Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Vì sao lễ vật cúng Tết đoan ngọ thường có tính hàn?

Chủ Nhật, 10/06/2018 08:33 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Có rất nhiều phong tục mang tính quen thuộc như việc chuẩn bị lễ vật cúng Tết đoan ngọ nhưng chúng ta chỉ làm như thói quen, chưa hiểu hết ý nghĩa từng lễ vật.
 

Tết Đoan ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt”


Đoan ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan nghĩa là bắt đầu, ngọ chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).
 
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam có cùng khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gây dựng nên.
 
Về vị trí địa lý, khu vực này nằm dọc hai bên chí tuyến bắc nên có mùa hè oi bức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chính nghề trồng lúa nước đã yêu cầu người nông dân phải quan sát thời tiết nên nhờ vậy, phong tục Tết Đoan ngọ hình thành.

Xem thêm: Những điều kiêng kị trong Tết Đoan Ngọ để tránh điều xui xẻo
 
Le vat cung Tet doan ngo
 
 
Như vậy, sự ra đời của phong tục Tết Đoan ngọ trước hết là để đáp ứng nhu cầu chống nóng bảo vệ sức khỏe. Tết Đoan ngọ là một phong tục “dĩ hàn khứ nhiệt” (dùng tính lạnh để khử tính nóng như ăn trái cây mát để giải nhiệt, tắm sông giải nhiệt,…) mang tính chất tự phát gắn liền với văn hóa dân gian.

Theo các nhà nghiên cứu về xã hội học và y học, cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Nghỉ ngơi và tẩm bổ là hai điều cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình lao động. Nếu làm việc liên tục mà không cho cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi thì con người sẽ không đủ sức lực để làm việc lâu dài. Tết Đoan Ngọ cũng là một trong những "lịch nghỉ ngơi" của người Việt ta từ xa xưa. 

Lễ vật cúng Tết Đoan ngọ 



Dịp này, mỗi gia đình chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan ngọ khác nhau, họ thường chuẩn bị mâm thức ăn nguội để cúng bái tổ tiên rồi sẽ ăn để bảo vệ sức khỏe. Miền Bắc thường sẽ có quả dưa hấu trên bàn cúng; từ Thanh Hóa vào đến Huế thường nấu xôi ăn với thịt vịt, theo các chuyên gia, thịt vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể được mát mẻ trong những ngày tháng 5 nắng nóng.

Còn người Đà Nẵng đến Quảng Ngãi thường cho trẻ nhỏ vào vườn hái quả ăn, một số ít gia đình nấu xôi chè cúng lễ. Cư dân nông thôn miền Nam thường đúc bánh lọt, bánh tro, nấu chè trôi nước và xôi gấc cúng tổ tiên rồi cả nhà quây quần cùng nhau ăn.
 
Theo truyền thống, lễ vật cúng Tết đoạn ngọ thường có bao gồm:
 
- Hương, hoa, vàng mã.
 
- Nước.
 
ruou nep cam Tet doan ngo
 
 - Cơm rượu nếp hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ. Người xưa tin, ăn rượu nếp trong Tết Đoan ngọ sẽ khiến sâu bọ say xỉn và diệt được chúng.

Lý do được người xưa giải thích là vì trong cơ thể người có những loại ký sinh gây hại, nằm sâu trong bụng, khó diệt, những thức ăn có vị chua, chát, đặc biệt là cơm rượu nếp thì sẽ diệt được chúng. Đặc biệt, nên ăn món này vào buổi sáng, khi bạn vừa ngủ dậy.
 
- Các loại hoa quả đúng mùa như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
 
- Bánh tro (có nhiều nơi gọi là bánh gio). Đây là một loại bánh được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong. Đây là loại bánh rất dễ ăn, dễ tiêu, thường ăn với đường hoặc mật.
 
- Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).

- Một số địa phương có tục cúng thêm thịt vịt
 
Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn nên các phong tục này được giản đơn đi rất nhiều. Có nhà vẫn mua rượu nếp nhưng cũng có nhà chỉ mua một vài loại hoa quả để ăn cho có lệ. Tục hái lá trong vườn không còn phổ biến nữa.

MiMo

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X