Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Phân biệt Phủ, Am, Quán để tránh bỡ ngỡ, hiểu nhầm đáng tiếc

Thứ Ba, 15/01/2019 11:55 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng có thể Phân biệt Phủ, Am, Quán, thậm chí chúng ta thường xuyên nghe về chúng nhưng luôn có cảm giác mù mờ, khó hiểu vì chúng khá giống nhau.

Tiếp nối bài viết Phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu để hành lễ đúng cách tăng phước báo, chúng tôi giúp các bạn phân biệt Phủ, Am, Quán, Nghè, Điện Thờ.    
 

Phủ là gì?

 
Theo tín ngưỡng người Việt, phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

Để phân biệt Phủ bạn phải hiểu rằng đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời, nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu.
 
Tuy nhiên, trong đạo thờ Mẫu người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh (mà người ta thường gọi là: Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn Linh) với một trật tự chặt chẽ mà trật tự này được thể hiện trong các giá hầu đồng người ta thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo trật tự nhất định.

Tứ phủ và Tam Phủ là hai khái niệm khác nhau, tam phủ gồm 3 vị thánh mẫu là Mẫu Đệ Nhất, mẫu Đệ Nhị, mẫu Đệ Tam. Còn tứ phủ thì thêm một vị mẫu nữa tên là Mẫu Địa Phủ hay còn được gọi là mẫu Đệ Tứ. Hiểu thế nào cho đúng về Tam Phủ Công Đồng Tứ Phủ Vạn Linh?

Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).
 
Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ lại khấn là “Nam mô a di đà phật” là sai, các bạn phải lưu ý điều này.

 
Phan biet Phu, Am, Quan
 

Quán là gì?

 
Nói đến quán chúng ta có thể kể tên một số như Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… ở Hà Tây cũ. “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.
 
Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.
 
Quan Thanh
 
 

Am là gì?

 
Am là một kiến trúc nhỏ dùng để thờ tự, ngày nay nó được dùng chủ yếu để thờ Phật  (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) 
 
Gốc của Am từ Trung Quốc chỉ một ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái khi chịu tang cha mẹ; về sau, có kết cấu là mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của các nhà văn; đến đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô trong vườn tư gia.
 
Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia. Thời Lê sơ ở thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch của nhà văn để đọc sách, làm thơ. Am cũng là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của cộng đồng dân cư nhỏ (chùa Mõ – am do công chúa Thiện Thụy lập lên), là miếu thờ cô hồn ở các bãi tha ma.
 
Am la gi
 

Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ. Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni (mang tính chất tập thể)
 
– Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.
 
– Chùa có hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá (ở trong miền Nam).
 
– Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tùng Lâm.
 
Chúng ta đặc biệt cần lưu ý hiện nay tại Việt Nam các nền văn hoá tín ngưỡng thường giao thoa hoà nhập với nhau rất sâu (đây cũng là nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam). Có khi Chùa thờ cả Thần (kiến trúc: Tiền Phật hậu Thánh), Chùa thờ cả Mẫu (Tiền Phật hậu Mẫu)…

Vì thế sự phân biệt ở đây là không rõ ràng trong đối tượng thờ cúng. Các bạn nên đặc biệt lưu ý đặc điểm này để tránh việc cầu xin không đúng ban, đúng chỗ, cũng như đặt lễ và hành lễ sai nghi thức (ví dụ để đồ mặn, đồ vàng mã ở Ban thờ Phật hoặc để đồ sống ở ban thờ Mẫu chẳng hạn.
 

Nghè là gì?

 
gôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII. Nghè thờ thần thánh, là một hình thức của đền miếu.

Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).
 
Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh. 
 

Điện thờ là gì?

 
Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.
 
Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X