Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tết Đoan Ngọ 2021 ngày nào? Cúng giờ nào tốt nhất?

Thứ Tư, 09/06/2021 16:45 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Biết Tết Đoan Ngọ 2021 ngày nào để bạn có kế hoạch chu đáo chuẩn bị thật tốt để có một ngày Tết ý nghĩa, vui vẻ khi được quây quần bên người thân và gia đình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 

1. Tết Đoan Ngọ 2021 ngày nào?

 
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm. Đây là thời điểm bước vào giai đoạn giao mùa. Vào lúc này, sâu bọ gây bệnh, phá hoại mùa màng sinh sôi, nên người ta thường có các biện pháp để diệt trừ sâu bọ. 

Năm Tân Sửu 2021, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 2 ngày 14/6/2021 dương lịch (tức mùng 5 tháng 5 âm lịch).
 
Tết Đoan Ngọ 2021 ngày nào
 

2. Cúng Tết Đoan Ngọ 2021 giờ nào tốt?


Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. 

Vì thế, thông thường nghi lễ cúng Đoan Ngọ diễn ra vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch. Hoặc người dân cũng có thể cúng vào sáng sớm hoặc trong khung giờ Ngọ (11h-13h).

Trong năm Tân Sửu 2021, các khung giờ tốt có thể tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ gồm:

Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long.
 

3. Ngày Tết Đoan Ngọ năm 2021 có tốt không?


Theo Lịch Vạn Niên, khi biết T
ết Đoan Ngọ 2021 ngày mấy (14/6/2021: Dương lịch) bạn cũng sẽ biết ngày đó tốt hay không, nên hay không nên làm gì.
 
Bát tự: Ngày Quý Tị, tháng Giáp Ngọ, năm Tân Sửu

Tiết khí: Mang chủng
 
Đây là ngày Nguyệt kỵ. Theo dân gian, mồng năm, mười bốn, hai ba. Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn, nên thường gọi là ngày nửa đời, nửa đoạn nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.
 
Hướng để xuất hành: Chọn hướng tốt như hướng Hỷ thần: Hướng Đông Nam hoặc hướng Tài thần: Hướng Tây Bắc.
 
Gợi ý các việc nên làm trong ngày này: Chôn cất rất tốt, lót giường bình yên.
 
Việc nên tránh trong ngày: Dựng nhà, trổ cửa, tháo nước, đào mương rạch, đi thuyền.
 
Tiểu kết: Đánh giá mức độ tốt xấu ngày Tết Đoan Ngọ 2021: Ở mức trung bình (không quá xấu, cũng không quá tốt). 

4. Văn khấn Tết Đoan Ngọ năm 2021 đúng chuẩn

 
Cùng tham khảo bài cúng khấn gia tiên, Thổ công Tết Đoan Ngọ nôm truyền thống: 
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
 
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
 
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
 
Tín chủ chúng con là:...
 
Ngụ tại:...
 
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
 
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
 
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
 
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
 
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật!
 
Nam mô a di Đà Phật! 
 
Tết Đoan Ngọ sum vầy
 

5. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
 

Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,....
 
Nhiều người cho rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, gắn liền với nhiều câu chuyện khá li kỳ và nổi bật nhất là câu chuyện về vị quan tên là Khuất Nguyên.
 
Chuyện kể về vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên thời Chiến Quốc. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Trong một lần can ngăn nhà vua không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sống Mịch La tự vẫn vào mùng 5/2 âm lịch.
 
Người dân thương tiếc cho sự trung nghĩa, mỗi năm đến ngày này mọi người đều làm bánh bá trạng rồi thả trôi sông để tưởng nhớ đến Khuất Nguyên.
 
Còn đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ lại là một ngày lễ có ý nghĩa hoàn toàn khác, gắn liền với ông lão tên Đôi Truân.
 
Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
 
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình tập thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ lần lượt chết. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
 
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
 
Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Thực hư Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc hay không thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

6. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ


 - Diệt sâu bọ: Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là Tết giết sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.

Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Nhờ đó, mang lại sự tươi tốt cho vụ mùa tiếp theo. Vì vậy, Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết diệt sâu bọ hay Tết sâu bọ.

- Ngày sum họp gia đình: Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.  

Theo phong tục dân gian, vào Tết Đoan Ngọ, mọi người sẽ tụ họp, trở về nhà cùng nhau cúng bái, quây quần ăn uống, giết sâu bọ để cầu mong cho vụ mùa mới tươi tốt và xua đuổi bệnh tật. 

Đây là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về. 
 
- Hình ảnh đôi cá vàng trong làn nước tượng trưng cho hình ảnh gia đình hạnh phúc, yên vui.
 

7. Lưu ý Tết Đoan Ngọ


Trong ngày mùng 5/5 âm lịch cũng có nhiều điều kiêng kỵ Tết Đoan Ngọ mà không phải ai cũng biết:

- Trong ngày này không nên mua các vật phẩm có hình thù kì quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.

- Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 không nên để giày dép lộn xộn, nếu để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí vào nhà.
 
- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. 
 
- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
 
- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Tránh dừng ở nơi có nhiều âm khí như nhà hoàng, miếu đình hoang. Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

- Nên ăn các loại thực phẩm đủ ngũ sắc để trừ độc, chế sát.
 
- Nhà ai đang có người ốm trong ngày nên phóng sinh sẽ có hiệu quả cao hơn ngày thường rất nhiều.

Với những thông tin giải đáp thắc mắc Tết Đoan Ngọ 2021 ngày nào, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Chúc mọi người Tết Đoan Ngọ bình an, hạnh phúc!

Tin cùng chuyên mục dành cho bạn:

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X