó, viễn ly nó, đấy được gọi là tư duy ly sân - còn được gọi là tư duy vô sân. Vì theo Abhidhamma, vô sân đồng nghĩa với tâm từ (mettā) nên nuôi dưỡng tâm từ cũng là cách đối trị với tâm sân vậy.
 
- Tư duy ly hại (nekkhammavihiṃsavitakka)
 
Trạng thái tâm sân (dosa) thường như lửa đốt, nếu không được dập tắt thì nó sẽ như than hồng âm ỉ ngày đêm để trở thành phiền ưu.

Nếu phiền ưu này không được nguội tắt nó sẽ gia tăng cấp độ mà biến thành ưu hận (paṭighā-hận). Và nếu khi đã phẫn hận rồi sẽ sinh ra hung ác, bạo tàn... có khả năng hủy diệt đối tượng mà không kềm giữ nổi. Biết rõ sự nguy hại như vậy - hại mình, hại người, hại cả hai nên ta phải nuôi dưỡng tư duy ly hại.
 
Nếu tâm từ (mettā) dập tắt được tâm sân thì tâm bi (karuṇā) sẽ dập tắt được tâm hại; nói cách khác, nuôi dưỡng tâm bi là tư duy ly hại rồi.
 
Đấy là những diễn tiến bình thường của tâm phàm phu chưa được rèn luyện, chưa được tu tập; nói cách khác là khi chánh kiến chưa được triển khai đúng đắn, chưa được đèn tuệ thường trực thắp sáng thì bóng tối của vô minh khỏa lấp ngay. Nhưng khi đã có chánh kiến rồi, thấy biết chơn chánh, đúng đắn rồi thì nó chuyển qua chánh tư duy tức khắc. Và dĩ nhiên, chánh tư duy nầy sẽ bao quát, nội hàm tư duy ly dục, tư duy ly sân và tư duy ly hại!
 
Ai cũng biết rằng, tư tưởng, tâm niệm dẫn dắt hành động. Tư tưởng, tâm niệm thanh cao, trong lành thì con người trở nên hiền thiện, cao nhã. Tư tưởng, tâm niệm xấu ác, thấp hèn thì con người trở nên bần tiện, hạ liệt. Tư tưởng, tâm niệm có thể nuôi dưỡng, nâng đỡ thế gian mà tư tưởng, tâm niệm cũng có thể tàn hoại, hủy diệt thế gian.
 
Do vậy, người có chánh tư duy luôn từ khước những ý nghĩ mang dục vọng trần tục, vị kỷ, bám víu vào của cải, tài sản, danh lợi, sắc tài; ngược lại, nuôi dưỡng những tư tưởng vị tha, nhân ái, thanh cao – và đấy chính là ý nghĩa đích thực của từ “nekkhamma” xuất gia, rời khỏi, lìa khỏi là tư duy ly tham, ly dục (nekkhamma- kāmavitakka) vậy.

Thứ nữa, ta còn cần phải khước từ, từ chối, viễn ly (nekkhamma) những ý nghĩ, tư tưởng, tâm niệm mang những mầm giống độc hại, đó là ác ý, ghét ganh, giận tức - ngược lại, nuôi dưỡng những phẩm tính trong lành, cao đẹp, mát mẻ - đó là thiện ý, hòa ái, tương ái, thiện hảo, hảo tâm và cao diệu nhất là tâm từ, nó có khả năng lắng dịu tâm sân, giải trừ tâm sân, đối trị trực tiếp với tâm sân, gọi là tư duy ly sân (nekkhammabyādavitakka) vậy.

Còn nữa, nếu tâm sân, ưu là lửa cháy âm ỉ thì tâm hại là lửa phực cháy thiêu đốt người, vật tức khắc. Do thế, phẩm tính thứ ba của chánh tư duy là khước từ, rời khỏi những ý nghĩ độc ác, hung dữ, thù hận, bạo tàn và phải nuôi dưỡng những tâm niệm về tình thương, lòng trắc ẩn, trái tim bi mẫn đối với cuộc đời, là tư duy ly hại."
Giới Đức - Phật học tinh yếu
comment right

Ta có thể diễn giải theo cách đơn giản nhất, đời thường nhất như sau:

Tham - sân - si được xem là những diễn tiến bình thường của tâm phàm phu chúng ta. Vì ta hay suy tưởng theo kinh nghiệm cũ chưa được rèn luyện, chưa được tu tập nên mãi không thoát khỏi được vòng tròng luẩn quẩn của cuộc sống này.

Điều này có nghĩa là khi Chánh kiến chưa được triển khai đúng đắn, chưa được đèn tuệ soi đường thì bóng tối của vô minh bao trùm. Khi Chánh kiến đã được phát triển, Chánh tư duy sẽ tự nhiên tiếp nối theo sau. Một khi đã có Chánh kiến rồi, lại thấy biết chân chánh, đúng đắn rồi thì nó chuyển qua Chánh tư duy ngay tức khắc. 

Chúng ta có thể thực hành với các biện pháp sau để có chánh tư duy trong cuộc sống của mình.
 

3.1 Nghe pháp


Chánh tư duy là những hiểu biết đúng sự thật được lưu vào bộ nhớ mà thông thường những hiểu biết này có được là do được nghe giảng từ các bậc đã giác ngộ. Đó là hiểu biết đúng sự thật về các pháp, đúng sự thật về thực tại, đúng sự thật về duyên khởi, về vô thường, vô ngã, đúng sự thật về Khổ Tập Diệt Đạo.

Thế nên để có chánh tư duy trong thời đại hiện này chỉ có thông qua nghe pháp và thực hành pháp. Nghe pháp rồi suy nghĩ đến những nghĩa lý sâu xa của bài pháp đó là chánh tư duy về pháp học.

Ví dụ như nghe pháp ta mới có tư duy đúng về Nhân - Quả mà điều chỉnh bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Ta biết rằng cái nhân lãng phí gây ra quả nghèo khó thì ta ăn năn sám hối về việc bản thân từng lãng phí rất nhiều nguồn lực trong quá khứ. Thế nên tự hứa rằng từ nay về sau ta quyết tâm không lãng phí nữa, chỉ lấy đủ phần mình ăn, nước đủ dùng, không đi đâu với không mục đích rõ ràng gây hãng phí nhiên liệu,...

Hay biết rằng cái Quả của giàu có là hào phóng thì ta có thể bắt đầu thực hành bố thí bằng cách cho đi những của cải vật chất, những lời khuyên tốt đẹp, đúng đắn,... 
 
Như chúng ta đã nhận biết, hành trình trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật đòi hỏi ta phải áp dụng vào cuộc sống thực tại mọi bước trong Bát Chánh Đạo.  
 
Để có Chánh tư duy, chúng ta phải kết hợp Văn, Tu, Tư. Nghĩa là nghe xong thì ta quán chiếu, áp dụng vào cuộc sống của mình. Có tu mà không tư duy, quán chiếu thì làm sao phát sinh được trí huệ, biết cách buông xả tham lam, sân hận, si mê mà chuyển hóa thành trí tuệ từ bi rộng lớn mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống xã hội. 
 

3.2 Thiền định

 
Thông qua thiền định chúng ta mới có thể định tâm và trí tuệ thực sự sinh ra từ đó.

Vậy nên đừng quên thực hành Thiền định để tập trung vào suy nghĩ tích cực và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực. Nhờ đó bạn sẽ có sự tĩnh tâm và tập trung vào điều tích cực trong cuộc sống.
 

3.3 Thực hành từ bi

 
Thực hành lòng từ bi của mình để yêu thương, tha thứ những gì cuộc sống đang diễn ra xung quanh để tâm ta được mở rộng, khi đó Chánh tư duy mới có cơ hội nảy sinh. 

Khi áp dụng thực hành từ bi có nghĩa đang hướng đến suy nghĩ tích cực, yêu thương bản thân, tất cả chúng sinh. 
 

3.4 Tư duy tích cực, từ bỏ tư duy tiêu cực 

 
Suy nghĩ tích cực một cách thông mình về bất cứ sự việc nào trong cuộc sống đang diễn ra cũng giúp chúng ta nuổi dưỡng Chánh tư duy.
 
Thế nên cuộc sống hàng ngày hãy cố gắng loại bỏ những tư duy tiêu cực xuất phát từ trong suy nghĩ. Bởi những tư duy tiêu cực này sẽ khiến bạn có suy nghĩ sai lầm, hành động không đúng. Tốt nhất bạn nên tập trung vào những suy nghĩ tích cực, thực hành thiền định thường xuyên.
 

3.5 Một lòng hướng Phật

 
Những lời Phật dạy thực sự là kim chỉ nam cho tất cả chúng ta - những người lầm đường lạc lối giữa cuộc sống này. Để nuôi dưỡng Chánh tư duy, mỗi người nên cố gắng thực hành ngũ giới bao gồm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện.
 
Ngoài ra, tụng kinh và niệm Phật sẽ giúp cho tâm của chúng ta an tịnh. Tuy nhiên, tụng đọc kinh Phật, niệm Phật danh hiệu chỉ góp phần trợ duyên đưa đến định, để biết con đường, phương pháp thực hành thiền định. Từ đó chúng ta sẽ có được chánh tư duy, suy nghĩ đúng đắn.  
 
Thực hành thiền định với các đề mục thiền đem lại an tịnh nội tâm, nền tảng của trí tuệ. Khi nội tâm lắng dịu, an định, không tán loạn thì khả năng tập trung cao hơn. Từ cơ sở này, trí nhớ cải thiện đáng kể và đạt được thành tựu trí tuệ.
 
Vậy để có Chánh tư duy người học Phật phải hành trì, tu tập bằng tất cả những cách có thể tiêu trừ 3 độc tố tham sân si, không để chúng len lỏi vào đời sống cho dù dưới bất cứ hình thức nào.

Lẽ tất nhiên để chuyển hóa tâm thức đó không phải một sớm một chiều mà cả quá trình lâu dài tính bằng hàng chục năm hoặc bằng những kiếp người. Cho nên hãy kiên nhẫn trên hành trình của mình, vội vàng cũng không ích gì.

(Tổng hợp)


Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X