Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái: Bỏ qua là tự rước họa vào thân

Thứ Sáu, 26/04/2019 10:44 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Theo Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái, tùy theo điều kiện của mình, chúng ta lo cho cha mẹ sao cho tinh thần yên vui, cuộc sống đầy đủ. Phật dạy: “Nếu nam nữ nào theo lời mẹ dạy vâng thuận không trái, chư thiên hộ niệm, phước lạc vô biên”.
 
Có những duyên lành bố - mẹ - con cái đến với nhau mang cho nhau hạnh phúc. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng đều hy sinh mọi thứ cho con. Không phải cha nào cũng biết lo toan đầy đủ. Con cái có người hiếu thảo có người bỏ mặc bố mẹ. Mọi thứ đều có nhân duyên. 

  
Loài thứ nhất là báo ân: Con cái đầu thai để đền đáp ân nghĩa của cha mẹ từ kiếp trước. 
 
Loại thứ hai là báo oán: Con cái ở kiếp này để báo oán những tội lỗi mà cha mẹ đã gây ra cho họ từ kiếp trước. 
 
Loại thứ ba là đòi nợ: Kiếp này, con cái sinh ra để nhận lấy số tiền mà kiếp trước cha mẹ đã nợ họ. 
 
Loại thứ tư là trả nợ: Kiếp trước, con cái nợ nần cha mẹ nên kiếp này con đầu thai làm con để trả nợ. 

Nhiều người đã từng làm khổ nhiều cô gái hoặc tính tình lăng nhăng thì thường sinh ra nhiều cô con gái. Số phận những cô con gái đó sướng khổ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp lực mà bố mẹ đã tạo ra trong quá khứ.

Nhưng nếu người bố sinh nhiều con gái nhưng vẫn hết lòng thương yêu vợ con, sau này các con sẽ vô cùng có hiếu. Nếu ác nghiệp kiếp trước đã hết, lại được thiện nghiệp kiếp này vun dày thì cuối đời chỉ cần ngồi hưởng hạnh phúc, gia đạo yên vui. Con cái đến hồi báo hiếu.
 
Loi Phat day ve moi quan he cha me va con cai
 

Con cái đối với cha mẹ 
 

1. Được nuôi dưỡng, sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ:


Cái Nhân được nuôi dưỡng sinh ra Quả nuôi dưỡng lại cha mẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như vậy, nên dù không được nuôi dưỡng thì vẫn nên có tâm phụng dưỡng cha mẹ. Xem thêm: Giữa cha mẹ và con cái luôn có một mối duyên nợ
 
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ năng lực để có thể nuôi dưỡng cha mẹ, thậm chí, cha mẹ vẫn đang phải cung cấp tiền bạc để đảm bảo cuộc sống cho con. Bù lại, con phải có cuộc sống lành mạnh, vẫn phải có lòng chăm sóc, thăm hỏi. Tránh làm cha mẹ buồn bực vì những thói hư tật xấu của mình.  
 

2. Làm bổn phận đối với cha mẹ:


Theo Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái, tùy theo điều kiện của mình, chúng ta lo cho cha mẹ sao cho tinh thần yên vui, cuộc sống đầy đủ. Phật dạy: “Nếu nam nữ nào theo lời mẹ dạy vâng thuận không trái, chư thiên hộ niệm, phước lạc vô biên”. 
 
Nhưng không phải bố mẹ nào cũng tốt, cũng làm điều đúng, Phật cũng dặn dò: “Nếu cha mẹ khởi tà kiến thì nên giúp cha mẹ có chánh kiến. Nếu cha mẹ làm việc ác, phải khuyến khích cha mẹ hướng đường thiện…”.

Con cái phải học tập để có trí, mới biết việc nào dẫn đến quả xấu, việc nào đưa đến quả tốt mà tránh, mới biết khuyên ngăn khích lệ cha mẹ làm cho đúng pháp. Dùng những lời lẽ phù hợp để khuyên ngăn cha mẹ không làm việc xấu mà không khiến họ buồn. 
 
moi quan he cha me con cai theo loi phat day
 

3. Giữ gìn gia đình và truyền thống:


Truyền thống gia đình là điều đáng để nâng niu, tất nhiên, những hủ tục thì nên loại trừ. Ví dụ truyền thống trong nhà anh em trong nhà thương yêu, cùng nhau tạo dựng hạnh phúc, dạy con ngoan ngoãn, hiếu hạnh với cha mẹ mình là việc nên phát huy.
  

4. Làm tang lễ khi cha mẹ qua đời:


Khi Di mẫu qua đời, đức Phật đã đích thân làm lễ cúng dường, nhất định cần thiết cho việc báo hiếu. Tham khảo: Lời phật dạy về báo hiếu cha mẹ: Vận may tối thượng ở ngay chữ Hiếu
 
Tang lễ thế nào, vẫn có hai việc cần làm là “không sát sanh” và cần “bố thí cúng dường”, không vung vãi đồ ăn thức uống phí phạm. Cúng được cỗ chay càng tốt.

Bố thí, là thí cho người nghèo khó. Không của thì mang công sức giúp người, dùng đó hồi hướng. Lấy tiền phúng điếu đem tặng các viện mồ côi, dưỡng lão… cũng là hình thức bố thí. Làm vậy, người chết được phước một phần, người sống sáu phần. 
 

5. Bảo vệ tài sản thừa tự:


Được thừa tự tài sản, là một trong các phước báu. Bảo vệ tài sản thừa tự chính là bảo vệ phước báu của mình. Tài sản cha mẹ để lại, nếu thấy phá tán, cha mẹ sẽ buồn. Vì thế, bảo vệ tài sản thừa tự giúp cha mẹ vui, cũng là phụng dưỡng cha mẹ ở mặt tinh thần.
 
Khiến cho tài sản đó được phát triển thì càng tốt nữa. Cần phát triển nó bằng hướng lương thiện. Có thể dùng phần nhỏ để cúng dường Tam bảo, bố thí, giúp đỡ anh em, người nghèo khó, bệnh hoạn, lỡ thời. Xem thêm: Quan niệm của Phật giáo về thụ tinh nhân tạo bạn không nên bỏ qua!
 
Bo me la nguoi co cong sinh thanh theo Loi Phat day
 

Cha mẹ đối với con cái 

 
Theo lời Phật dạy, người Phật tử khi làm cha mẹ phải có bổn phận thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, tinh thần, nhân cách, đạo đức; tạo dựng nghề nghiệp và khả năng tự lập cho con cái.
 

1. Thương yêu con cái:


Nuôi nấng con cái là nền tảng đạo đức, là trách nhiệm thiêng liêng cao quý của người làm bố, làm mẹ.  Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.

Cha mẹ dạy con điều hay, tin sâu nhân quả, tránh ác làm lành, tin chính mình là chủ nhân của bao điều họa phúc, nhờ vậy con cái khi khôn lớn trưởng thành sẽ biết cách hoàn thiện chính mình.
 
Vì quá thương yêu con nhiều người làm điều ác, điều gian để có tiền. Hãy đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con.
 

2. Cung cấp cho con cái đầy đủ:


Trong khả năng của mình, cha mẹ có trách nhiệm với con cái là không để chúng thiếu thốn về vật chất và tinh thần.

Trên phương diện tinh thần, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, chia sẻ hỏi han để động viên con cái, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
 

3. Tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con cái:


Không chỉ đối với lời Phật dạy về cha mẹ và con cái mà Phật giáo luôn lấy nhân quả làm nền tảng để giáo dục vì đã loại bỏ yếu tố ỷ lại vào người khác, và phát triển năng lực làm chủ bản thân.

Cái cái được bố mẹ hỗ trợ, định hướng trong nghề nghiệp nhưng chính bản thân con phải độc lập và tực lực phát triển.
 

4. Tìm nơi chốn xứng đáng để dựng vợ gả chồng:


Bố mẹ còn phải chăm lo đến đời sống lứa đôi cho con cái, đưa ra những lời khuyên giúp con tỉnh táo hơn trong việc chọn một nửa yêu thương. Tuy nhiên, vẫn tôn trọng quyết định đời sống hôn nhân của chúng được quyền lựa chọn theo nhân duyên của mỗi người.

Ngoài việc, truyền trao kinh nghiệm trong hôn nhân cho con cái, các bậc cha mẹ còn phải hướng dẫn con cái chọn lựa người bạn đời thích hợp để đảm bảo hạnh phúc gia đình.      
 

5. Giao hết của cải cho con cái ở thời điểm thích hợp:


Theo Lời Phật dạy về cha mẹ và con cái, bố mẹ trước khi qua đời để lại di chúc và tài sản thừa tự cho con cái. Nội dung di chúc như thế nào cha mẹ có toàn quyền quyết định khi còn minh mẫn. Có nhiều bậc cha mẹ đã không nghĩ tới chuyện này khi còn khỏe mạnh là nguyên nhân anh chị em tranh giành tài sản do cha mẹ để lại, dẫn đến cảnh tan nhà nát cửa.

Kathy (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

X