(Lichngaytot.com) Câu chuyện đệ tử hù dọa Đức Phật cho thấy Ngài không vì sự cao quý của mình hay sự vô minh của người đời mà cười chê hay trách cứ ai. Ngài biết rằng trong mỗi con người đều có nhân giác ngộ, đủ điều kiện thì mọi thứ sẽ nở hoa.
1. Câu chuyện Đệ tử hù dọa Đức Phật
![]() |
Có lần, Đức Phật đến nước Ma Kiệt Đà truyền pháp, ở lại núi Ma Cưu La. Ở nước này có một tập tục: Khi thấy trẻ nhỏ quấy khóc không ngừng, người lớn sẽ dọa là im không là quỷ núi Ma Cưu La bắt đấy. Trẻ con mỗi khi nghe bị dọa sẽ sợ hãi và không dám quấy khóc nữa.
Có một hôm dù trời chạng vạng tối, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn đang niệm kinh trên bãi đất trống, trời sắp mưa, trên bầu trời thi thoảng lại có tia chớp lóe lên.
Lúc này Vua trời Đế Thích đang thống lĩnh cõi trời Ba Mươi Ba, biết Đức Phật kinh hành bên ngoài liền biến hóa, tạo ra một tòa bảo tháp lưu ly và mang tới bái kiến để tỏ lòng tôn kính.
Sau đó, Vua trời quỳ lạy và kinh hành theo sau Ngài. Đối với người có lòng đến cầu pháp như vua trời Đế Thích, Đức Thế Tôn không quản mưa gió mà kéo dài thời gian kinh hành của mình lâu hơn ngày thường.
Người hầu cận Đức Phật lúc này là tôn giả Na Già Ba La cũng không thể nghỉ ngơi khi Đức Phật vẫn đang kinh hành. Dựa theo thông lệ thời bấy giờ, đệ tử theo hầu phải đợi đến lúc sư phụ kết thúc thiền tu mới được phép đi ngủ.
Tôn giả Na Già Ba La không đủ năng lực để nhìn thấy vua trời Đế Thích đi theo sau Đức Phật, càng không biết lý do Ngài kinh hành lâu hơn bình thường.
Có lẽ bởi vì cảm thấy quá mệt mỏi chưa được nghỉ ngơi, vị tôn giả này liền nghĩ cách khiến Đức Phật sớm kết thúc quá trình kinh hành của mình.
Vì từng nghe qua tập tục quỷ núi Ma Cưu La dọa trẻ con, tôn giả liền nghĩ ra cách đóng giả thành quỷ Ma Cưu La để hù dọa Đức Phật sợ hãi và ngừng kinh hành.
Nghĩ vậy, Na Già Ba La liền lấy một tấm áo lông khoác lên người để bắt chước con quỷ đầy lông lá, sau đó, vị tôn giả này núp ở đoạn cuối con đường nhỏ mà Đức Phật đang kinh hành để chuẩn bị hù dọa Ngài.
Khi Đức Phật đi đến nơi, Na Già Ba La liền bất ngờ nhảy ra và hét lớn: "Quỷ Ma Cưu La đến rồi! Quỷ Ma Cưu La đến rồi!".
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ôn tồn đáp lại:
- Này Na Già Ba La, trò ngốc nghếch của con muốn lấy bộ dạng của quỷ Ma Cưu La để hù dọa ta ư? Trò đó không làm dao động dù chủ một sợi tóc của ta. Ta đã cách nỗi sợ hãi rất xa rồi!.
Lúc này, vua trời Đế Thích đang kinh hành theo sau Đức Phật cũng không khỏi ngạc nhiên mà hỏi Ngài:
- Thưa Đức Thế tôn! Tại sao trong tăng đoàn cũng có kiểu người thế này ạ?
- Thưa Đức Thế tôn! Tại sao trong tăng đoàn cũng có kiểu người thế này ạ?
Đức Phật đáp lời:
- Tăng đoàn thu nhận tất cả những người có căn tính khác nhau. Trong tương lai họ đều sẽ lĩnh ngộ được pháp thanh tịnh.
Từ câu chuyện đệ tử hù dọa Đức Phật có thể thấy rõ Đức Phật vô cùng từ bi và bao dung với tôn giả Na Già Ba La. Đạo Phật không phân sang hèn, không coi nhẹ người thiếu ngộ tính, không thiên vị người thông minh, ghét bỏ người kém cỏi...
Lòng từ bi ấy ban trải muôn nơi và xuất phát từ sự thấu hiểu, không hề mù quáng.
Đừng bỏ lỡ: Phật dạy cách để tha thứ, buông bỏ: Từ bi hỷ xả thì nắm được cả tương lai
Lòng từ bi ấy ban trải muôn nơi và xuất phát từ sự thấu hiểu, không hề mù quáng.
Đừng bỏ lỡ: Phật dạy cách để tha thứ, buông bỏ: Từ bi hỷ xả thì nắm được cả tương lai
2. Tâm không phân biệt trong Đạo Phật
2.1 Nhận diện về tâm phân biệt của chúng ta
Trong cuộc sống thông thường, chúng ta thường cần phải biết phân biệt tốt xấu để noi theo điều tốt và tránh bỏ điều xấu, biết gần điều thiện, tránh xa việc ác.
Tuy nhiên, tâm phân biệt chính là vọng tâm, vọng tưởng điên đảo do nghiệp dấy khởi trong tâm thức chúng ta. Chính sự nhận thức, phân biệt hay dở, xấu tốt, ngon dở… cũng chỉ là ý kiến chủ quan, nên sanh tâm yêu ghét là nền tảng của quá trình tạo nghiệp.
Ví dụ người đời chẳng mấy khi từ bi luôn phân biệt người giàu, kẻ nghèo rồi xu nịnh kẻ có tiền, xem thường kẻ nghèo khổ. Chính điều đó gây ra không ít nghiệp xấu cho bản thân mình lúc nào không hay.
Đối lập với tâm phân biệt là tâm vô phân biệt:
- Tâm vô phân biệt chỉ thấy, nghe, cảm nhận đối tượng (chỉ ghi nhận đối tượng).
- Tâm phân biệt mới biết đối tượng được thấy, nghe, cảm nhận đó là cái gì, tính chất ra sao (đẹp hay xấu, ngon hay dở, cứng hay mền, nóng hay lạnh, ăn được hay không ăn được...)
Nhưng tâm phân biệt của bậc Thánh là hiểu biết đúng sự thật, là trí tuệ, không còn phát sinh thích ghét đối tượng, không còn ràng buộc, không còn phiền não với đối tượng.
Tâm vô phân biệt còn là dấu hiệu của Chánh Kiến, thấy mọi người như nhau, không tốt cũng không xấu, không thông minh cũng không ngu dốt...
Con người thích phân biệt vì có sẵn tham muốn và si mê, là thế giới do chính chúng ta tạo ra. Một khoản tiền lớn có thể trở thành nhỏ so với khoản tiền khác, chúng ta dùng tham ái và si mê để so sánh với cái khác nên có sự phân biệt lớn nhỏ mà thôi.
Không nên đoán mò mà phải thấy sự vật một cách rõ ràng và chính xác, đúng theo thực tướng của nó, còn cảm giác chỉ là cảm giác; suy nghĩ chỉ là suy nghĩ. Dừng đoán mò, suy diễn mới là cách thức chấm dứt mọi vấn đề của chúng ta.
Trong cuộc sống cũng vậy, đừng quan tâm đến nơi xuất thân của một người như thế nào, chỉ nên quan tâm đến việc họ đã nỗ lực cho cuộc sống này ra sao. Cũng đừng vì một hành động không tốt của ai đó mà đánh giá cả con người, chê bai rằng họ không có tương lai.
2.2 Hãy học theo gương không phân biệt của Đức Phật
![]() |
Bàn về lòng từ bi của Đức Phật, đạo Phật, thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: "Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu".
Đức Phật hiểu rằng tất cả chúng ta đều như nhau, trong hoàn cảnh tương tự như của ai đó, ta cũng hành động tương tự, thế nên không có lý do gì để phân biệt và đó cũng là lý do ta cũng dễ thông cảm hơn cho hoàn cảnh của người khác.
Một câu chuyện kể lại rằng thời Đức Phật còn tại thế, Ấn Độ vẫn còn nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau. Lúc này, tầng lớp Thủ đà la (tiện dân) là những người nghèo hèn nhất, bị coi là bẩn thỉu, so sánh như súc vật, họ phải sống dưới đáy cùng của xã hội và không được tôn trọng như một con người.
Đức Phật hiểu rằng tất cả chúng ta đều như nhau, trong hoàn cảnh tương tự như của ai đó, ta cũng hành động tương tự, thế nên không có lý do gì để phân biệt và đó cũng là lý do ta cũng dễ thông cảm hơn cho hoàn cảnh của người khác.
Một câu chuyện kể lại rằng thời Đức Phật còn tại thế, Ấn Độ vẫn còn nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau. Lúc này, tầng lớp Thủ đà la (tiện dân) là những người nghèo hèn nhất, bị coi là bẩn thỉu, so sánh như súc vật, họ phải sống dưới đáy cùng của xã hội và không được tôn trọng như một con người.
Ở thành Xá Vệ có người tên là Ni Đề rất hiền lành và lương thiện, ngày ngày đều phải chùi dọn phân trong các nhà xí, có lần anh đang quẩy một gánh phân đầy đi vào con đường hẹp thì nhìn thấy Đức Phật, anh đi tìm cách đi vòng để tránh.
Thế nhưng đường hẹp nên anh cúi đầu nói: "Thưa Đức Thế Tôn, thân con nhơ uế, xin Ngài đừng lại gần kẻo mất đi sự thanh tịnh của ngài".
Đức Phật không phiền lòng, còn khiến anh bất ngờ khi đề xuất xem anh có muốn làm Tỳ kheo hay không, anh thừa nhận mình hèn mọn, không thể làm đệ tử của Ngài. Nhưng Đức Phật từ tốn trả lời:
- Phật Pháp như nước sạch, có thể tẩy tịnh mọi điều dơ bẩn. Dù là bất kể thứ gì trên thế gian, một khi được tắm rửa trong Phật Pháp liền trở nên thanh tịnh.
Phật Pháp như lửa thánh, có thể đốt mọi thứ nhơ bẩn thành tro bụi. Dù đó là vật gì, một khi lửa thiêng chạm đến lập tức đều trở nên thuần khiết.
Pháp của Phật đối với chúng sinh là bình đẳng, không hề phân biệt giàu nghèo.
Bất cứ ai có tâm tín Phật đều có thể tu hành và thoát khỏi bể trầm luân.
Bất cứ ai có tâm tín Phật đều có thể tu hành và thoát khỏi bể trầm luân.
Nghe những lời này xong, anh cảm động và xin làm đệ tử của Ngài, ngày ngày anh dành thời gian tu luyện và trở thành một đệ tử tinh tấn của ngài. Chẳng bao lâu Ni Đề đạt được trí huệ giác ngộ, chứng đắc quả vị A La Hán.
Trong lúc đó, chuyện Ni Đề được Phật cứu độ gây ra sự phẫn nộ không nhỏ trong thành, người dân còn tâu lên vua và nói rằng Đức Phật không thể xem Ni Đề như đệ tử.
Vua đành đến tận nơi hỏi chuyện Đức Phật. Khi đi bộ qua cổng, gặp vị Tỳ kheo đang ngồi tĩnh tọa trên một tảng đá lớn. Vua bày tỏ muốn gặp Đức Phật.
Vị Tỳ kheo lúc này đi xuyên qua tảng đá, khi trở ra lại xuyên qua tảng đá như đi trong không trung. Khi vua gặp Đức Phật, ông đã bày tỏ sự kính trọng:
- Thưa thế tôn, vị Tỳ kheo lúc nãy có một năng lượng siêu phàm hiếm thấy. Ngài có thể cho tôi biết cao danh quý tính của vị ấy không?
Vị Tỳ kheo lúc này đi xuyên qua tảng đá, khi trở ra lại xuyên qua tảng đá như đi trong không trung. Khi vua gặp Đức Phật, ông đã bày tỏ sự kính trọng:
- Thưa thế tôn, vị Tỳ kheo lúc nãy có một năng lượng siêu phàm hiếm thấy. Ngài có thể cho tôi biết cao danh quý tính của vị ấy không?
Đức Phật mỉm cười:
- Đó chính là Ni Đề, là người mà bệ hạ muốn hỏi ta. Ta độ nhân không phân biệt giàu nghèo, bởi tất cả chúng sinh là bình đẳng.
Cuối cùng Đức Phật nói:
- Ví như trong hồ có hoa sen thơm ngát, chúng ta có nên vì bùn nhơ mà vứt bỏ đóa sen tươi đẹp đó không?
Đức Phật không muốn đệ tử dùng thần thông, nhưng trường hợp này đặc biệt, chỉ cần một chút đã làm thay đổi được tư duy của nhà Vua nên Ngài mới cho phép Ni Đề thực hiện.
Có thể thấy, Đức Phật dạy chúng ta về tâm không biệt là có lý do lớn lao riêng của nó. Có thể thấy một vị bị người đời cười chê, xa lánh như Ni Đề vẫn có thể chứng đắc quả vị A La Hán thì có nghĩa là không có ai là không thể. Vì thế, hãy thể hiện sự trân trọng với từng người ta gặp, đừng vội đánh giá ai qua vẻ ngoài hay địa vị của họ.
Đức Phật không muốn đệ tử dùng thần thông, nhưng trường hợp này đặc biệt, chỉ cần một chút đã làm thay đổi được tư duy của nhà Vua nên Ngài mới cho phép Ni Đề thực hiện.
Có thể thấy, Đức Phật dạy chúng ta về tâm không biệt là có lý do lớn lao riêng của nó. Có thể thấy một vị bị người đời cười chê, xa lánh như Ni Đề vẫn có thể chứng đắc quả vị A La Hán thì có nghĩa là không có ai là không thể. Vì thế, hãy thể hiện sự trân trọng với từng người ta gặp, đừng vội đánh giá ai qua vẻ ngoài hay địa vị của họ.