Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào? Cúng gì, cúng giờ nào tốt? Kiêng kỵ điều gì?

Thứ Ba, 23/06/2020 11:51 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tìm hiểu chi tiết Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào để bạn có thể chuẩn bị thất tốt những điều kiện cần thiết để có một ngày Tết vui trọn vẹn bên người thân và gia đình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Tết Đoan Ngọ là gì, rơi vào ngày nào, có phải tết Diệt sâu bọ, cúng gì vừa tốt vừa thiêng?
Đoan Ngọ được coi là một trong những dịp lễ tết lớn của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Tết Đoan Ngọ là gì, rơi vào ngày nào, có cần thắp hương

"Đoan Ngọ" nghĩa là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) cũng được gọi với tên khác đó là Đoan dương, còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Đây là phong tục lễ tết Á Đông gồm các nước như Việt Nam, Trung QUốc, Triều Tiên, Hàn Quốc,... gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. 
 

1. Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào? 
 

Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ như là một để gia đình sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống thường nhật của người dân… vì vậy con cháu cũng nhân cơ hội này trở về quê để chung vui với cả nhà. 

Vậy cụ thể Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào? Tết Đoan Ngọ năm nay diễn ra vào ngày mùng 5/5/2020 Âm lịch, tức thứ 5, ngày 25/6/2020 dương lịch. 
 
Tet Doan ngo 2020
 

2. Ngày Tết Đoan Ngọ năm 2020 có tốt không?


Theo Lịch Vạn Niên, ngày Tết Đoan Ngọ năm nay là ngày 25/6/2020 (Dương lịch)

Bát tự: Ngày Kỷ Hợi, Tháng Nhâm Ngọ, Năm Canh Tý
 
Tiết khí: Hạ chí (Giữa hè)

Đây là ngày Thiên Tặc tức là ngày mọi việc đều rất xấu, việc xuất hành xấu, cầu tài không được, đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều khó thành.
 
Hướng để xuất hành: Chọn hướng tốt như hướng Nam để đón Tài Thần, hướng Đông Bắc đến đón Hỷ Thần. Không nên xuất hành hướng Tại thiên vì gặp Hạc Thần (Xấu)
 
Gợi ý các việc nên làm trong ngày này: Tạo tác nhiều việc tốt như xây cất, trổ cửa dựng cửa, mở thông đường nước, đào mương móc giếng, nhậm chức, nhập học, đi thuyền. 
 
Việc nên tránh trong ngày: Chôn cất, tu bổ phần mộ, đóng thọ đường. 

3. Cúng Tết Đoan Ngọ 2020 giờ nào tốt?


Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất và cũng là thời điểm chuyển mùa nên sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Đó là lý do mà từ xưa đến nay, chúng ta thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm hoặc khung giờ Ngọ, đặc biệt là giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch.

Trong năm Canh Tý 2020, các khung giờ tốt có thể tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ gồm:

Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
 
Canh Ngọ (11h-13h): Thanh Long

cung tet doan ngo
 

4. Tết Đoan Ngọ 2020 cúng gì?

 
Cũng như các ngày Tết Đoan Ngọ khác, ngày Tết năm nay chúng ta vẫn duy trì một tục lệ cổ truyền đẹp và không bắt buộc mỗi gia đình phải sắm sanh, cúng bái linh đình mà tùy từng điều kiện gia đình, có thể làm mâm cỗ chay hay cỗ mặn cúng gia tiên. 
 
Lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ thường có tính hàn, hoặc đơn giản hơn cũng có thể hoặc dâng hương hoa, cúng trái cây tươi cũng đều được. 
 
Theo truyền thống, lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ thường có những đồ cơ bản như: 
 
- Hương, hoa, vàng mã.
 
- Nước.
 
- Cơm rượu nếp hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm
 
- Các loại hoa quả đúng mùa như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối... 
 
- Bánh tro (có nhiều nơi gọi là bánh gio). Đây là một loại bánh được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong.
 
- Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
 
- Một số địa phương có tục cúng thêm thịt vịt.
 

5. Văn khấn Tết Đoan Ngọ năm 2020 đúng chuẩn

 
Cùng tham khảo bài cúng khấn gia tiên, Thổ công Tết Đoan Ngọ nôm truyền thống: 
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
 
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
 
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
 
Tín chủ chúng con là:...
 
Ngụ tại:...
 
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
 
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
 
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
 
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
 
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật!
 

6. Đồ ăn đặc trưng của Tết Đoan Ngọ 

 
cung tet doan ngo gio nao tot
 
Những đồ ăn trong dịp Tết Đoan Ngọ đều mang một ý nghĩa nào đó vì ngoài hàm ý tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì còn là để giải trừ bệnh tật cho con người trong thời điểm giao mùa bằng việc thưởng thức các loại đồ ăn khác nhau.

Theo quan niệm dân gian, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại chỉ có ngày mồng 5/5 (âm lịch), chúng mới ngoi lên và đây là cơ hội để chúng ta có thể diệt chung. 

Xuất phát từ điều đó tuy đồ ăn của ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau theo vùng miên nhưng đều tập trung vào thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp,... với mục đích có thể loại bỏ chúng. Xem thêm: Món bánh này là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ
 
Đồ ăn đặc trưng của Tết Đoan Ngọ có phần khác nhau theo vùng miền: 
 
- Miền Bắc

Món ăn đặc trưng là rượu nếp cẩm: Hầu hết phụ nữ các vùng quê nơi đây biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu mang đi bán.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái".
 
Họ sẽ dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu.  
 
- Miền Trung 
 
Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền là món không thể thiếu ở miền Trung trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu nếp miền Trung thường có hình dáng vuông vức và đây là món tráng miệng rất tốt cho hệ tiêu hóa lại giúp dễ tiêu hóa.
 
Ngoài ra, món không thể thiếu khác đó là bánh ú tro. Đặc biệt ở Đà Nẵng, nhiều gia đình mua từ ba bốn chục bánh trở lên.
 
- Miền Nam
 
Cơm rượu ở miền Nam được viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.
 
Ngoài ra, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay cũng là món ăn phổ biến dịp này.

7. Những kiêng kỵ phong thủy


Tết Đoan Ngọ là thời điểm trời đất giao hòa, dễ gây tổn thuơng nguyên khí, do đó cần hết sức lưu ý những điều kiêng kỵ Tết Đoan Ngọ như sau:
 
- Dùng chỉ ngũ sắc xanh đỏ trắng đen vàng tết thành dây ngũ sắc để đeo cho trẻ con hoặc treo trên giuờng, nôi của trẻ nhỏ để tránh tà tránh họa.

- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
 
- Nên ăn các loại thực phẩm đủ ngũ sắc để trừ độc, chế sát.
 
- Nhà ai đang có người ốm trong ngày nên phóng sinh sẽ có hiệu quả cao hơn ngày thường rất nhiều.

- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
 
- Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, nơi tổ chức tang lễ, không dừng chân ở những nơi âm u, vì những nơi này Âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
 
- Nếu vận thế đang không thuận, sức khỏe không tốt, dịp Tết Đoan ngọ có thể dùng thêm cành đào hoặc gỗ đào để trừ ách.
 
- Tết mùng 5/5 cũng là thời điểm Dương khí quá vượng, nên uống nuớc trà hoặc các thức uống mát để tốt cho sức khỏe.
 
- Khi ra ngoài nên chú ý giữ tiền của và bảo quản đồ cẩn thận. Tiền không nên để trong túi quần áo mà nên để trong ví, cẩn thận đừng để mất tiền nếu không sẽ dẫn đến " lậu tài" mà làm tổn hại tài vận của mình
 
- Khi ra ngoài không nên nhặt những đồ không rõ nguồn gốc mang về nhà vì rất dễ rước họa về nhà.
 
- Giầy dép buổi tối không đi đến nên đặt mũi quay ra ngoài, tránh quay vào trong.
 
- Buổi tối sau 11h đêm không nên soi gương bởi lúc này Dương khí đang yếu nhất, Âm khí lại nặng nhất, guơng lại là Âm khí sẽ không tốt.
 
- Treo lá ngải và xương bồ trước cửa nhà để tránh bọ độc và tà khí.

- Không nên vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
 
- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.

8. Tục lệ độc đáo ngày Tết Đoan Ngọ

 
tuc khao cay la net van hoa doc dao
 
- Hái lá trong Tết Đoan ngọ có tác dụng chữa bệnh: Đúng ngọ (12h trưa) được xem là dương khí tốt nhất, mặt trời tỏa nắng tốt nhất năm, mọi người rủ nhau đi hái lá. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo.

- Tục tắm lá: Sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
 
- Tục nhuộm móng chân, móng tay cho con trẻ: Chất liệu để nhuộm móng là cây lá móng. Lá móng sau khi lấy về sẽ được giã nhỏ, thêm vài giọt nước chanh, trộn đều rồi đắp vào các móng tay (trừ móng tay trỏ) và móng chân. Ngoài ý nghĩa thẩm mỹ, tục này còn có ý nghĩa trừ ma tà, làm cho ma quỷ sợ mà tránh xa con trẻ.

- Quệt vôi: Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. 

- Tục khảo cây lấy quả ngày 5/5 Âm lịch để yêu cầu nó ra quả nhiều hơn. Chủ nhà sẽ chuẩn bị sẵn 1 cái vồ gỗ, chày hay dao to mang ra vườn, đúng 12h trưa, tức Chính Ngọ thì ra khảo cây. Việc này thường có sự tham gia của 2 người, 1 đứa trẻ đóng vai cái cây và 1 người lớn là chủ nhà sẽ đóng vai người tra khảo. 
 
- Hái thuốc vào khoảng giờ Ngọ: Người xưa tin rằng những cành, lá và củ đào trong ngày cực dương này đều là vị thuốc tốt. Các loại lá thường được lá gồm ngải cứu, lá mùi, đinh lăng,... Sau khi hái, lá được phơi khô để dùng chữa bệnh.
 
- Một số nơi còn giữ tục tết thầy lang, tết thầy học để đền ơn cứu chữa bệnh và dạy dỗ của các thầy lang. 

Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các tục lệ đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại một số như tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc...
 

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X