(Lichngaytot.com) – Từ xa xưa, việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên vào các ngày lễ chạp (Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… là tập tục lâu đời, thể hiện tấm lòng thành kính một cách thanh khiết. Nhưng không phải loài hoa nào cũng thích hợp để dâng cúng lên ban thờ gia tiên cũng như Thần, Phật.
1. Ý nghĩa dâng hoa lên ban thờ gia tiên, thờ Phật
Từ xa xưa, việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên vào các ngày lễ chạp (Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… là tập tục lâu đời, thể hiện tấm lòng thành kính một cách thanh khiết. Dâng hoa cũng tức là dâng những điều thiện lành, tốt đẹp làm được trong cuộc sống lên chư Phật, Thánh, gia tiên là hành động thành kính, bày tỏ lòng biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.
Với riêng phật tử, hoa là nhân, sau đó cho ra quả. Cúng hoa thể hiện cho việc tu nhân, tích đức. Nếu hoa đẹp sẽ cho ra quả ngon, mỗi khi nhìn thấy hoa là nhớ đến làm điều thiện, tu nhân để tương lai nhận được thiện quả.
2. Nên cúng loài hoa nào trên ban thờ?
Trên bàn thờ gia tiên: Có thể cúng hoa cúc, hoa hồng hay hoa huệ, hoa sen. Nhưng lưu ý, không nên chọn bông hoa cúc hay hoa hồng nở quá to. Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu nhưng nên nên chọn huệ ta, màu trắng thuần khiết để cúng.
Trên bàn thờ Phật: Nên dùng hoa sen (loài hoa có thể dùng được cả ở bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật). Ngoài ra, hoa mẫu đơn cũng thích hợp để dâng cúng bàn thờ Phật.
Lưu ý: Khi dâng cúng hoa, nên chọn loài hoa đẹp, tên đẹp và mang ý nghĩa đẹp. Về cơ bản, bày hoa trên bàn thờ gia tiên và Phật là như nhau. Nhưng nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc, hồng đỏ, sen… để dâng lên bàn thờ Phật. Ngoài ra, mỗi lọ hoa cúng trên bàn thờ gia tiên chỉ nên dùng hoa một màu để tạo sự trang nghiêm.
3. Không nên cúng loài hoa nào trên ban thờ?
- Hoa ly: Loài hoa này có màu sắc rực rỡ, hương thơm nồng, không thích hợp để dâng lễ Phật. Nhưng có thể dâng gia tiên hoặc nơi thờ Thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, không nên dùng hoa ly trên bàn thờ gia tiên vì nó mang ý nghĩa là ly tán, chia ly.
- Hoa phong lan: Tuy loài hoa này đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, thêm nữa, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
- Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua): Tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp.
- Hoa đại (hay còn gọi là hoa sứ, chăm-pa): Loài hoa này thơm, màu đẹp, nhưng không dùng cúng trên bàn thờ vì giống bộ phận sinh dục nữ. Còn theo tích Lào liên quan đến chuyện tình yêu trai gái nên cũng không dùng.
Lưu ý: Có những loài hoa không được dâng cúng cả khi lễ Phật, thánh và gia tiên như: hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (như tích "hoa nhài cắm bãi cứt trâu").
Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.
Cúc vạn thọ có màu vàng tươi tắn, tên hay ngụ ý sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì cho rằng nó có mùi hôi.
Ngoài ra, hoa râm bụt có màu đỏ, bông đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì có chữ “râm” đằng trước. Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích liên quan đến sự đau buồn, cần tránh đặt lên ban thờ.
► Tra cứu: Lịch âm, Lịch vạn niên chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
An Nhiên
Đặt bàn thờ Thổ Công sao cho đúng?
Dân gian có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, ý chỉ ở đâu có sự sống của con người, ở đó có Thổ Công cai quản. Việc thờ cúng vị thần này vô cùng quan
Dân gian có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, ý chỉ ở đâu có sự sống của con người, ở đó có Thổ Công cai quản. Việc thờ cúng vị thần này vô cùng quan