Chúng ta thường hay có quan niệm rằng: Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Thế nhưng điều đó chỉ đúng cho hiện tại, cho cuộc sống thường ngày, còn tình cảm anh em có thể xa nhau đó nhưng chẳng bao giờ có thể hoàn toàn cắt đứt.
Đó là lý do mà: Một giọt máu đào hơn ao nước lã vì quan hệ anh em và rộng hơn là họ hàng, thân tộc là điều cao cả, thiêng liêng. Đức Phật cũng khẳng định rằng: Bóng mát của thân tộc hơn người ngoài.
1. Tình cảm anh em cảm hóa được lòng người
Đời nhà Minh, tại Quy An thuộc vùng Triết Giang có người tên Nghiêm Phụng, sống rất tốt với mọi người. Có lần Thí Dực - một người đồng hương ghé chơi và than phiền rằng người anh cũng là bậc trí thức như mình sao phân chia tài sản cho mình chẳng công bằng.
Nghiêm Phụng lắng nghe rồi nói: “Còn tôi có người anh sức khỏe yếu kém, đó là điều làm tôi khổ tâm nhất. Tôi chỉ mong anh mình khỏe mạnh như anh của ông, dẫu có đoạt hết ruộng đất tài sản, tôi cũng không buồn". Nước mắt Nghiêm Phụng tuôn trào khi nói ra những lời thật tâm.
Thí Dực chợt tỉnh ngộ về hoàn cảnh của mình, hai anh em nhà họ Thí hóa giải hận thù, quay lại làm hòa, nhường nhịn lẫn nhau. Xem thêm: Lời Phật dạy về hận thù: Hiểu được rồi sẽ trút bỏ mọi gánh nặng ngàn đời
2. Đức Phật là tấm gương sáng về tình anh em
Nhận định đó càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi Đức Phật vẫn luôn có mối quan tâm đặc biệt đối với dòng tộc, anh em của mình. Xem thêm: Tóm lược cuộc đời của Đức Phật để thấu hơn về cõi nhân sinh
Đặc biệt, với những người trong thân tộc họ hàng, thì yếu tố đoàn kết có vai trò quan trọng. Vì khi đoàn kết, không ai có thể tìm ra lỗ hổng để tấn công cả, nhưng khi chúng đã tranh chấp lẫn nhau, thì một kẻ đi săn nào đó cũng tàn phá chúng và tiêu diệt chúng. Nhờ đó mà Ngài tìm ra giải pháp để hai bên hòa giải thích hợp.
Đức Phật đã hơn một lần đứng ra ngăn cản vua Tỳ Lưu Ly sát hại dòng tộc Thích Ca. Nhưng vì nghiệp này quá nặng, cuối cùng Tỳ Lưu Ly đã tàn sát gần như diệt vong dòng họ Thích Ca.
3. Lời Phật dạy về tình anh em
Sự nương tựa, dính kết với nhau để tạo nên tình anh em thân tộc ở hiện tại cũng là sự vận hành sinh động của nghiệp lực. Cho nên, dòng tộc, họ hàng, anh em, bà con chỉ có ý nghĩa trong tương quan luân hồi, nhân quả. Xem thêm: 10 Lời Phật dạy về nghiệp lành mang phước đức bền lâu
Tuy nhiên, trong cộng nghiệp của anh em thân tộc, mỗi cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm độc lập trước tư duy, lời nói, việc làm của mình. Với Phật giáo, cá nhân và dòng họ tuy có liên quan nhưng mang tính độc lập rất lớn. Cũng chính bởi điểm này, theo lời Phật dạy về tình anh em đã cảnh báo:
Chớ hỏi về thọ sanh
Hãy hỏi về sở hành
Tùy theo mọi thứ củi
Ngọn lửa được sanh khởi
Dầu thuộc nhà hạ tiện
Bậc ẩn sĩ tinh cần
Ðược xem như thượng sanh.
3.1. Thái độ tự chủ và không ỷ lại
Thực tế là tự ngã của mỗi người, xét đến cùng chỉ duyên sinh, là giả hợp, là không. Nếu ỷ lại ai đó là suy nghĩ sai lầm. Phật giáo hướng con người tìm về vô ngã, lẽ tất nhiên không bao giờ đồng tình với việc ỷ lại, dựa dẫm người thân.
3.2. Tinh thần đoàn kết
Câu chuyện về đàn chim cùng đoàn kết bay lên, kéo theo cả tấm lưới của người thợ săn được Đức Phật khéo dẫn dụ trong kinh Tiểu bộ là minh chứng sống động về sức mạnh đoàn kết.
3.3. Giữ gìn nếp nhà
Điều này đã được Đức Phật cân nhắc: Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng… mà cần phải có một thái độ thẩm sát tỉnh táo: khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này được người có trí tán thán; các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc” thì hãy tuân thủ và thực hành.
3.4. Tương kính, nhường nhịn và sẻ chia
Với mẹ và với cha
Với anh nhiều tuổi hơn
Với thầy là thứ tư
Không nên sanh kiêu mạn
Nên kính trọng vị ấy
Nên tôn kính vị ấy
Cúng dường họ, tốt lành.
Đã là người thân thì phải thương nhau, lo lắng cho nhau, sẻ chia công việc cho nhau. Đặc biệt, trong quan hệ anh em cùng một nhà thì đức tính này cần phải nỗ lực vận dụng.
Sam Sam (Tổng hợp)
Đừng bỏ lỡ những bài viết hữu ích sau: