(Lichngaytot.com) Những sai lầm trầm trọng về tiền bạc của gen Z khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn, khó khăn trong việc định hướng tương lai của mình sẽ đi về đâu.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
Xử lý các vấn đề liên quan tới tiền bạc là một việc hết sức khó khăn, và sau khi chứng kiến hậu quả của chiến tranh, suy thoái kinh tế và khủng hoảng nhà ở, chắc chắn không ít người trong số chúng ta cảm thấy thực sự sợ hãi và hết sức bối rối với những gì đang diễn ra.
Những người thuộc thế hệ gen Z còn độc thân và đang bắt đầu sự nghiệp thường không phải là người chấp nhận rủi ro nhiều như các doanh nhân khi nói đến tiền bạc, đó là một điều tốt, nhưng họ vẫn thường mắc nhiều sai lầm về tài chính ở hiện tại và đó có thể là nguyên nhân bản thân phải trả giá trong tương lai.
Dưới đây là 5 sai lầm trầm trọng về tiền bạc của gen Z đang mắc phải và cách khắc phục chúng:
Dưới đây là 5 sai lầm trầm trọng về tiền bạc của gen Z đang mắc phải và cách khắc phục chúng:
1. Rơi vào bẫy mua sắm, tiêu dùng
Ngay cả các khoản phí của ngân hàng cũng là một khoản chi mà ít bạn trẻ để ý tới, đó là số dư tối thiểu, phí tin nhắn, phí dịch vụ hàng tháng,... Nhìn qua thì số tiền có vẻ ít nhưng vì không theo dõi chặt chẽ số dư của mình nên bạn đã phải chịu một khoản phí lớn dần theo thời gian.
Khoản phí tưởng là không nhiều, thế nhưng năm 2013, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã kiếm được 32 tỷ USD chỉ từ các loại phí này.
Những bạn trẻ gen Z vì thiếu khả năng quản lý tài chính lại bị các tổ chức tín dụng chào mời với những cụm từ như lãi suất 0%, tiêu trước trả sau không mất lãi… nên thường sập những cái bẫy này và vướng vào nợ nần.
Thiếu khả năng tiết kiệm cũng có thể dẫn đến việc sử dụng các hình thức vay nợ không cân nhắc, chẳng hạn như sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát, dẫn đến áp lực tài chính và vô tình lại biến mình thành con nợ của ngân hàng.
Gen Z được sinh ra, lớn lên trong thời đại tiến bộ công nghệ nên việc mua sắm, tiếp cận hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng. Công nghệ thông tin và mạng xã hội thúc đẩy, khuyến khích tiêu dùng từ mua sắm trực tuyến đến tham gia các hoạt động giải trí và trải nghiệm mới... thế nên những người trẻ cũng khó thoát khỏi vòng xoáy này.
- Cách khắc phục: Trang bị kiến thức để nhận ra các khả năng rắc rối tiềm ẩn trong các lời mời chào của các chiêu thức Marketing phổ biến hiện nay. Từ đó mới đủ tỉnh táo nói không, tránh được hậu quả có thể xảy ra trong tương lai.
Những sai lầm trầm trọng về tiền bạc của gen Z |
2. Không lập ngân sách tiêu dùng
Đối với hầu hết chúng ta, việc ngồi xuống và thực sự tính xem số tiền của mình dùng cho những việc gì quả là khó khăn. Thế nhưng việc lập ngân sách là cần thiết vì bạn rất dễ bỏ qua những lần mình xử lý tiền bạc sai cách.
Bất cứ ai khi không có kế hoạch tiền bạc, thì bạn thực sự khó kiểm soát tài chính. Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, những bạn trẻ thuộ thế hệ gen Z không tập trung vào kiến thức về tài chính cá nhân. 57% thế hệ Z không biết có bao nhiêu tiền trong tài khoản tiết kiệm của họ.
Nhiều người đi học Đại học cũng là lần đầu tiên cầm số tiền lớn để tự chi tiêu, nhiều bạn trẻ dùng luôn số tiền đóng học để mua sắm và cuối cùng không dám xin tiền bố mẹ, rơi vào nợ nần. Thậm chí có người gác lại việc học để kiếm tiền bằng làm việc tay chân, chạy xe công nghệ… Một số trường hợp gen Z đi du học còn không lấy được bằng cấp, cũng xuất phát từ việc không biết quản lý tài chính.
- Cách khắc phục: Bạn có thể sử dụng ứng dụng miễn phí để ghi lại khoản chi mỗi ngày, giúp việc thanh toán hóa đơn trở nên dễ dàng và giúp bạn lập ngân sách cũng như đưa ra các mục tiêu như đạt được một số tiền nhất định trong khoản tiết kiệm khẩn cấp hoặc nghỉ hưu.
Việc lập kế hoạch tài chính cũng khá đơn giản, tuy khoảng thời gian đầu sẽ hơi khó khăn vì bạn chưa quen với việc tiết kiệm, nhưng hãy nghĩ cho mình vì một tương lai không nợ nần.
Việc lập kế hoạch tài chính cũng khá đơn giản, tuy khoảng thời gian đầu sẽ hơi khó khăn vì bạn chưa quen với việc tiết kiệm, nhưng hãy nghĩ cho mình vì một tương lai không nợ nần.
Cổ nhân nói: Nghèo không tiết kiệm 3 tiền, giàu không vào 3 cửa gồm những điều gì?
Người xưa khuyên nghèo không tiết kiệm 3 tiền, giàu không vào 3 cửa là có lý do sâu xa của nó. Việc này cực kỳ quan trọng để thoát cảnh nghèo và bảo vệ an toàn
Người xưa khuyên nghèo không tiết kiệm 3 tiền, giàu không vào 3 cửa là có lý do sâu xa của nó. Việc này cực kỳ quan trọng để thoát cảnh nghèo và bảo vệ an toàn
3. Thích tận hưởng hơn là tiết kiệm
Với sức ảnh hưởng của mạng xã hội, nhiều bạn trẻ sẽ không chịu nổi khi nhìn thấy người khác đi du lịch khắp nơi, check in ở những nhà hàng sang trọng. Thế nên họ vẫn thích dành một khoản tiền trong thu nhập hàng tháng để đi ăn nhà hàng, được đi đây đó cùng bạn bè hoặc chỉ đơn giản là tận hưởng thú vui cuộc sống.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những thế hệ trước, họ chỉ tập trung kiếm tiền, tích cóp từng đồng nhỏ một mà không dám chi tiêu, mua sắm.
Thường xuyên mua sắm và không có tiền tiết kiệm cũng là nguyên nhân gen Z thường có cảm giác mông lung, vô định hơn những thế hệ trước. Theo một cuộc khảo sát năm 2019 của Experian, thế hệ trẻ ngày nay có xu hướng lo lắng về tiền bạc nhiều hơn các thế hệ trước.
Lý giải nguyên nhân này, nhiều chuyên gia cho rằng gen Z sinh ra trong thế hệ đầy đủ vật chất so với cha mẹ. Do vậy, họ có xu hướng chi tiêu tiền nhiều hơn để nâng cao mức sống hơn là nghĩ tới việc tiết kiệm tiền. Đến khi có rắc rối xảy ra họ không biết lấy tiền đâu để xử lý vấn đề.
Điều này cũng xuất phát từ tư duy không thích ổn định của gen Z - thế hệ tiên phong của làn sóng đại khủng hoảng lao động trên toàn cầu, lúc này các bạn trẻ sẵn sàng rời bỏ công việc, hoặc yêu cầu cấp trên phải trả thêm tiền lương, tăng thêm quyền lợi và đối xử với họ tốt hơn.
- Cách khắc phục: Có lẽ người trẻ nhận thức được thói quen xấu về tiền bạc nhưng bất lực trước áp lực của bạn bè. Vì gen Z ở độ tuổi ngoài 20 có xu hướng dựa vào ý kiến của bạn bè khi đưa ra các quyết định tài chính. Từ việc thể hiện cuộc sống của mình trên mạng xã hội, gen Z đang bị thúc đẩy chi tiêu bừa bãi, có thể là ngoài khả năng của họ.
Lời khuyên là họ nên chuyển hướng tập trung, dành thời gian cải thiện kỹ năng của mình, tìm kiếm hạnh phúc từ chính bản thân, ví dụ thực hiện các sở thích như chơi đàn, vẽ tranh hay tập trung sáng tạo các cách để kiếm tiền thay vì tiêu tiền.
Người trẻ vẫn có thể hưởng thụ nhưng đồng thời cũng cần có ý thức về việc tiết kiệm và quản lý tài chính để đảm bảo một tương lai tài chính ổn định và bền vững.
4. Không có quỹ khẩn cấp
Không có quỹ khẩn cấp là hệ quả của lối sống tận hưởng hơn là tiết kiệm, giới trẻ ưa thích việc thụ hưởng và sống tự do. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng bản thân không thể để dư tiền cho những trường hợp khẩn cấp vì thu nhập không cao.
Trong khi đó, quỹ khẩn cấp là một bước quan trọng để đạt được đảm bảo tài chính. Bằng cách lập ra quỹ khẩn cấp, gen Z mới có thể giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc vay nợ để trang trải khoản chi phí bất ngờ xảy ra.
- Cách khắc phục: Khi bạn hiểu vì sao người trẻ phải tiết kiệm tiền, bạn có thể bắt tay hành động chuẩn bị cho tương lai, chẳng hạn như bắt đầu một quỹ khẩn cấp hoặc xem xét số tiền bạn đang đóng góp vào quỹ hưu trí. Nếu bạn bắt đầu dồn tiền cho tương lai của mình ngay bây giờ, bạn sẽ bớt lo lắng hơn.
Bạn nên tiết kiệm chi phí ít nhất từ ba đến sáu tháng, mặc dù mức chi phí này thay đổi tùy theo tình hình tài chính cá nhân. Đừng loại trừ điều này cho đến khi bạn lập ngân sách trước. Quỹ khẩn cấp giúp cung cấp cho bạn một kế hoạch dự phòng nếu có điều gì đó xảy ra với sức khỏe, công việc của bạn,...
Bạn nên tiết kiệm chi phí ít nhất từ ba đến sáu tháng, mặc dù mức chi phí này thay đổi tùy theo tình hình tài chính cá nhân. Đừng loại trừ điều này cho đến khi bạn lập ngân sách trước. Quỹ khẩn cấp giúp cung cấp cho bạn một kế hoạch dự phòng nếu có điều gì đó xảy ra với sức khỏe, công việc của bạn,...
Bạn nên ưu tiên tiết kiệm tiền thường xuyên, ngay cả khi số tiền đó chỉ là một số nhỏ. Lý tưởng nhất là 10% tiền lương của bạn nên được gửi vào tài khoản tiết kiệm, và 10% còn lại nên được gửi vào quỹ khẩn cấp.
Khi bạn đã tiết kiệm đủ sáu tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ khẩn cấp, 10% này nên được chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm của bạn. Để đảm bảo bạn không tiêu số tiền này, bạn nên tự động hoá việc đóng góp 10% và không kết nối thẻ ghi nợ với tài khoản đó.
Độc lập là mục tiêu cuối cùng trong đời của chúng ta, hãy xem mỗi khoản để dành được giống như một mảnh ghép đảm bảo cho tương lai của mình được độc lập, không phải nhờ dựa vào bất cứ ai.
5. Đặt cược toàn bộ tiền để đầu tư
Các bạn trẻ quá lạc quan khi tin rằng khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận lớn mà không biết rằng cơ hội điều đó trở thành sự thật là 10%. Điều này có nghĩa là bạn phải chuẩn bị tâm lý cho việc mất sạch tiền hay phải có kế hoạch đề phòng khi mất hết khoản tiền mình mang đi đầu tư.
Dù bạn ở thế hệ nào cũng rất dễ để bị cuốn vào sự hứng thú của những xu hướng mới và các khoản đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng nào trên thị trường cũng bền vững.
Nhưng ngày này các cơ hội đầu tư có vẻ nhiều hơn, phong phú hơn, ai cũng nói về đầu tư như thể họ hiểu rất rõ lĩnh vực này, gen Z gần đây đã trải qua một sự sụp đổ tương tự trong các cổ phiếu công nghệ và các khoản đầu tư thay thế như tiền điện tử.
Sự thật là, trong khi một số công ty có thể thành công đột ngột, thì một số khác có thể không bao giờ hồi phục hoặc sẽ chuyển đổi sang xu hướng tiếp theo như trí tuệ nhân tạo, để lại nhà đầu tư trắng tay.
- Cách khắc phục: Các bạn trẻ nên trang bị kiến thức về đầu tư để có thể tỉnh táo và tránh các khoản đầu tư mà họ không hiểu hoặc chỉ có thể giải thích bằng cách lan truyền thông tin hoặc quảng cáo.
Vì vậy, trước khi đầu tư tiền thì phải hiểu rõ mình đang đầu tư vào đâu, công ty làm lĩnh vực gì, mức độ rủi ro ở đâu để phân bổ cho hợp lý, không nên đổ hết tiền tích lũy trong thời gian dài vào khoản đầu tư quá rủi ro, cơ hội thành công quá mỏng manh.
Vì vậy, trước khi đầu tư tiền thì phải hiểu rõ mình đang đầu tư vào đâu, công ty làm lĩnh vực gì, mức độ rủi ro ở đâu để phân bổ cho hợp lý, không nên đổ hết tiền tích lũy trong thời gian dài vào khoản đầu tư quá rủi ro, cơ hội thành công quá mỏng manh.