>> XEM SAO HẠN NĂM 2019 cho mọi độ tuổi chính xác và dễ hiểu
Ngoài ra, theo phong tục, đây cũng chính là thời điểm đông đảo người dân lên chùa, cúng sao giải hạn để cầu cho một năm mới bình an, giải trừ tai ách.
Vậy bạn đã biết cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn như thế nào?
1. Rằm tháng Giêng 2019 vào ngày nào?
Cúng rằm tháng Giêng 2019 ngày nào tốt, giờ nào tốt để hưởng lộc cả năm? Vào năm Kỷ Hợi 2019, Rằm tháng Giêng là ngày 19/2 Dương lịch (tức ngày 15/1/2019 Âm lịch), thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Còn nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19/2 Dương lịch.
2. Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng
Thông thường, thời gian và địa điểm cúng sẽ do các gia đình lựa chọn, theo đó, các gia đình có thể chọn việc cúng rằm tháng Giêng tại nhà hoặc tại chùa, chủ yếu là phải thực hiện nghi thức này thật đúng, thật chuẩn.
Tùy và điều kiện kinh tế hay phong tục, quan niệm của mỗi gia đình, từng địa phương mà mỗi mâm cỗ cúng sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cũng không có nhiều khác biệt so với Tết Nguyên đán.
Điều quan trọng là người cúng thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và gửi gắm tâm nguyện về một năm mới bình an, may mắn.
Ngoài ra, mâm cỗ Rằm tháng Giêng đơn giản nhưng nếu đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng cũng sẽ phù hợp với việc thờ cúng tâm linh.
Rằm Tháng Giêng - Chuẩn bị cỗ mặn, cỗ chay thế nào cho chuẩn? Về cơ bản, mâm cỗ cúng tại gia đình thường gồm những món lễ mặn sau:
Bánh chưng (bánh tét): món bánh đặc trưng của ngày Tết của người Việt, tượng trưng cho vạn sự vuông tròn, thuận lợi.
Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.
Hoa quả: ngũ quả mang ý nghĩa tốt lành, tùy theo quan niệm của từng vùng miền.
Bánh trôi: tượng trưng cho mong muốn một năm thuận lợi, hanh thông.
Gà lễ là lễ vật mang tính cổ truyền của người Việt.
Chân giò hoặc giò chả.
Dưa muối, cơm trắng, nước chấm.
Bạn có thể tham khảo thêm: Cúng Rằm Tháng Giêng: Lễ tại gia và lễ ở chùa khác nhau như thế nào?
3. Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng
Trong cách cúng Rằm tháng Giêng, sau khi chuẩn bị chu đáo mâm cỗ cúng, bạn cần phải có được một bài văn khấn thật chuẩn để gửi gắm được tấm lòng thành kính cũng như tâm nguyện của mình tới tổ tiên, tránh không vi phạm những điều kiêng kị.
Bạn có thể tham khảo bài văn khấn cổ truyền dưới đây:
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Tín chủ (chúng) con là: .................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm.... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Quỳnh Hương
Xem các bài viết liên quan: