(Lichngaytot.com) Ngày rằm mùng 1, đầu năm, cuối năm lên chùa dâng hương là điều nhiều người thường làm. Nhưng đi lễ chùa đúng cách như thế nào thì chưa chắc đã nhiều người biết. Vậy làm thế nào để sắm lễ đúng đủ, đọc văn khấn chuẩn, trình tự tiến hành chuẩn...?
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Thời gian đi lễ đền, chùa
- 2. Trước khi đi chùa nên làm gì?
- 3. Đi chùa nên mặc gì?
- 4. Sắm lễ đi chùa như thế nào?
- 5. Vào chùa đi cửa nào?
- 6. Trình tự hành lễ khi lên chùa
- 7. Đi chùa thắp hương như thế nào?
- 8. Lên chùa cầu gì, không nên cầu gì, cách vái lạy
- 9. Các bài văn khấn phổ biến khi đi lễ chùa
- 10. Khi vào lễ chùa cần kiêng kỵ gì?
- 11. Ai nên, ai không nên đi lễ chùa?
- 12. Xưng hô thế nào với các vị sư tăng trong chùa?
- 13. Có nên lấy lộc ở chùa mang về nhà đặt ở ban thờ?
- 14. Đi chùa ngày Tết đầu năm
- 15. Cuối năm đi chùa lễ tạ
1. Thời gian đi lễ đền, chùa
- Đi lễ đền, chùa vào ngày nào?
+ Ngày mùng 1 hàng tháng
Ngày mùng 1 còn gọi là ngày Sóc. Sóc có nghĩa là sự khởi đầu, bắt đầu. Đây chính là ngày khởi đầu cho 1 tháng.
Có câu "Đầu xuôi đuôi lọt", ngày đầu tháng thuận lợi thì hứa hẹn cả tháng hanh thông. Vì thế, nếu đi lễ chùa vào ngày đầu tháng sẽ giúp gia chủ có làm ăn cả tháng thuận buồm, sức khỏe dồi dào và tiền tài kéo đến.
+ Ngày Rằm hàng tháng
Ngày 15 âm lịch hay còn gọi là ngày Rằm, còn được gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Đây là ngày mà Mặt Trăng và Mặt Trời đối xứng nhau ở 2 cực xa nhất trong tháng.
Theo quan niệm dân gian, ngày này mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau giúp soi chiếu mọi tâm hồn và tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Đi lễ đền chùa rất phù hợp.
Ngoài các ngày Rằm hàng tháng, có một số ngày Rằm đặc biệt khác trong năm như Rằm tháng 7 (tháng cô hồn), Rằm tháng 8 (Trung Thu). Đi lễ chùa vào các ngày này sẽ nhờ được sự thông suốt của Nhật Nguyệt âm dương, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Giúp sở cầu như nguyện, mọi ý muốn dễ trở thành hiện thực.
+ Ngày Tết, ngày đầu năm, ngày cuối năm
Ngoài các ngày Rằm hàng tháng, có một số ngày Rằm đặc biệt khác trong năm như Rằm tháng 7 (tháng cô hồn), Rằm tháng 8 (Trung Thu). Đi lễ chùa vào các ngày này sẽ nhờ được sự thông suốt của Nhật Nguyệt âm dương, nên thần thánh và tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Giúp sở cầu như nguyện, mọi ý muốn dễ trở thành hiện thực.
+ Ngày Tết, ngày đầu năm, ngày cuối năm
Đi lễ chùa và ngày Tết, ngày đầu năm mới hay cuối năm (đặc biệt là Rằm tháng Chạp) là một nét đẹp lâu đời của dân tộc ta, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về cả tâm linh lẫn tinh thần.
Thông thường đi lễ đầu năm nhằm cầu mong sự bình an, quốc thái dân an. Đi lễ chùa cuối năm để tạ ơn, thể hiện sự biết ơn với Thần Phật đã che chở bình an suốt 1 năm qua.
Thông thường đi lễ đầu năm nhằm cầu mong sự bình an, quốc thái dân an. Đi lễ chùa cuối năm để tạ ơn, thể hiện sự biết ơn với Thần Phật đã che chở bình an suốt 1 năm qua.
- Đi lễ chùa trước hay lễ đền trước?
Rất nhiều người thắc mắc là nên đi lễ chùa hay đi lễ đền trước.
Thực ra việc đi lễ đền hay chùa đều là để cầu mong may mắn, bình an và cầu mong những ước vọng sẽ sớm thành hiện thực. Dù là ngày thường hay ngày lễ Tết thì việc đi đền chùa luôn được coi trọng. Vì vậy, có đi chùa hay đền trước đều được, miễn là có tâm thành kính.
Trong trường hợp đến một nơi mà có cả đền và chùa thì nên tiến hành các nghi lễ ở chùa trước. Một số quan điểm cho rằng, tiến hành thờ Phật trước, sau đó mới đến các vị thần chủ khác.
2. Trước khi đi chùa nên làm gì?
Đi lễ Phật mà chưa hiểu Phật thì cầu cúng cũng không có nghĩa lý gì nhiều. Mọi người trước khi đi chùa lễ Phật cần phải hiểu rõ những điều sau:
- Từ bỏ tham - sân - si
- Phát tâm từ bi hỷ xả
- Hiểu tác dụng của việc bố thí, cúng dường
- Hiểu nguyên lý Nghiệp (báo), Duyên (khởi) và quy luật Nhân quả
3. Đi chùa nên mặc gì?
Chùa chiền là nơi thờ cúng linh thiêng, không thể tùy tiện làm những điều ô uế nơi cửa Phật. Chính vì thế, việc mặc gì khi đi chùa cũng là điều cần biết để đi lễ chùa đúng cách.
Ngày rằm, mùng 1 hay dịp lễ Tết hay bất cứ ngày nào trong năm, cứ hễ lên chùa là chúng ta cần phải mặc trang phục kín đáo, chỉn chu, lịch sự để thể hiện sự thành kính đối với Thần Phật.
Thường thì các cụ xưa có dạy trai gái, già trẻ đi chùa nên mặc áo quần dài tay, áo có cổ. Trang phục nên có thiết kế đơn giản, tránh đeo quá nhiều phụ kiện, đồ trang sức rườm rà mà nên giản tiện hết mức có thể.
Với Phật tử thì nên mặc áo lễ khi lên chùa làm lễ. Phụ nữ có thể mặc áo dài, đây là trang phục truyền thống của dân tộc, đủ lịch sự và kín đáo để lên chùa dâng hương.
Những loại trang phục tuyệt đối không mặc khi đi chùa là đồ bó sát, áo sát nách, đồ ở nhà, quần ngắn váy ngắn, khoe quá nhiều da thịt… Cũng chớ mặc đồ màu sắc sặc sỡ, diêm dúa với nhiều phụ kiện như đi lễ hội để tới chốn thanh tịnh này.
4. Sắm lễ đi chùa như thế nào?
Lễ dâng Phật thường có hương, hoa, trái cây, oản, xôi, chè… Đây là những lễ chay mà mọi người thường sắm sửa mang theo khi đi lễ chùa.
Chùa thờ Phật là nơi chỉ dâng lễ chay, tịnh. Tuyệt đối không được đặt lễ mặt ở khu vực Phật điện, hay còn gọi là chính điện. Đây là nơi thờ tự chính trong chùa, không chấp nhận việc xuất hiện những đồ cúng lễ sát sinh.
Chỉ ở những ngôi chùa có khu vực thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu thì mới cần sắm lễ mặn. Lễ mặn cũng chỉ được phép dâng lên tại ban thờ hay điện thờ các vị này.
Hoa đi lễ chùa nên là hoa tươi, không dùng hoa giả, hoa giấy. Bạn có thể chọn những loại hoa như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa cúc…
Không nên dùng hoa tạp, hoa dại để dâng Phật. Cũng tránh dùng những loại hoa có hương quá nồng hay có ý nghĩa không hay như hoa ly, hoa nhài, hoa phù dung, hoa dâm bụt…
Trái cây dâng Phật không có nhiều cấm kỵ, tuy nhiên cũng cần lưu ý chọn những trái tươi ngon, không bị bầm dập hay chín quá…
Vàng mã, tiền âm phủ cũng không phải là thứ nên dâng cúng Phật tại chùa. Lễ này nếu có thì chỉ nên đặt ở những ban thờ Thần linh, Đức ông, Thánh Mẫu mà thôi.
Tránh đặt tiền thật lên ban thờ, hương án của chính điện. Nếu muốn đóng góp chút ít cho nhà chùa thì tốt nhất nên bỏ tiền vô hòm công đức.
Việc sắm lễ cốt ở lòng thành, đừng quá đặt nặng vấn đề vật chất. Bản thân chúng ta trước khi đi lễ chùa cũng nên giữ cho lòng thanh tịnh, năng làm nhiều việc thiện, việc tốt giúp người.
Xem chi tiết về hoa dâng Phật ở bài viết:
Xem chi tiết về hoa dâng Phật ở bài viết:
5. Vào chùa đi cửa nào?
Khi vào chùa, chúng ta thường phải đi qua cổng Tam quan. Vậy có phải đi vào cửa nào cũng được hay không?
Thực ra cửa chùa đi ra, đi vô cũng đều có nguyên tắc riêng. Với du khách, Phật tử, nên đi vào bằng cửa Giả quan, tức cửa bên phải. Còn khi đi ra khỏi chùa, bạn nên nhớ đi về cửa bên trái, tức cửa Không quan.
Cửa Trung quan, tức cửa chính giữa trong Tam quan là cửa dành cho Thiên tử, các bậc cao tăng, bậc khoa bảng sử dụng. Họ sẽ đi vào chùa qua cửa Trung quan và đi ra cũng bằng cửa này.
Nhiều người không biết nên đi vào chùa bằng cửa Trung quan, như vậy là phạm phải cấm kỵ khi đi lễ chùa.
Nhiều người không biết nên đi vào chùa bằng cửa Trung quan, như vậy là phạm phải cấm kỵ khi đi lễ chùa.
Đi chùa cũng có những lễ nghi riêng, không biết có thể học chứ đừng tùy tiện. Ngay cả chuyện đứng khấn vái nơi cửa Phật cũng cần lưu ý, chớ nên đứng thẳng với ban thờ. Nên đứng chếch sang 1 bên so với hương án mới là đúng phép tắc.
Khi vào nhà chính của đền chùa cũng không được đi từ cửa giữa. Nên đi từ 2 bên cửa phụ, không được dẫm hay đứng lên trên bậu cửa.
Khi vào nhà chính của đền chùa cũng không được đi từ cửa giữa. Nên đi từ 2 bên cửa phụ, không được dẫm hay đứng lên trên bậu cửa.
6. Trình tự hành lễ khi lên chùa
Đi lễ chùa đúng cách cần phải hiểu trình tự sắp lễ và tiến hành lễ cúng khấn ở các ban khác nhau trong chùa.
Cách bày lễ ở các ban
- Ban Tam Bảo: Bày đầy đủ gồm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả - nước, nếu thiếu cũng không sao bởi cúng dường chư Phật chủ yếu bằng tấm lòng thành kính. Tuyệt đối không được để tiền vàng, tiền thật, tiền hàng mã và đồ lễ mặn.
- Các ban thờ khác trong chùa như ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…chỉ cần thắp 3 nén nhang rồi khấn.
Tùy thuộc vào điều cầu khấn mà chuẩn bị lễ tại các ban cho phù hợp. Đối với các ban thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu có thể bày sắm lễ tam sinh (thịt gà, giò, chả...) và tiền vàng mã, tiền âm phủ. Không nên đặt tiền thật lên ban thờ các vị này hay ban thờ ở đình, đền.
Tiền thật nếu có thì nên bỏ vào hòm công đức, không nên để rải rác trên tất cả các ban thờ hay đặt vào tay, chân tượng Phật.
Rượu, bia, thuốc lá tuyệt đối không được đặt lên ban thờ Phật nhưng có thể bày trên ban thờ Thánh.
Tiền thật nếu có thì nên bỏ vào hòm công đức, không nên để rải rác trên tất cả các ban thờ hay đặt vào tay, chân tượng Phật.
Rượu, bia, thuốc lá tuyệt đối không được đặt lên ban thờ Phật nhưng có thể bày trên ban thờ Thánh.
Trình tự các bước hành lễ
Có 5 bước cơ bản cần ghi nhớ khi đi chùa, đó là những bước sau:
- Dâng lễ ở ban thờ Đức Ông trước. Bởi Đức Ông chính là vị thần cai quản toàn bộ ngôi chùa.
- Tiếp theo dâng lễ lên hương án ở chính điện, thắp hương làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
- Tiếp đó đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác trong nhà bái đường. Nếu chùa có ban thờ, điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì cũng nhớ đến đó hành lễ.
- Cuối cùng dâng lễ ở nhà thờ Tổ, tức nhà Hậu.
- Sau khi lễ tạ để hạ lễ, thí chủ có thể đến nhà trai giới để thăm hỏi các vị sư tăng, trụ trì trong chùa, tùy tâm công đức. Cũng có thể đi vãn cảnh chùa, ấy được coi là 1 buổi lễ chùa viên mãn.
7. Đi chùa thắp hương như thế nào?
- Hương đèn nên tự mình đi mua, dùng tiền của mình chứ không nên dùng đồ của người khác, "mượn hoa dâng Phật". Nếu dùng hương đèn của nhà chùa thì nên để lại chút tiền công đức, nhưng nếu điều kiện không cho phép thì cũng không sao, tới với Phật đã là công quả lớn nhất rồi.
- Châm hương: chỉ cần thắp 3 nén chứ không cần bó lớn. Nam cầm tay trái ở trên, tay phải ở dưới, còn gái cầm ngược lại, nhẹ tay vẩy để lửa nhỏ dần, không nên thổi tắt.
- Dâng hương: Dâng cao quá đầu, không được giơ thấp dưới chân.
- Vái: sau khi dâng hương thì nhắm mắt, hướng về phía Đông (đối diện với cửa chùa ở phía Nam) bước 3 bước khấn nguyện rồi vái 3 vái. Làm tương tự với hướng Bắc và hướng Tây.
- Cắm hương: Dùng tay trái, không nên dùng tay phải. Phật giáo cho rằng tay trái tương đối thuần khiết, còn tay phải thường hay sát sinh nên cần hạn chế.
Xem thêm chi tiết ở bài viết: 8 quy tắc dâng hương lễ Phật nên nhớ đừng quên.
8. Lên chùa cầu gì, không nên cầu gì, cách vái lạy
Đi lễ chùa nên cầu gì, không nên cầu gì?
Nhiều người lầm tưởng chỉ cần sắm lễ lên chùa rồi muốn cầu gì là được nấy. Thực ra, theo quan niệm của nhà Phật thì Người chỉ có thể phù hộ, che chở cho Phật tử được bình an, còn về công danh, tài lộc, tình duyên thì Phật không thể nào che chở hết được.
Chính vì thế, khi đi chùa, bạn chớ nên cầu khấn cho mình được giàu sang, quyền lực mà hãy cầu để Phật đoái thương mà che chở, bảo vệ cho bản thân và gia đình mình được bình an.
Về công danh, tài lộc, tình duyên, bạn có thể cầu khấn Thánh Thần nơi đình, đền, miếu mạo… Còn ở chùa không phù hợp để cầu xin.
Thực ra Phật bình đẳng với chúng sinh nên không có quy định nào cho thấy cấm kị đối tượng nào không được đặt chân tới cửa chùa. Tuy nniên, theo quan niệm tâm linh và dân gian thì lại có những quan điểm khác.
Theo quan niệm dân gian, mọi người thường cho rằng phụ nữ khi đến "tháng" là thời điểm trong người không "sạch sẽ", vì thế mà nếu đứng trước Thần Phật sẽ là sự bất kính.
Có điều, đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác. Thứ nhất, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên xảy ra với bất cứ người phụ nữ nào. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không ai có thể kiểm soát được, cũng không phải vì cố ý mà tạo ra.
Phật giáo tôn trọng tự nhiên, tôn trọng con người, vì thế hoàn toàn không có luật nào cấm cản phụ nữ trong thời kỳ này không được đến chùa dâng hương lễ Phật. Phật răn rằng, thân này vốn bất tịnh, vì tu hành mà tịnh. Thế nên nếu lấy cớ đó mà bỏ tu hành, bỏ niệm Phật thì mới là bất kính.
Thứ hai, dân gian cho rằng Phật kiêng kỵ máu, đây cũng là quan điểm sai lầm. Chỉ có quỷ thần cấp thấp mới thấp mới sợ máu tanh, phụ nữ đến kỳ mà tới lễ quỷ thần dễ chọc giận chúng, gây hậu quả khôn lường.
Còn Đức Phật, Người không sợ máu, càng không từ chối bất cứ Phật tử chúng sinh nào thành tâm tìm đến nơi cửa Phật.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời bạn xem thêm: Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt có được đi chùa lễ Phật?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ có thai không nên đi chùa lễ Phật. Vậy tại sao có lệ này, thực hư ra sao?
Chuyên gia phong thủy cho rằng, bà bầu nên hạn chế lên chùa, vì đó là nơi có nhiều vong đói, vong khát, vong nương tựa, vong có thể tác động không tốt đến đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh đến nơi đền miếu vì có nhiều vị thánh dữ, kỵ đàn bà, nên lánh đi để hạn chế những rủi ro không cần thiết.
Còn chuyên gia Phật học thì cho rằng việc sinh nở không hề ảnh hưởng gì đến chuyện phụ nữ đi chùa. Bà bầu đi lễ chùa là tốt, song chỉ nên thắp hương ở chùa, tránh đến những nơi thờ tự khác như đền, miếu, phủ, cửa Cô cửa Cậu... nhất là tránh nơi hầu đồng.
Tuy nhiên, 1 trong những nguyên nhân chính mà cả chuyên gia phong thủy, chuyên gia Phật học đều khuyên bà bầu hạn chế đi chùa là vì phụ nữ có thai thường sức khỏe kém, không nên đi lại quá nhiều, càng không nên đến những nơi đông người, phải chen lấn xô đẩy.
Như vậy, phụ nữ mang thai tùy vào điều kiện sức khỏe có thể lên kế hoạch đi lễ chùa, song nên chọn nơi thanh tịnh, không quá đông người, kết hợp vừa đi lại vừa nghỉ ngơi là tốt nhất.
Còn khi tâm ta đã có Phật thì dù ở đâu cũng được Thần Phật chứng giám, không phải cứ đi lễ chùa mới là có công quả. Thường ngày hành thiện tích đức đã là làm việc công quả tốt nhất rồi.
Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn có thể tìm hiểu thêm ở nội dung sau: Bà bầu đi chùa được không và cần phải kiêng kỵ điều gì khi đi lễ chùa, đình, đền, miếu?
Đi lễ chùa vái mấy lần?
- Không phải vái nhiều vái nhanh là tốt
Cách vái, lễ lạy ở chùa nhiều nam, nữ, già, trẻ hay mắc sai lầm là vái nhiều, vái nhanh như bổ củi. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách là bị coi là bất kính.
Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì phải vái ở tư thế đứng.
- Tư thế và số lần vái phổ biến
Cách vái đúng là chắp hai bàn tay để trước ngực, rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống, rồi sau đó ngẩng lên và đưa hai bàn tay vái lên xuống theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Số lần vái phổ biến là 3 - 5 vái.
Cách lễ không bị “phạm” là tới ban nào cũng đứng trang nghiêm, vái 3 vái, khấn lâm râm xong thì đi ra ban khác.
Bạn có thể xem thêm: Ý nghĩa vái 3 lạy trong đời sống tâm linh người Việt.
Bạn có thể xem thêm: Ý nghĩa vái 3 lạy trong đời sống tâm linh người Việt.
Không nên đứng trước các ban vái lia lịa như bổ củi và cầu khấn to luôn miệng. Cách vái lia lịa như thế là không đúng, còn bị coi là bất kính.
- Lễ lạy
Lễ lạy có nhiều cách, mỗi thế có ý nghĩa khác nhau, nhưng thường thực hiện trước Tam bảo, và hay dùng trong dịp lễ trọng.
Cách lễ theo đạo Phật ở Việt Nam thường là “ngũ thể đầu địa”, hai tay, hai chân và cái đầu đụng mặt đất - là cách lạy tôn kính nhất, thể hiện lòng biết ơn và niềm tôn kính 3 ngôi Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
3 lễ lạy cũng có ý nghĩa lễ lạy ba ngôi báu bên trong ta và mỗi chúng sinh. Vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tính sáng suốt (Phật tính), đồng một pháp tính từ bi và bình đẳng (Pháp tính) và đồng một đức tính thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tính).
Về việc xòe bàn tay úp hay ngửa là tùy người lễ lạy, chưa tiền lệ “bắt buộc” nào quy định phải úp hay ngửa lòng bàn tay.
Số lần lễ lạy là số lẻ: 3,5,7,9. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.
Không nên quỳ phía sau những người đang thắp hương, không nên đi lên phía trước ngang qua mặt những người đang quỳ lạy để hành lễ.
Nếu ở Phật đường có đệm quỳ thì nên tuân theo quy tắc, nam quỳ bên trái, nữ quỳ bên phải ban.
Đặc biệt, cần lưu ý khi lạy vái phải giữ lòng thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, chớ nên suy nghĩ sự đời, tính toán thiệt hơn, có thế mới tỏ lòng thành kính với Thần Phật, sở cầu đắc nguyện.
Xem chi tiết về phương diện này ở bài viết: Đi lễ chùa nên cầu gì, vái mấy lần mới không bị coi là bất kính
Không nên quỳ phía sau những người đang thắp hương, không nên đi lên phía trước ngang qua mặt những người đang quỳ lạy để hành lễ.
Nếu ở Phật đường có đệm quỳ thì nên tuân theo quy tắc, nam quỳ bên trái, nữ quỳ bên phải ban.
Đặc biệt, cần lưu ý khi lạy vái phải giữ lòng thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, chớ nên suy nghĩ sự đời, tính toán thiệt hơn, có thế mới tỏ lòng thành kính với Thần Phật, sở cầu đắc nguyện.
Xem chi tiết về phương diện này ở bài viết: Đi lễ chùa nên cầu gì, vái mấy lần mới không bị coi là bất kính
9. Các bài văn khấn phổ biến khi đi lễ chùa
- Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
- Văn khấn Đức Thánh Hiền
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
- Văn khấn Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô Đại từ Đại bi Linh cảm Quán Thế Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Chúng con có nghe Đức Phật dạy trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Phổ Môn rằng
"Dù chỉ nghe tên Quán Thế Âm
Hay dù chỉ thấy bức chân dung,
Nhất tâm trì niệm hồng danh ấy,
Thoát mọi hung tai, được cát tường".
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (cùng 3 lạy)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát! (cùng 3 lạy)
- Văn khấn cầu bình an, tài lộc ở ban Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được .................................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Mời bạn xem thêm các bài Văn khấn cúng lễ tại đình, đền, chùa, miếu, phủ TẠI ĐÂY.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cùng 3 lạy)
Mời bạn xem thêm các bài Văn khấn cúng lễ tại đình, đền, chùa, miếu, phủ TẠI ĐÂY.
10. Khi vào lễ chùa cần kiêng kỵ gì?
- Đi lễ chùa đúng cách không nên thắp quá nhiều nhang bên trong chùa, chỉ nên thắp tại đỉnh đặt bên ngoài chùa.
- Không được đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, nên đứng chếch sang bên.
- Không đặt lễ mặn và sắm lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ tại Phật điện (Chính điện).
- Không được đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, nên đứng chếch sang bên.
- Không đặt lễ mặn và sắm lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ tại Phật điện (Chính điện).
- Khi vào Phật đường, Tam Bảo... trong chùa không được đi giày dép, vứt rác bừa bãi, hút thuốc và gây ồn ào.
- Không nên chụp ảnh và quay phim.
- Không được tùy tiện sử dụng hoặc mang về bất cứ đồ đạc gì của nhà chùa làm của riêng mình.
- Không ngắm tượng Phật trực diện, không được dùng tay chỉ trỏ hay có lời bất kính với Thần Phật kẻo bị coi là phạm kỵ, không trang nghiêm.
- Không được tùy tiện sử dụng hoặc mang về bất cứ đồ đạc gì của nhà chùa làm của riêng mình.
- Không ngắm tượng Phật trực diện, không được dùng tay chỉ trỏ hay có lời bất kính với Thần Phật kẻo bị coi là phạm kỵ, không trang nghiêm.
- Tránh tình trạng đi vòng quanh tượng Phật trong Phật đường, khu Tam Bảo. Nên đi từ phải sang trái rồi niệm “A di đà phật”.
- Cấm kỵ việc sử dụng đồ ăn thức uống của nhà chùa, nếu trụ trì cho thì nhận.
11. Ai nên, ai không nên đi lễ chùa?
Thực ra Phật bình đẳng với chúng sinh nên không có quy định nào cho thấy cấm kị đối tượng nào không được đặt chân tới cửa chùa. Tuy nniên, theo quan niệm tâm linh và dân gian thì lại có những quan điểm khác.
- Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt có được đi chùa lễ Phật?
Theo quan niệm dân gian, mọi người thường cho rằng phụ nữ khi đến "tháng" là thời điểm trong người không "sạch sẽ", vì thế mà nếu đứng trước Thần Phật sẽ là sự bất kính.
Có điều, đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác. Thứ nhất, kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên xảy ra với bất cứ người phụ nữ nào. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không ai có thể kiểm soát được, cũng không phải vì cố ý mà tạo ra.
Phật giáo tôn trọng tự nhiên, tôn trọng con người, vì thế hoàn toàn không có luật nào cấm cản phụ nữ trong thời kỳ này không được đến chùa dâng hương lễ Phật. Phật răn rằng, thân này vốn bất tịnh, vì tu hành mà tịnh. Thế nên nếu lấy cớ đó mà bỏ tu hành, bỏ niệm Phật thì mới là bất kính.
Thứ hai, dân gian cho rằng Phật kiêng kỵ máu, đây cũng là quan điểm sai lầm. Chỉ có quỷ thần cấp thấp mới thấp mới sợ máu tanh, phụ nữ đến kỳ mà tới lễ quỷ thần dễ chọc giận chúng, gây hậu quả khôn lường.
Còn Đức Phật, Người không sợ máu, càng không từ chối bất cứ Phật tử chúng sinh nào thành tâm tìm đến nơi cửa Phật.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời bạn xem thêm: Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt có được đi chùa lễ Phật?
- Bà bầu có nên đi chùa lễ Phật?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ có thai không nên đi chùa lễ Phật. Vậy tại sao có lệ này, thực hư ra sao?
Chuyên gia phong thủy cho rằng, bà bầu nên hạn chế lên chùa, vì đó là nơi có nhiều vong đói, vong khát, vong nương tựa, vong có thể tác động không tốt đến đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh đến nơi đền miếu vì có nhiều vị thánh dữ, kỵ đàn bà, nên lánh đi để hạn chế những rủi ro không cần thiết.
Còn chuyên gia Phật học thì cho rằng việc sinh nở không hề ảnh hưởng gì đến chuyện phụ nữ đi chùa. Bà bầu đi lễ chùa là tốt, song chỉ nên thắp hương ở chùa, tránh đến những nơi thờ tự khác như đền, miếu, phủ, cửa Cô cửa Cậu... nhất là tránh nơi hầu đồng.
Tuy nhiên, 1 trong những nguyên nhân chính mà cả chuyên gia phong thủy, chuyên gia Phật học đều khuyên bà bầu hạn chế đi chùa là vì phụ nữ có thai thường sức khỏe kém, không nên đi lại quá nhiều, càng không nên đến những nơi đông người, phải chen lấn xô đẩy.
Như vậy, phụ nữ mang thai tùy vào điều kiện sức khỏe có thể lên kế hoạch đi lễ chùa, song nên chọn nơi thanh tịnh, không quá đông người, kết hợp vừa đi lại vừa nghỉ ngơi là tốt nhất.
Còn khi tâm ta đã có Phật thì dù ở đâu cũng được Thần Phật chứng giám, không phải cứ đi lễ chùa mới là có công quả. Thường ngày hành thiện tích đức đã là làm việc công quả tốt nhất rồi.
Nếu còn điều gì băn khoăn, bạn có thể tìm hiểu thêm ở nội dung sau: Bà bầu đi chùa được không và cần phải kiêng kỵ điều gì khi đi lễ chùa, đình, đền, miếu?
12. Xưng hô thế nào với các vị sư tăng trong chùa?
Khi đi lễ chùa, chớ nên tùy tiện xưng hô với các vị sư tăng như khi ở ngoài xã hội mà cần phải có quy tắc riêng.
Với nhà sư, thí chủ nên tự xưng mình là “con”, gọi các vị sư tăng là “thầy”. khi đối đáp nên có câu “A di đà Phật”, “Bạch thầy”… để tỏ sự tôn kính. Cách xưng hô này để tưởng nhớ tới thầy Thích Ca Mâu Ni, nhìn thấy các vị sư tăng là nhớ đến Đức Phật, xưng hô như vậy cũng là để tỏ lòng tôn kính.
Với Phật tử đang có sư thầy hướng dẫn mình tu tập thì cách gọi này còn bao hàm ý nghĩa “thầy dạy học đạo”.
Khi thưa gửi, nói chuyện với nhà sư cũng cần nhớ luôn chắp tay hình búp sen, đứng thẳng người nghiêm trang, không đùa cợt, nói năng thiếu lễ phép.
13. Có nên lấy lộc ở chùa mang về nhà đặt ở ban thờ?
Theo quan niệm tâm linh, đồ đã dâng cúng 1 lần thì không thể cúng lại. Vì thế, dù là đồ lễ, lấy lộc ở chùa cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình.
Có thể xin lộc là bánh kẹo, bao diêm, bật lửa ở chùa về nhà, nhưng nên sử dụng ngay chứ không nên đặt lên ban thờ nhà mình.
Cành lộc hái ở chùa cũng là thứ không nên mang về nhà vì dân gian cho rằng cành lộc ở chùa thường mang nhiều khí âm, nếu đặt lên ban thờ nhà mình sẽ gây bất lợi cho chính gia tiên, thần linh tại gia.
Việc công đức tiền bạc cốt ở tấm lòng, có thể lấy giấy công đức hoặc không. Nếu có lấy thì cũng chớ nên đặt giấy công đức lên ban thờ nhà mình, bởi hành động đó mang tính chất khoe khoang, báo công, làm mất ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của việc công đức.
Ngoài ra, cũng không nên đặt cành vàng lá ngọc xin ở chùa lên bàn thờ. Nguyên nhân là vì ở những nơi chùa chiền có thể có vong, rồi đủ thứ bám vào… Tốt hơn hết là nên hóa đi, không mang về nhà.
Ngoài ra, cũng không nên đặt cành vàng lá ngọc xin ở chùa lên bàn thờ. Nguyên nhân là vì ở những nơi chùa chiền có thể có vong, rồi đủ thứ bám vào… Tốt hơn hết là nên hóa đi, không mang về nhà.
14. Đi chùa ngày Tết đầu năm
Đầu năm ngày nào tốt để đi lễ chùa?
Mùng 1 Tết
Đi lễ chùa vào mùng 1 Tết hay ngay lúc Giao thừa là tập tục lâu đời của người Việt. Đi lễ chùa để cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc trong năm mới.
Đi lễ chùa vào mùng 1 Tết hay ngay lúc Giao thừa là tập tục lâu đời của người Việt. Đi lễ chùa để cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc trong năm mới.
Mùng 2,3 Tết
Hàm ý của việc lễ chùa mùng 2 hay mùng 3 Tết là để đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón Tài thần mang tới công danh tài lộc viên mãn. Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
Hàm ý của việc lễ chùa mùng 2 hay mùng 3 Tết là để đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón Tài thần mang tới công danh tài lộc viên mãn. Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.
Mùng 4 Tết
Thông thường, ngày mùng 4 là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
Thông thường, ngày mùng 4 là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.
Mùng 6 Tết:
Có quan niệm cho rằng, mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
Xem chi tiết ở bài viết: Đi chùa đầu năm vào những ngày này thì cả năm tiền bạc rủng rỉnh, tình duyên viên mãn
Đầu năm đi lễ chùa cầu may là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tương truyền ở miền Bắc có 5 ngôi chùa cầu được ước thấy mà nếu có cơ hội, bạn cũng nên lui tới vào dịp đầu năm.
Theo quan niệm dân gian, người ta đi Phủ Tây Hồ để cầu tài lộc, đến đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi vãi. Người nào muốn xin may mắn về đường công danh, học hành thì sẽ đi Quốc Tử Giám để xin chữ, đi đền Trần để xin ấn. Còn với người muốn xin thuận lợi về đường tình duyên thì có thể tới đền Chử Đồng Tử ở Hưng Yên.
Mời bạn xem thêm chi tiết ở bài viết dưới đây: 5 ngôi chùa cầu được ước thấy nên đi lễ đầu năm
Khi đi lễ chùa đầu năm, nhiều người có thói quen đầu năm đi lễ cầu may ở chùa, xin thêm cành lộc ở chùa mang về nhà. Tuy nhiên có đúng thực việc bẻ lộc ở chùa về nhà là tốt, là may mắn hay không?
Theo thầy Thích Trí Thịnh, Phó Ban Trị sự phật giáo tỉnh Hòa Bình, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, đi lễ đầu năm cốt để cầu an cho năm mới, quan niệm phải bẻ lộc ở chùa mang về để may mắn là hoàn toàn sai lầm.
Việc bẻ cành bẻ cây chẳng những làm ảnh hưởng đến cảnh quan nơi chùa mà còn phạm phải tôn nghiêm nơi cửa Phật. Hơn nữa cành lộc mang về tới nhà cũng đã héo.
Còn quan niệm dân gian thì cho rằng cây cối ở chùa thường có vong trú ngụ để nghe kinh kệ. Nếu hái lộc ở cửa chùa mang về nhà mình, nhất là để lên ban thờ còn có thể rước vong về nhà quấy nhiễu, gây bất lợi cho gia tiên nhà mình.
Mời bạn xem thêm: Đi lễ chùa đầu năm, bẻ lộc có thực sự đem lại vận may?
Dân gian cho rằng, nếu đầu năm chúng ta đi lễ kêu cầu, xin lễ, vay lễ ở đền chùa nào thì cuối năm cũng cần phải sắp xếp thời gian để quay về đó làm lễ tạ. Điều này thể hiện tín ngưỡng, vừa thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Hơn nữa, ăn lộc Thánh thần thì cần phải trả ơn, báo đáp.
Về đồ lễ, thường sẽ phân ra làm lễ chay và lễ mặn, tùy theo phong tục hay nơi dâng lễ tạ. Bạn có thể xem thêm chi tiết ở bài viết dưới đây:
Ở miền Bắc, có những ngôi đền, chùa mà cứ tới cuối năm là người dân lại đến. Đó là đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh, đền Bảo Hà ở Lào Cai, đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình, đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn hay Phủ Tây Hồ ở Hà Nội. Mỗi nơi lại có những điểm đặc sắc riêng.
Mời bạn đọc thêm: Lễ tạ cuối năm - Người miền Bắc đi tạ lễ ở chùa nào cho tài lộc dồi dào chẳng bao giờ dứt
Ở miền Nam lại có 3 ngôi chùa nổi tiếng mà người dân thường mang lễ tạ cuối năm, đó là chùa Bà ở Tây Ninh, chùa Ông ở thành phố Hồ Chí Minh và miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang. Để hiểu rõ hơn về lễ tạ ở những ngôi chùa này.
Hãy xem ngay: 3 ngôi chùa linh thiêng người miền Nam ai cũng nên tới lễ tạ cuối năm cho mọi điều như ý
Tin cùng chuyên mục dành cho bạn:
Có quan niệm cho rằng, mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.
Xem chi tiết ở bài viết: Đi chùa đầu năm vào những ngày này thì cả năm tiền bạc rủng rỉnh, tình duyên viên mãn
Đầu năm nên đi chùa nào cầu may?
Đầu năm đi lễ chùa cầu may là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Tương truyền ở miền Bắc có 5 ngôi chùa cầu được ước thấy mà nếu có cơ hội, bạn cũng nên lui tới vào dịp đầu năm.
Theo quan niệm dân gian, người ta đi Phủ Tây Hồ để cầu tài lộc, đến đền Bà Chúa Kho xin lộc rơi vãi. Người nào muốn xin may mắn về đường công danh, học hành thì sẽ đi Quốc Tử Giám để xin chữ, đi đền Trần để xin ấn. Còn với người muốn xin thuận lợi về đường tình duyên thì có thể tới đền Chử Đồng Tử ở Hưng Yên.
Mời bạn xem thêm chi tiết ở bài viết dưới đây: 5 ngôi chùa cầu được ước thấy nên đi lễ đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm có nên bẻ lộc, hái lộc?
Khi đi lễ chùa đầu năm, nhiều người có thói quen đầu năm đi lễ cầu may ở chùa, xin thêm cành lộc ở chùa mang về nhà. Tuy nhiên có đúng thực việc bẻ lộc ở chùa về nhà là tốt, là may mắn hay không?
Theo thầy Thích Trí Thịnh, Phó Ban Trị sự phật giáo tỉnh Hòa Bình, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, đi lễ đầu năm cốt để cầu an cho năm mới, quan niệm phải bẻ lộc ở chùa mang về để may mắn là hoàn toàn sai lầm.
Việc bẻ cành bẻ cây chẳng những làm ảnh hưởng đến cảnh quan nơi chùa mà còn phạm phải tôn nghiêm nơi cửa Phật. Hơn nữa cành lộc mang về tới nhà cũng đã héo.
Còn quan niệm dân gian thì cho rằng cây cối ở chùa thường có vong trú ngụ để nghe kinh kệ. Nếu hái lộc ở cửa chùa mang về nhà mình, nhất là để lên ban thờ còn có thể rước vong về nhà quấy nhiễu, gây bất lợi cho gia tiên nhà mình.
Mời bạn xem thêm: Đi lễ chùa đầu năm, bẻ lộc có thực sự đem lại vận may?
15. Cuối năm đi chùa lễ tạ
Dân gian cho rằng, nếu đầu năm chúng ta đi lễ kêu cầu, xin lễ, vay lễ ở đền chùa nào thì cuối năm cũng cần phải sắp xếp thời gian để quay về đó làm lễ tạ. Điều này thể hiện tín ngưỡng, vừa thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Hơn nữa, ăn lộc Thánh thần thì cần phải trả ơn, báo đáp.
Về đồ lễ, thường sẽ phân ra làm lễ chay và lễ mặn, tùy theo phong tục hay nơi dâng lễ tạ. Bạn có thể xem thêm chi tiết ở bài viết dưới đây:
Ở miền Bắc, có những ngôi đền, chùa mà cứ tới cuối năm là người dân lại đến. Đó là đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh, đền Bảo Hà ở Lào Cai, đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình, đền Bắc Lệ ở Lạng Sơn hay Phủ Tây Hồ ở Hà Nội. Mỗi nơi lại có những điểm đặc sắc riêng.
Mời bạn đọc thêm: Lễ tạ cuối năm - Người miền Bắc đi tạ lễ ở chùa nào cho tài lộc dồi dào chẳng bao giờ dứt
Ở miền Nam lại có 3 ngôi chùa nổi tiếng mà người dân thường mang lễ tạ cuối năm, đó là chùa Bà ở Tây Ninh, chùa Ông ở thành phố Hồ Chí Minh và miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang. Để hiểu rõ hơn về lễ tạ ở những ngôi chùa này.
Hãy xem ngay: 3 ngôi chùa linh thiêng người miền Nam ai cũng nên tới lễ tạ cuối năm cho mọi điều như ý
Tin cùng chuyên mục dành cho bạn: