Vào này mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, các gia đình đều thành tâm chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên cúng vào giờ nào, buổi sáng hay buổi chiều thì tốt?
Dưới đây, Lịch Ngày Tốt sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết và rõ ràng nhất cho những thắc mắc thường gặp.
1. Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ là gì?
Trước tiên, muốn biết được cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào tốt, buổi nào hợp nhất trong ngày, chúng ta cần tìm hiểu rõ bản chất của dịp lễ tết này là gì.
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng năm là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.
Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Thêm nữa, tháng Năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm.
2. Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào tốt? Phải chăng chính Ngọ là tốt nhất?
Trong từ "Đoan Ngọ", Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Vì thế, Tết Đoan Ngọ thường được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch.
Ngoài khung giờ này, người ta cũng thường tiến hành nghi lễ cúng Đoan Ngọ vào buổi sáng sớm cho tới khung giờ Ngọ (từ 11h-13h). Sau giờ này thì không nên hành lễ nữa, dễ mất sự linh thiêng.
Ngoài khung giờ này, người ta cũng thường tiến hành nghi lễ cúng Đoan Ngọ vào buổi sáng sớm cho tới khung giờ Ngọ (từ 11h-13h). Sau giờ này thì không nên hành lễ nữa, dễ mất sự linh thiêng.
Đây cũng là lễ tết lớn của người Việt từ nhiều đời nay.
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Dịp Đoan Ngọ là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5 tháng 5.
Cách trừ sâu bọ trong người như sau:
Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.
Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.
Sau đó bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
3. Ăn món gì để “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người.
Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Buổi sáng ngày mồng 5 tháng Năm, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay. Ở miền Bắc, trong dịp này mỗi người ăn ít nhất một bát cơm rượu nếp, sau đó ăn một bát thạch, rồi đến ăn các trái cây như mận, muỗm, sấu, đào,…
Bạn có biết:
Bạn có biết:
Vì sao lễ vật cúng Tết đoan ngọ thường có tính hàn?
Có rất nhiều phong tục mang tính quen thuộc như việc chuẩn bị lễ vật cúng Tết đoan ngọ nhưng chúng ta chỉ làm như thói quen, chưa hiểu hết ý nghĩa từng lễ vật.
Có rất nhiều phong tục mang tính quen thuộc như việc chuẩn bị lễ vật cúng Tết đoan ngọ nhưng chúng ta chỉ làm như thói quen, chưa hiểu hết ý nghĩa từng lễ vật.
Những món ăn "giết sâu bọ" |
Sáng hôm mồng 5 tháng năm, bọn sâu bọ ở bụng dưới ngoi lên bụng trên. ăn rượu nếp vào cho chúng say, sau đó những trái cây làm cho chúng chết. Mỗi trái cây đều là một vị thuốc giết sâu bọ. Trong đông y, Thuốc Nam cũng như thuốc Bắc, các vị thuốc phần lớn đều lấy ở loài thảo mộc, các trái là kết tinh của loài thảo mộc cho nên có tính chất giết được sâu bọ.
Ngày nay, hàng năm khi mồng 5 tháng 5 tới, ngoài việc cúng bái, vẫn còn người giết sâu bọ, vẫn ăn cơm rượu nếp (cơm rượu) vào buổi sáng và vẫn dùng trái cây như xưa.
Giữa trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm. Tục hái thuốc mồng 5 cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có Dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.
Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống cho rằng uống thế thì lành.