Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu để hành lễ đúng cách tăng phước báo

Thứ Ba, 11/02/2020 15:53 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nếu không thể phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu... chúng ta thường xuyên có cách dâng lễ sai khách, gây tổn phước không nhỏ cho chính mình.
 
Những ngày cuối năm cũng như đầu năm mới là lúc người dân nườm nượp đổ về các chùa, đền, miếu... để thờ cúng cầu tạ ơn hoặc mong một năm mới an lành, nhiều tài lộc.
 
Thế nhưng có một sự thật đáng buồn đó là có nhiều người đi Chùa nhưng lại mang cỗ mặn nào gà nào lợn vì họ cho rằng đó là cách bày tỏ lòng thành bằng cách đưa những món ngon tới đây. Điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu hết ý nghĩa của việc đi chùa.
 
Vì vậy, qua đây Lịch Ngày Tốt giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.
 

Chùa là gì?

 
Để phân biệt Chùa, trước tên chúng ta phải hiểu cái tên, tiếng Hán Việt gọi là tự. Nó còn có những tên khác như: Tăng già lam, Già lam, Phạm sát, Lan nhã, Tùng lâm, Tinh xá, Ðạo tràng… Có chỗ gọi là tự viện. Tiếng Phạn tương đương với tự viện là Vihara.

Chùa chủ yếu có 3 ban thờ, chính giữa là ban Thượng Trụ Tam Bảo (ban Phật). Bên tay phải (hướng mặt đối với ban Tam Bảo) thông thường là ban Đức Thánh Ông. Bên tay trái (hướng mặt đối Tam Bảo) là ban Đức Thanh Hiền (một số chùa có thể thay thế bằng các vị thánh tăng khác.

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Người Việt xem Phật giáo vừa thiêng liêng vừa gần gũi trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, chùa chiền được xây dựng khắp mọi nơi, hầu như không một làng quê nào lại không có chùa thờ Phật. 

Về tác dụng của ngôi chùa, trước hết phải nói ngôi chùa mang chức năng là một cơ sở giáo dục. Lịch sử đã chứng minh, bất luận thời nào, ngôi chùa cũng đóng một vai trò then chốt quan trọng trong việc điều hướng giáo dục quần chúng nhân dân.

Có thể nói chùa là cái nôi là cái lò rèn luyện chuyên đào tạo cho mọi người hướng thiện tu hành. Nơi đây nuôi dưỡng đời sống tâm linh và đóng góp xây dựng nếp sống đạo đức hiền hòa cao đẹp cho con người theo chiều hướng thánh thiện.

Nhiều người lên Chùa, họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình. Theo bài viết những hiểu lầm về Đạo Phật đã chỉ ra rằng, Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.

Không có chuyện Đức Phật ở chùa này lại thiêng hơn chùa kia, bản chất đều là cùng thờ một Đức Phật tư bi hỉ xả, phổ độ chúng sinh. Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

Đi Chùa chỉ nên cúng đồ chay, việc cúng mặn, đốt vàng mã vô tình mắc tội mà không biết, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật… 
  
phan biet Chua Dinh Den Mieu
 

Đình là gì?

 
Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.  

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, ghi nhận công lao của họ với đất nước.

Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới. Xem thêm: Hướng dẫn trình tự lễ - Nguyên tắc cơ bản khi đi lễ nhất định phải biế

Thời xưa, đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt, họp việc làng, xử kiện cùng những quy củ nhất định, có sự phân biệt chiếu trên, chiếu dưới.
 
dinh lang la gi
 
Đình làng phát triển mạnh mẽ giai đoạn thế kỷ 16 – 18 với những cái tên như: Thổ Hà, Trùng Thượng, Trùng Hà, Tây Đằng, Chu Quyến, Hoàng Sơn… Nhưng do tàn phá của chiến tranh, điều kiện môi trường, thiên nhiên, mưa nắng mà bóng dáng của những ngôi đình cổ truyền thống dần dần mai một. 
 
Để phân biệt chùa và đền với đình thì điểm khác biệt rõ rệt là địa điểm, xây chùa và đền chọn nơi tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối còn đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.
 
Đình thường cao ráo, thoáng mát, nóc có tượng đôi rồng lượn tranh lấy quả châu, trên các thanh xà ngang là những bức hoành phi câu đối. Nơi thiêng liêng nhất để thờ thần là điện thờ. Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.
 
Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.
 
Xung quanh ngôi đình thường có những cây đa cổ thụ, hồ sen và một khoảng sân vẫy gọi chim về làm tổ.
 

Đền là gì?

 
Nói đến Đền chúng ta có thể kể tên kha khá các tên như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc. Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian. 

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.
 
den la gi
 
Ở Chùa chúng ta sẽ tụng Kinh còn ở đền, phủ là Hầu Đồng và hát chầu Văn. Tuy nhiên nghi lễ này chỉ do những Thanh Đồng tức những người có căn quả hợp để hầu Thánh và Mẫu. Theo tín ngưỡng thờ Mẫu thì Hầu Đồng chính là nghi lễ mà các Thanh Đồng được Thánh giáng đồng (nhập xác) thông qua các giá hầu để ban phát phúc, lộc cho mọi người). Xem thêm: Văn khấn Lễ Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
 
Bái trí trong đền thì thông thường ban ngoài cùng sẽ là ban tứ phủ công đồng (có Ngọc Hoàng bệ hạ, Nam Tào, Bắc Đẩu và các quan trong tứ phủ, tam tòa trong đạo thơ Mẫu và thờ Thánh là tín ngưỡi bản địa của Việt Nam) trong hậu điện mới thờ vị thánh, thần ngự tại đền.

Người đến cúng đền nên tìm hiểu về danh tính, sắc phong, công đức và tiểu sử của vị thần, thánh ngự trong đền để kêu đúng danh tính của các ngài khi cúng lễ.

Theo tín ngưỡng phong tục dân gian, sắp lễ tại đền thì có thể cúng hoa quả, bánh trái, chè thuốc, trầu cau, nhang đèn (nến) và lễ mặn (chủ yếu cúng lễ mặn như rượu, xôi và thịt tại ban công đồng), sắp lễ tùy tâm không kể ít nhiều nhưng phải thành kính và sạch sẽ, đồ cúng tươi ngon (hoa tươi, quả tốt). 
 

Miếu là gì?

 
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường ở xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và là nơi thờ các vị thánh thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam bộ gọi là Miễu.

Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Khấn thế nào mới chuẩn khi đi lễ Đình, Đền Miếu, Phủ
 
Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.
 
Mieu la gi
 
Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.
 
Miếu và đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các vị thần như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu… Bài trí điện thờ trong Miếu đơn giản hơn trong đền, cũng có thể có 2 cung nhưng chủ yêu là 1 cung thờ, nếu kết hợp thờ Phật thì có ban Phật phía trước. Sắp lễ cúng Miếu cũng tương tự như cúng đền, riêng ban Phật chỉ cúng chay.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu để Phân biệt Phủ, Am, Quán để tránh bỡ ngỡ, hiểu nhầm đáng tiếc.

Tin cùng chuyên mục

X